Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang phục truyền thống của người Hà Nhì Hoa

PV - 11:27, 17/08/2021

Sặc sỡ như những bông hoa rừng là câu nói ví von về trang phục truyền thống của người Hà Nhì Hoa ở Mường Tè ( Lai Châu). Khác với sự đơn giản, nhã nhặn của trang phục người Hà Nhì Đen ở Lào Cai, trang phục truyền thống của người Hà Nhì Hoa cầu kỳ, sặc sỡ mang đậm bản sắc của người dân tộc nơi thượng nguồn sông Đà.

Người Hà Nhì Hoa sống gần gũi với thiên nhiên và đưa chúng vào trang phục của mình. (Ảnh.Hanoitv)
Người Hà Nhì Hoa sống gần gũi với thiên nhiên và đưa chúng vào trang phục của mình. (Ảnh.Hanoitv)

Trang phục truyền thống của người Hà Nhì Hoa là một trong những loại cầu kỳ nhất của người dân tộc vùng cao. Một bộ trang phục đầy đủ của người phụ nữ đồng bào nơi đây bao gồm: áo, mũ, dây lưng, yếm. Áo có 2 lớp, áo ngắn mặc bên ngoài và áo dài mặc bên trong. Phần tay áo được đặc biệt chú trọng khi may vá. Do đó, khi nhìn vào ống tay áo có thể phân biệt được người phụ nữ có gia đình và những cô gái trẻ. Phần áo được thêu vá rất cầu kỳ với những màu sắc phổ biến là màu đỏ, màu trắng phối với các đường chỉ màu vàng, màu xanh. Có lẽ do tập tục của người Hà Nhì Hoa sống gần gũi với thiên nhiên, nên trang phục truyền thống cũng mang màu sắc như những bông hoa rừng.

Để trang phục nổi bật hơn, những người phụ nữ đồng bào dân tộc Hà Nhì Hoa thường trang trí phần cổ và viền áo. Trước ngực áo thường gắn hàng cúc bạc. Đi kèm với đó là các đồ trang sức bằng bạc được may như chiếc yếm có gắn 3 hàng cúc bạc hoặc đồng xu trước ngực.

Thiếu nữ Hà Nhì Hoa thường mặc trang phục truyền thống trong những ngày lễ của mình. (Ảnh.Hanoitv)
Thiếu nữ Hà Nhì Hoa thường mặc trang phục truyền thống trong những ngày lễ của mình. (Ảnh.Hanoitv)

Góp phần trang trí cho trang phục còn có mũ đội đầu. Mũ được làm bằng vải, thêu nhiều hoa văn họa tiết và trang trí thêm các đồng xu bạc, quả bông làm từ các loại chỉ màu rực sỡ.Điểm nhấn của bộ trang phục của phụ nữ dân tộc Hà Nhì Hoa là màu sắc sặc sỡ được tạo nên bởi kỹ thuật thêu độc đáo thể hiện quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan của họ. Một số hoa văn phổ biến trên trang phục nữ giới như hoa văn kỷ hà: đường thẳng gấp khúc, hình quả trám, hình đa giác; hình hoa văn hoa lá: hoa bí, ngọn rau, hoa đào, hoa mơ… Một số hình ảnh khác về vũ trụ như mặt trăng, mặt trời, núi sông hay hình các con vật gắn liền với sinh hoạt hằng ngày của con người. Với những đường thêu từ đơn giản đến phức tạp trên trang phục truyền thống của mình, người Hà Nhì Hoa đã phản ánh được cuộc sống và mối quan hệ của con người với tự nhiên.

Bộ trang phục truyền thống rực rỡ như hoa những bông hoa rừng. (Ảnh.Hanoitv)
Bộ trang phục truyền thống rực rỡ như hoa những bông hoa rừng. (Ảnh.Hanoitv)

Trang phục của nam giới đơn giản và có màu sắc trầm hơn gồm: áo, quần, khăn quấn đầu. Màu sắc chủ yếu là màu đen và màu chàm. Có hai loại trang phục là trang phục khi lao động gồm: áo ngắn và quần; trang phục dùng trong các dịp lễ tết, cưới hỏi, hội hè có: khăn quấn đầu, áo dài và quần. Dù là loại trang phục nào cũng đều thể hiện sự giản dị, mạnh mẽ như núi rừng Tây Bắc.

Đối với trẻ em, những người phụ nữ không chỉ đơn thuần tạo ra những bộ trang phục sặc sỡ mà còn tiện lợi cho sử dụng và còn bảo vệ cho trẻ nhỏ. Điển hình là chiếc mũ của trẻ em nơi đây. Dù là chiếc mũ cho bé trai hay bé gái cũng đều được trnag trí bằng tua rua, hạt cườm, đồng bạc với màu sắc tươi sáng. Chiếc mũ được coi như hiện vật để lưu giữ hồn vía cho trẻ nhỏ.

Để làm ra một bộ trang phục, phụ nữ Hà Nhì Hoa có khi phải mất đến nửa năm mới hoàn thành. Bắt đầu từ việc chọn nguyên liệu cho đến khâu hoàn thiện đều được làm thủ công. Có lẽ do vậy mà mỗi bộ trang phục của đồng bào nơi đây giống như một tác phẩm nghệ thuật độc đóa, thể hiện nét cá tính riêng của chủ nhân tạo ra.
Để làm ra một bộ trang phục, phụ nữ Hà Nhì Hoa có khi phải mất đến nửa năm mới hoàn thành. Bắt đầu từ việc chọn nguyên liệu cho đến khâu hoàn thiện đều được làm thủ công. Có lẽ do vậy mà mỗi bộ trang phục của đồng bào nơi đây giống như một tác phẩm nghệ thuật độc đóa, thể hiện nét cá tính riêng của chủ nhân tạo ra.

