Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vang tiếng Then giữa lòng Sài Gòn

Lê Vũ - 11:07, 03/01/2021

Hát Then- đàn tính là loại hình nghệ thuật dân gian của các dân tộc Tày, Thái, Nùng. Ở một số địa phương, hát Then- đàn tính cũng như nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khác đang mai một, hoặc chỉ còn những người lớn tuổi giữ gìn. Vậy mà ngay giữa lòng Sài Gòn, đang có một CLB các bạn trẻ duy trì và phát triển “hát Then - đàn tính” suốt nhiều năm nay.

CLB tham gia biểu diễn tại Ngày hội văn hóa hòa bình tổ chức tại Đường sách TP HCM
CLB tham gia biểu diễn tại Ngày hội văn hóa hòa bình tổ chức tại Đường sách TP HCM

Thành viên trong CLB hát Then - đàn tính Nhà văn hóa sinh viên TP. Hồ Chí Minh đa phần là những sinh viên dân tộc Tày, Nùng, Thái, xa quê đến Sài Gòn học tập và lập nghiệp. Trong hành trang mà các em mang theo còn có tiếng đàn, câu hát của quê hương. Vì vậy, CLB trở thành nơi gặp gỡ, giao lưu của những người con xa quê, những tâm hồn đồng điệu, gửi tâm tình của mình qua lời ca, tiếng hát mang đậm bản sắc dân tộc, giai điệu quê hương.

Thành lập từ ngày 6/1/2013, đến nay CLB đã trải qua 7 năm hoạt động, với sự nỗ lực rất lớn từ Ban Chủ nhiệm cùng các thành viên. 7 năm tuy chưa phải là dài, nhưng với việc duy trì, phát triển một CLB đa phần là sinh viên thì không phải dễ dàng, vì thành viên vốn không ổn định. Hầu hết khi còn là sinh viên, các bạn rất nhiệt tình tham gia, nhưng sau khi tốt nghiệp đại học, mải mê với công việc, nhiều bạn sẽ không bố trí được thời gian để tham gia sinh hoạt. Bên cạnh đó, gánh nặng về kinh phí cũng là trở ngại lớn. 

Bạn Đinh Thị Luyến (dân tộc Tày, sinh viên năm cuối, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) hiện đang là Chủ nhiệm CLB cho biết: Năm 2017, mình có dịp tham dự Hội trại Tày, Nùng khu vực TP. Hồ Chí Minh, CLB hát Then- đàn tính có biểu diễn văn nghệ trong chương trình đó. Đây cũng là cơ duyên mình biết đến CLB và mình tham gia gắn bó từ đó đến nay. Theo các anh chị đi trước chia sẻ, lúc mới thành lập, CLB đã rất khó khăn để duy trì hoạt động do thành viên ít, thiếu kinh phí, đạo cụ, địa điểm sinh hoạt… . Vượt qua mọi khó khăn, các thành viên luôn đoàn kết, động viên, giúp đỡ nhau cùng xây dựng CLB ngày càng lớn mạnh. Nhận thấy đam mê và nhiệt huyết của sinh viên DTTS, sau đó, lãnh đạo Nhà Văn hóa Sinh viên TP. Hồ Chí Minh đã chính thức cấp phép cho CLB hoạt động. Nhờ vậy, CLB bắt đầu có tư cách pháp nhân, có tài khoản, văn phòng làm việc và sinh hoạt tại Nhà Văn hóa Sinh viên TP. Hồ Chí Minh.

CLB biểu diễn tại Ngày hội Chào tân sinh viên năm 2020 tại Nhà văn hóa sinh viên TP. Hồ Chí Minh
CLB biểu diễn tại Ngày hội Chào tân sinh viên năm 2020 tại Nhà văn hóa sinh viên TP. Hồ Chí Minh

Hiện tại, CLB hát Then - đàn tính có trên 20 thành viên nòng cốt, sinh hoạt thường xuyên vào sáng Chủ Nhật hằng tuần tại Nhà văn hóa sinh viên TP. Hồ Chí Minh. Ban đầu, CLB được sự hướng dẫn của nhạc sĩ Hoàng Phi Quân - một trong những người có công rất lớn trong việc quảng bá, giảng dạy hát Then - đàn tính tại vùng đất phương Nam. Sau này, khi nhạc sĩ đã cao tuổi, không thể gắn bó với CLB thường xuyên, các thành viên trau dồi lời ca, tiếng hát bằng cách tự truyền dạy, hướng dẫn cho nhau.

Hiện tại, để duy trì và phát triển CLB, ngoài việc sinh hoạt thường xuyên, CLB còn tích cực tham gia nhiều hoạt động giao lưu biểu diễn nhằm tạo thêm sân chơi cho các thành viên; đồng thời có thêm nguồn kinh phí hoạt động. Đây là phương pháp trực quan, sinh động nhất để giới thiệu, quảng bá hát Then- đàn tính đến với công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ. Có thể kể đến rất nhiều chương trình lớn tiêu biểu mà CLB đã tham gia như: Các chương trình chào tân sinh viên hàng năm tại Nhà Văn hóa sinh viên TP Hồ Chí Minh; Các chương trình, hoạt động do Nhà văn hóa sinh viên TP. Hồ Chí Minh tổ chức; Chương trình Hội trại văn hóa Tày, Nùng hằng năm tại khu vực TP Hồ Chí Minh; Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc tại các phường, quận, huyện của Thành phố; các chương trình văn nghệ học đường, các buổi giao lưu sinh viên Việt Nam và các nước bạn; các chương trình văn hóa nghệ thuật tại đường sách, phố đi bộ Nguyễn Huệ...

