Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hương cốm mùa Thu

Tản văn của Cao Xuân Thái - 17:05, 09/08/2021

Tôi giữ mãi trong lòng hương trời mùa Thu trong veo của riêng mình. Nhớ nhất là vào đêm Trung thu, trăng tròn vành vạnh, lung linh đèn sao, chúng tôi quây quần bên bà ăn cốm, chấm với chuối tiêu chín cuốc, ăn bánh cốm, chè cốm tự tay bà làm ra. Những câu chuyện ngày xửa ngày xưa bà kể chảy suốt cuộc đời chẳng bao giờ hết được, lung linh đẹp như cổ tích...

Cánh đồng lúa nếp nặng trĩu bông
Cánh đồng lúa nếp nặng trĩu bông (Ảnh minh họa)

Từ nhà tôi đi ra cánh đồng bằng một bờ đất nhỏ, cỏ gà hai bên xanh um. Năm nào cũng vậy, sau vụ chiêm xuân là bà nội tôi lại cày ải dăm sào đất ruộng màu mỡ nhất để chuẩn bị cấy lúa nếp. Lúa nếp này khi thu hoạch về để làm cốm vào rằm tháng Tám, số còn lại để đồ xôi vào những lần giỗ chạp, gói bánh chưng cuối năm...

Khi mảnh ruộng đã được cày bừa kỹ, bùn nhuyễn, bùn sền sệt, mạ cũng đủ tuổi, bà huy động cháu con về cấy lúa. Thực ra 5 sào đất, công xá chẳng là bao, nhưng bà muốn mọi người tụ tập về, cấy xong, cả nhà làm một bữa tươi, hỏi han, trò chuyện với con cháu vậy thôi. Bữa cơm phải có xôi, thịt gà, cá rán, rau, củ của nhà do tay bà nấu. Trong bữa cơm bà thường nhắc đứa này, đứa nọ làm ăn ở xa. Nói chung đứa nào bà cũng thương, tình cảm bà giữ kín trong lòng.

Thời tiết giao mùa thường nắng lắm, mưa nhiều. Những ngày nóng không ngủ được, bà thường mở cửa sổ nhìn ra cánh đồng để ngọn gió đêm thổi về cho căn phòng bớt ngột ngạt. Lúa bén chân rì rào. Ruộng đủ nước là bà mua cá giống về thả. Những con cá chép cỡ ngón tay cái, trắng bạc quẫy đuôi nước bắn tung toé trong chiếc chậu nhôm. Bà cẩn thận, nhẹ nhàng đổ tất cả chúng xuống chiếc chuôm ở góc ruộng. Chúng vẫy vùng một lúc, nhiều con đã phóng ra ruộng lúa.

Từ ngày thả cá, mảnh ruộng của bà tôi lúc nào cũng ăm ắp nước. Làm cỏ, bón thúc, chúng tôi lại sang giúp bà, độ chừng một buổi là xong. Ruộng lúa xanh bời bời, cá ăn phù du, đớp côn trùng tí tóp, lao xao khắp cả mặt ruộng. Độ vài ba tháng chúng đã lớn vổng lên, đuôi vàng choé. Thích nhất là lúc lúa trổ cờ, nhiều con hung hăng quẫy đuôi nhảy lên đớp hoa lúa. Mỗi lúc cơn gió mạnh ào qua, cả cánh đồng dậy hương ngan ngát. Hoa lúa rụng lả tả trên khắp mặt nước, cũng là lúc bầy cá mở hội, chúng tranh nhau đớp mồi bì bũm làm cả ruộng lúa trở nên sống động... Những lúc như vậy bà vui lắm. Nhớ một lần bà trò chuyện: Cá chép mà ăn hoa lúa là nhanh lớn lắm, thịt lại chắc và thơm...

Những bông lúa nếp chắc mẩy hạt được lựa cắt mang về để làm cốm
Những bông lúa nếp chắc mẩy hạt được lựa cắt mang về để làm cốm (Ảnh minh họa)

Tuổi già, đêm ít ngủ, bà tôi thường ra sân, mắt ngước lên bầu trời đầy sao, nghe tiếng động mơ hồ của đàn cá ăn đêm, tiếng rì rào của đồng lúa đang thời kỳ ngậm sữa. Trước rằm tháng Tám vài ngày, bông lúa đã uốn câu vào mẩy, làm cốm vào thời điểm này là tốt nhất. Bà tôi cầm cái nhắt (dụng cụ cắt lúa nhỏ bằng con dao bổ cau) đi ra đồng chọn những bông lúa to, nhiều hạt, cắt nhẹ nhàng, xếp đầy vào chiếc xoỏng (dụng cụ đựng rau củ) độ 5 cân mang về. Bà gọi con cháu sang làm cốm. Than nghiến còn lại từ năm trước, bà nhóm lên quạt đều, khi than đỏ rực, bà cẩn thận lấy từng bó lúa nhỏ đã bó sẵn bằng sợi lạt giang, đặt trên bếp lò.