Để làm ra một bộ trang phục, phụ nữ Hà Nhì Hoa có khi phải mất đến nửa năm mới hoàn thành. Bắt đầu từ việc chọn nguyên liệu cho đến khâu hoàn thiện đều được làm thủ công. Có lẽ do vậy mà mỗi bộ trang phục của đồng bào nơi đây giống như một tác phẩm nghệ thuật độc đóa, thể hiện nét cá tính riêng của chủ nhân tạo ra.

Vào các dịp lễ hội người ta mới cảm nhận hết được lòng tự hào, tình yêu của đồng bào dân tộc Hà Nhì Hoa nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số nói chung gửi gắm vào những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Với cộng đồng người Hà Nhì Hoa, việc duy trình những độc đáo trong trang phục của mình chính là giữ gìn nét văn hóa cổ truyền đặc sắc cho thế hệ mai sau.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sắc màu dân tộc trong Lễ hội Quán Thế Âm ở Đà Nẵng

Sắc màu dân tộc trong Lễ hội Quán Thế Âm ở Đà Nẵng

Lễ hội Quán Thế Âm là một trong những sự kiện văn hóa, tôn giáo lớn của Đà Nẵng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Với những hoạt động phong phú, lễ hội không chỉ là nơi để người dân chiêm bái, cầu an mà còn là dịp quảng bá giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất Ngũ Hành Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Thời sự - Thanh Huyền - 19:04, 18/03/2025
Ngày 18/3, trong không khí cả nước đang sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và hướng đến kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 – 6/1/2026), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn công tác đã dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các bậc tiền bối cách mạng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Bắc Bộ tiếp tục rét, vùng núi có nơi dưới 10 độ C

Bắc Bộ tiếp tục rét, vùng núi có nơi dưới 10 độ C

Tin tức - Anh Trúc - 16:56, 18/03/2025
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Huế trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.
Chương trình MTQG 1719 mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ DTTS ở Quảng Trị

Chương trình MTQG 1719 mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ DTTS ở Quảng Trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 16:53, 18/03/2025
Sau gần 4 năm triển khai Dự án 8, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị đã triển khai có hiệu quả những nội dung, chỉ tiêu cốt lõi. Qua đó, mở ra nhiều cơ hội giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trên hành trình mới

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trên hành trình mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 16:04, 18/03/2025
Thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/3/2025, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. "Khi 2 lĩnh vực dân tộc và tôn giáo "về chung một nhà" sẽ tạo thuận lợi trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt với địa bàn TP. Hồ Chí Minh - nơi có 53 DTTS cùng sinh sống và hàng triệu tín đồ", ông Nguyễn Duy Tân, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh chia sẻ
Vị Xuyên (Hà Giang): Nhiều giải pháp hiệu quả giảm nghèo bền vững

Vị Xuyên (Hà Giang): Nhiều giải pháp hiệu quả giảm nghèo bền vững

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 16:02, 18/03/2025
Những năm qua, từ nguồn lực của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã chú trọng tạo sinh kế, giải quyết việc làm giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.
Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Ngôi cổ tự ở Bắc Ninh. Tiềm năng du lịch cộng đồng ở Bàu Ếch. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hơn 560 doanh nghiệp đạt chứng nhận Việt Nam chất lượng cao 2025

Hơn 560 doanh nghiệp đạt chứng nhận Việt Nam chất lượng cao 2025

Kinh tế - Minh Nhật - 16:00, 18/03/2025
Các doanh nghiệp đạt nhãn hiệu chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao 2025, đóng góp ngân sách gần 170.000 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho gần 250.000 lao động.

"Điểm tựa" ở vùng cao Quảng Nam

Người có uy tín - T.Nhân - H.Trường - 15:55, 18/03/2025
Không chỉ giữ vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân, thời gian qua lực lượng Người có uy tín ở các huyện miền cao Quảng Nam không ngừng tăng gia sản xuất, tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ bà con cùng cải thiện sinh kế.
Thanh Hóa: Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận tỉnh dịp lễ Thánh Quan Thầy

Thanh Hóa: Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận tỉnh dịp lễ Thánh Quan Thầy

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Quỳnh Trâm - 15:52, 18/03/2025
Ngày 18/3, lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã đến chúc mừng Tòa Giám mục nhân dịp Lễ Thánh Quan Thầy Giáo phận Thanh Hóa năm 2025. Tiếp đoàn có Đức Giám mục Giáo phận Thanh Hóa Nguyễn Đức Cường và các vị linh mục.
Kiến trúc độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh

Kiến trúc độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 15:50, 18/03/2025
Tọa lạc tại đường Phạm Hộ Pháp, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách TP. Tây Ninh khoảng 5km về phía Đông Nam và cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 100km về phía Tây, Tòa thánh Tây Ninh là nơi diễn ra những hoạt động tôn giáo quan trọng, nơi các tín đồ của đạo Cao Đài đến hành hương, thực hiện các nghi lễ trang trọng.
Sắc màu dân tộc trong Lễ hội Quán Thế Âm ở Đà Nẵng

Sắc màu dân tộc trong Lễ hội Quán Thế Âm ở Đà Nẵng

Sắc màu 54 - Minh Ngọc - 15:49, 18/03/2025
Lễ hội Quán Thế Âm là một trong những sự kiện văn hóa, tôn giáo lớn của Đà Nẵng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Với những hoạt động phong phú, lễ hội không chỉ là nơi để người dân chiêm bái, cầu an mà còn là dịp quảng bá giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất Ngũ Hành Sơn.