Nhiều công chúng khi đến nghe những bạn trẻ tại CLB Hát then - đàn tính Nhà văn hóa sinh viên TP. Hồ Chí Minh biểu diễn đã rất xúc động, cảm thấy lưu luyến không muốn về  Họ chia sẻ rằng, trong từng lời ca, tiếng đàn không chỉ đơn thuần là tình yêu, nỗi nhớ quê hương mà đó còn là niềm tự hào dân tộc và đất nước Việt Nam tươi đẹp.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại thôn Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở nơi đây. Những vạt cỏ úa vàng, những ngôi nhà vắng bóng người năm xưa được thay vào đó là những vạt cà phê, cây ăn trái trĩu quả và những ngôi nhà khang trang. Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ tà đạo Hà Mòn và thực hiện kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Tạo sinh kế tại chỗ cho dân tộc Ơ Đu (Bài 14)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Tạo sinh kế tại chỗ cho dân tộc Ơ Đu (Bài 14)

Là dân tộc có dân số ít nhất cả nước, những năm qua, dân tộc Ơ Đu đã được thụ hưởng nhiều chính sách để phát triển kinh tế - xã hội; khôi phục, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. Nhưng để bảo vệ, phát triển dân tộc Ơ Đu thì vẫn cần một cách làm mới.
Tìm lối đi riêng cho xuất khẩu thanh long

Tìm lối đi riêng cho xuất khẩu thanh long

Kinh tế - Bảo Ngọc - 3 giờ trước
Để đưa trái thanh long vươn ra thị trường quốc tế, Hợp tác xã (HTX) thanh long Thuận Tiến (xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) đã chọn lối đi riêng, sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhờ vậy, HTX đã sản xuất ra được những trái thanh long sạch, an toàn “hội nhập” vào những thị trường khó tính nhất của Châu Âu.
Thanh Hóa: Đẩy lùi khó khăn trên những bản đồng bào Mông

Thanh Hóa: Đẩy lùi khó khăn trên những bản đồng bào Mông

Media - Quỳnh Trâm -CTV - 3 giờ trước
Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 3.600 hộ đồng bào Mông, với trên 19.500 nhân khẩu, sinh sống tập trung ở 44 bản, thuộc 10 xã biên giới của 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn. Xác định phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống người dân nơi đây.
Cải thiện chứng rối loạn lo âu

Cải thiện chứng rối loạn lo âu

Media - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Rối loạn lo âu là một bệnh lý tâm thần đang ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, hành vi và cuộc sống. Bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, bạn có thể kiểm soát chứng lo âu của mình và ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác.
Kon Tum: Quan tâm phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS, vùng có đạo

Kon Tum: Quan tâm phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS, vùng có đạo

Trong những năm qua, tỉnh Kon Tum luôn quan tâm thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), vùng có đạo. Qua đó, những đảng viên đã phát huy được vai trò trách nhiệm, là đầu tàu gương mẫu trong thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cũng như phát triển kinh tế để Nhân dân noi theo.
Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng tiếp thân mật Đoàn nữ tu Dòng Thánh Phao-lô thành Charters. Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Điện Biên - Tây Bắc tại TP. Hồ Chí Minh. Sống tốt đời đẹp đạo để góp phần xây dựng quê hương đất nước. Cùng các tin tức thời sự khác.
Tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá cho hơn 200 cán bộ, hội viên nông dân

Tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá cho hơn 200 cán bộ, hội viên nông dân

Sức khỏe - Công Minh - 3 giờ trước
Mới đây, Hội Nông dân huyện Bạch Thông đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn tổ chức 5 lớp tập huấn về PCTH của thuốc lá năm 2023 cho hơn 200 cán bộ, hội viên nông dân các xã Cao Sơn, Vũ Muộn, Sỹ Bình, Vi Hương, Tân Tú.
Kiên Giang: Người có uy tín góp phần xây dựng thế trận an ninh Nhân dân vững chắc

Kiên Giang: Người có uy tín góp phần xây dựng thế trận an ninh Nhân dân vững chắc

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyễn Hoa - Minh Thu - 3 giờ trước
Thời gian qua, vai trò Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ngày càng được phát huy, góp phần cùng cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể ở địa phương trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tại xã khu vực III

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tại xã khu vực III

Công tác Dân tộc - Trang Diệp - 3 giờ trước
Xã Linh Phú (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) thuộc xã khu vực III của tỉnh. Toàn xã có 8 thôn bản với 877 hộ, 4 dân tộc thiểu số (DTTS) cùng sinh sống. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2025, xã Linh Phú đã được cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp ưu tiên, quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống; góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
Bình Phước: Tạo cơ hội cho đồng bào DTTS thoát nghèo thông qua đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bình Phước: Tạo cơ hội cho đồng bào DTTS thoát nghèo thông qua đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong những năm gần đây, bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh Bình Phước luôn dành sự quan tâm đặc biệt, chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi. Thông qua việc được đào tạo, nâng cao năng lực, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Người có uy tín ở Bắc Giang chung tay xây dựng thôn, bản giàu đẹp

Người có uy tín ở Bắc Giang chung tay xây dựng thôn, bản giàu đẹp

Toàn tỉnh Bắc Giang có 523 Người có uy tín ở 523 thôn, bản thuộc 82 xã, của 6 huyện Họ là những người có kiến thức, trách nhiệm, tận tụy với việc chung, đóng vai trò “hạt nhân” trong tuyên truyền, vận động bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi xây dựng nông thôn mới, gìn giữ bản sắc văn hóa, bảo đảm an ninh trật tự.