Khi lúa vừa chín tới, bà lấy ra xếp đều vào chiếc nong đặt bên cạnh. Bà bảo chúng tôi lau sạch sẽ chiếc máng gỗ, chày giã. Chiếc máng gỗ dài cỡ 2 mét, bằng thân cây gỗ nghiến nặng trịch, được ông thợ mộc đục đẽo rất cẩn thận. Bà xếp đầy những bông lúa nếp đã được nướng chín. Bốn anh chị em chúng tôi, mỗi người cầm một chiếc chày dài gần hai mét, đứng đối diện nhau, vung chày nện đều đều xuống lòng máng. Chúng tôi vô cùng thích thú, ngỡ mình là nghệ sĩ tài hoa, đang biểu diễn bộ gõ và giai điệu của núi rừng, làng bản được tấu lên: Cụp ... cùm ... cum. Cụp ... cùm ... cum... đều đều náo nhiệt vang xa.

Công đoạn làm cốm
Công đoạn làm cốm

Bà tôi bảo giã cốm cũng phải có nghệ thuật, chủ yếu là cảm nhận của lực cánh tay, điều chỉnh thế nào đó để hạt cốm còn nguyên vẹn ... Bụi cám bay mờ ảo, hương cốm thơm đến là quyến rũ ... Khi cốm được giã xong, bà lấy ra sàng, xảy cẩn thận, những hạt cốm xanh lơ, dẻo, mềm ngắm nhìn thật thích mắt. Bà cẩn thận gói từng gói nhỏ bằng lá chuối tươi để giữ hương thơm, giữ màu cho hạt cốm. Bà bảo, để đúng đêm rằm, dâng lên tổ tiên ông bà, đợi lúc trăng tròn mới được phá cỗ... Bà còn làm thêm các loại bánh: Bánh cốm nhân đậu xanh, bánh sừng bò, chè cốm... Vào mùa cốm, cả làng tôi vang lên tiếng chày vui như ngày hội.

Bẵng đi chừng nửa tháng, bà bảo chúng tôi tháo nước để gặt lúa nếp, cũng là để cá dồn về chiếc chuôm cuối ruộng. Gặt lúa xong, chúng tôi chuẩn bị bắt cá cho bà làm mắm. Lúc này bắt cá là quá dễ dàng. Chỉ cần tháo kiệt nước, toàn bộ số cá trong cái chuôm ấy trơ ra. Thiếu nước, chúng mở mang, há mồm ngáp ngáp, hoặc giẫy đành đạch loạn xạ làm bùn non bắn lên tung toé. Đem về nhà, bà rán cho chúng tôi một bữa. Cá rán giòn, chấm muối tiêu, ngon không tả được bằng lời. Số còn lại chừng 20 - 30 cân, bà bảo chúng tôi bỏ vào 3 cái xoỏng bằng tre, dày mắt, gài buộc chắc chắn, rồi đem ra suối ngâm. Chúng tôi chọn chỗ nước chảy, sâu nhất, lấy đá hộc chèn lên, nối mấy cái xoỏng bằng sợi dây gai to bằng ngón tay út, buộc vào gốc cây gần bờ. Đúng ba ngày ba đêm, mọi cặn bã trong bộ phận tiêu hóa của chúng được thải ra ngoài hết. Bà tôi bắt đầu thực hiện quy trình làm mắm.

Việc đầu tiên là xử lý cá. Bà nhẹ nhàng nhấc từng con, uốn cong lại, dùng thanh nứa nhỏ, nhọn sắc một đầu, chích vào giữa ức của con gá, tự nhiên mật đắng của nó bắn ra... Bà làm thuần thục, thoăn thoắt, điệu nghệ khiến chúng tôi vô cùng thán phục. Hết số cá, bà xếp lần lượt vào mấy chiếc vại sành đã chuẩn bị sẵn. Cứ một lớp cá lại một lớp muối, thính, riềng xay nhỏ, cái rượu, lá cơm đỏ... Lần lượt như vậy cho đến hết. Bà đóng nắp, đậy kín từng vại sành để ở góc bếp, năm sau mới đem ra dùng. Kỳ lạ là con cá còn nguyên vẹn, săn lại, không bị nát, đỏ au, ăn trực tiếp cũng được, hoặc là sốt lên chấm với xôi nếp! 

Hương cốm mùa thu
Hương cốm mùa thu

Những ký ức đẹp ấy, tôi giữ mãi trong lòng như như một món quà vô giá theo tôi suốt cuộc đời!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Về miền di sản Trường Lưu

Về miền di sản Trường Lưu

Ngoài 3 di sản được UNESCO vinh danh, thì miền đất văn vật Trường Lưu, tỉnh Hà Tĩnh còn có 23 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được xếp hạng. Với bề dày trầm tích văn hóa ấy, Trường Lưu đang hướng đến làng văn hóa du lịch.
Tin nổi bật trang chủ
Gieo niềm tin yêu đến từng bạn đọc

Gieo niềm tin yêu đến từng bạn đọc

Không chỉ chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Báo Dân tộc và Phát triển còn cập nhật những thông tin về các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường…. Với nội dung đa dạng, phong phú, Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành người bạn đồng hành của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín, chức sắc, chức việc nắm bắt thông tin kịp thời, hiệu quả và chính xác để phát huy tốt vai trò là “cánh tay nối dài” ở cơ sở trong tuyên truyền chính sách dân tộc, tôn giáo.
Về miền di sản Trường Lưu

Về miền di sản Trường Lưu

Sắc màu 54 - An Yên - 18:01, 20/06/2025
Ngoài 3 di sản được UNESCO vinh danh, thì miền đất văn vật Trường Lưu, tỉnh Hà Tĩnh còn có 23 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được xếp hạng. Với bề dày trầm tích văn hóa ấy, Trường Lưu đang hướng đến làng văn hóa du lịch.
Người Gia Rai đầu tiên viết báo cách mạng

Người Gia Rai đầu tiên viết báo cách mạng

Gương sáng - Nguyễn Văn Chiến - 18:00, 20/06/2025
Ông Ksor Ní (tên thường gọi là Ama H’Nhan) là một trong những trí thức đầu tiên người Gia Rai đi theo cách mạng. Ông từng đảm nhiệm nhiều trọng trách, trong đó có cương vị Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất. Ông cũng là thân sinh của ông Ksor Phước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 và trao Giải báo chí Cao Bằng lần thứ III năm 2025

Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 và trao Giải báo chí Cao Bằng lần thứ III năm 2025

Tin tức - Thuỳ Như - 17:58, 20/06/2025
Ngày 20/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Tỉnh uỷ Cao Bằng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam” của Hội Nhà báo Việt Nam; tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

Tin tức - Thiên An - 17:35, 20/06/2025
Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình có địa chỉ tại Lô Đ7, KCN Khánh Phú, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình - SĐT: 02293 762 825
Báo chí góp công lớn trong quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Cần Thơ

Báo chí góp công lớn trong quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Cần Thơ

Tin tức - Tào Đạt - 16:49, 20/06/2025
Ngày 20/6, Thành ủy, HĐND, UBND TP. Cần Thơ tổ chức họp mặt Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025); tổng kết Giải Báo chí Phan Ngọc Hiển TP. Cần Thơ lần thứ 19 (2024 - 2025) và Tôn vinh các nhà báo tiêu biểu.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Tỉnh Đồng Nai khen thưởng 50 gia đình DTTS tiêu biểu 2025

Tỉnh Đồng Nai khen thưởng 50 gia đình DTTS tiêu biểu 2025

Chính sách Dân tộc - Duy Chí - 16:26, 20/06/2025
Các gia đình là những điển hình về sự năng động trong lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc, kinh tế ổn định, lại tích cực tham gia các phòng trào văn hóa xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị địa phương; cũng như nhiều gia đình có con em là học sinh, sinh viên xuất sắc; tham gia bộ máy chính quyền địa phương, có người trở thành lãnh đạo tổ chức chính trị…
Những người kể chuyện bằng trái tim nhiệt huyết

Những người kể chuyện bằng trái tim nhiệt huyết

Xã hội - Mỹ Dung - 16:11, 20/06/2025
Giữa núi rừng trùng điệp của Ba Chẽ, Bình Liêu,Tiên Yên... nơi những con dốc nối tiếp nhau như chẳng có điểm dừng vẫn có những bước chân đều đặn, bền bỉ của những “phóng viên vùng cao”. Không chỉ đưa tin, họ là những người kể chuyện bản làng bằng cả trái tim nhiệt huyết.
Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 16:01, 20/06/2025
Chúng tôi đã có những tháng năm rong ruổi tác nghiệp nơi bản làng heo hút giữa đại ngàn miền Tây xứ Thanh. Ở những nơi xa ngái ấy, chúng tôi tìm thấy bản chất thật nhất của nghề báo: Ghi lại những nhịp sống bằng tất cả sự chân thành và rung cảm của một người chứng kiến.
Kon Tum: Ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nữ và người DTTS

Kon Tum: Ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nữ và người DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 15:38, 20/06/2025
Tỉnh ủy Kon Tum vừa ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ là người DTTS ở tỉnh Kon Tum giai đoạn 2025 - 2030 và tầm nhìn đến 2045.
Hợp nhất hai Chương trình MTQG góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển một Việt Nam thịnh vượng

Hợp nhất hai Chương trình MTQG góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển một Việt Nam thịnh vượng

Thời sự - Hoàng Quý - 15:27, 20/06/2025
Ngày 20/6, tại buổi họp báo do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức, Thứ trưởng Võ Văn Hưng đã công bố những kết quả quan trọng trong quá trình triển khai hai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021–2025: Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững.