Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Phước Quới vào mùa quết cốm dẹp

Phương Nghi - 16:15, 20/10/2020

Khi ngoài đồng mùi hương thơm lúa nếp mới, bay phảng phất tỏa khắp các phum sóc, cũng là lúc đồng bào Khmer chuẩn bị quết (giã) cốm dẹp làm lễ vật cúng trăng, đón mừng Lễ hội Ooc Om Bok - một Lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer.

Bà con Khmer ấp Phước Quới làm cốm dẹp
Bà con Khmer ấp Phước Quới làm cốm dẹp

Hơn tháng nay, đến làng nghề cốm dẹp ấp Phước Quới, xã nông thôn mới (NTM) Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đều có thể cảm nhận được sự hối hả của người dân với công việc làm cốm dẹp. Tiếng chày vang đều đặn, tiếng tí tách rang lúa nếp, hương cốm mới tỏa ra thơm ngào ngạt... khiến cho phum sóc nhộn nhịp hẳn lên.

Ấp Phước Quới là địa chỉ duy nhất có đông đồng bào Khmer sinh sống còn duy trì nghề quết cốm dẹp, với khoảng 40 hộ. Từ một địa phương sản xuất cốm dẹp theo hộ gia đình nhỏ lẻ, nay Phước Quới đã tổ chức sản xuất theo mô hình cơ sở, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần giữ gìn một nghề truyền thống của dân tộc.

Chị Lâm Thị Phuôl là thế hệ thứ 4 của gia đình, gắn bó với nghề quết cốm dẹp truyền thống tại ấp Phước Quới. Chị là chủ cơ sơ sản xuất cốm dẹp với 6 lò rang lúa nếp, với 6 cối quết (một lò rang và giã có từ 4 - 5 lao động). Chị Phuôl chia sẻ: “Muốn cho cốm dẹp ngon thì lúa nếp khi mua về phải đem ngâm, rửa cho sạch để nếp nở và lấy hạt lép ra. Sau đó để ráo nước, đem rang. Đặc biệt, phải rang với lửa nhỏ vừa, đến khi có hạt nếp nổ là nếp vừa chín tới, phải đem đi quết ngay. Làm như vậy, mới bảo đảm cốm quết xong sẽ đạt được vị dẻo, thơm, ngon; hạt cốm bảo quản được lâu và không bị mốc bám”. Bình quân 1 tháng, cơ sơ sản xuất cốm dẹp gia đình chị Phuôl giao gần 20 tấn cốm dẹp. Còn vào ngày lễ thì tăng lên, nên phải hợp đồng mua lúa nếp tại các tỉnh Trà Vinh, An Giang về.

Công đoạn đóng bao cốm dẹp để chuẩn bị giao hàng
Công đoạn đóng bao cốm dẹp để chuẩn bị giao hàng

Vợ chồng chị Thạch Thị Phất quết cốm gia công cho chị Phuôl hơn 1 tháng nay. Cứ 2 giờ sáng là vợ chồng chị cùng với 2 người khác đến quết cốm dẹp, đến khoảng 8 giờ là nghỉ trưa, chiều từ 14 giờ quết đến 18 giờ. Bình quân quết 100kg lúa nếp, thu được 60kg cốm nên thu nhập cũng được 180 – 200 ngàn đồng/người/ngày. Chị Phất nói: “Phụ nữ thì rang nếp và sàng cốm, còn đàn ông thì quết. Nghề làm cốm rất vất vả, tốn nhiều công sức. 3 năm gần đây, cơ sở của chị Phuôl đầu tư mô tơ quết cốm, nên nhẹ công hơn mà cốm cũng đẹp hơn, nhờ quết cốm dẹp, gia đình có thêm thu nhập”.

Ông Trương Đắc Pháp, Chủ tịch xã Phú Tân cho biết thêm: “Phước Quới có hơn 80% dân số là đồng bào dân tộc Khmer, bà con có nghề truyền thống quết cốm dẹp khá nổi tiếng ở Sóc Trăng. Hiện nay, trong ấp đã có 4 cơ sở sản xuất cốm dẹp, thu hút hàng trăm lao động địa phương và gần 40 hộ vẫn giữ nghề quết cốm dẹp nếp. Do sản xuất quanh năm nên cần bảo đảm nguồn nếp nguyên liệu cho làng nghề hoạt động liên tục người dân cũng đã tìm đến các tỉnh để mua…”

Không chỉ là một món ăn ngon, cốm dẹp còn là một món ăn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer là món ngon để tiếp đãi bạn bè, biếu tặng người thân khi về vói vùng sông nước miền Tây.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Tin nổi bật trang chủ
Bạc Liêu: Chăm lo cho đồng bào Khmer nghèo dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Bạc Liêu: Chăm lo cho đồng bào Khmer nghèo dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - Thuận Anh - 6 phút trước
Ngày 2/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu phối hợp với huyện Vĩnh Lợi tổ chức tặng 100 xuất quà gồm 10 kg gạo và mì cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn là người dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi, nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025, của đồng bào dân tộc Khmer.
Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Pháp luật - Ngọc Chí - 12 phút trước
Tại Hội nghị giao ban báo chí quý I/2025, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức, ông Nguyễn Minh Vương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) cho biết, liên quan đến hành vi vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua thôn 3, xã Đăk La thì UBND huyện đã có 8 văn bản chỉ đạo UBND xã Đăk La xử lý vụ việc, nhưng đến nay, người vi phạm vẫn chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và công trình vi phạm vẫn còn tồn tại.
Nặng nợ cùng văn hóa bản địa miền núi

Nặng nợ cùng văn hóa bản địa miền núi

Sắc màu 54 - PV - 1 giờ trước
“Vùng văn hóa các dân tộc thiểu số Quảng Nam là một trong ba vùng văn hóa điển hình của khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên” - Nguyễn Tri Hùng viết. Lần nữa, người đọc “bước vào đời sống của đồng bào miền núi Quảng Nam” một cách nguyên sơ, chân thật nhất.
Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Minh Anh - 1 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 188 ngày 25/10/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về triển khai chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ người có công với cách mạng, gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, các cấp chính quyền huyện Hữu Lũng đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vòng xoang kết nối cộng đồng

Vòng xoang kết nối cộng đồng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Vòng xoang kết nối cộng đồng. Độc đáo ngôi cổ tự hơn 2.000 năm tuổi . Trưởng buôn Y Taih Priêng tận tụy với buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vòng xoang kết nối cộng đồng

Vòng xoang kết nối cộng đồng

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Vòng xoang kết nối cộng đồng. Độc đáo ngôi cổ tự hơn 2.000 năm tuổi . Trưởng buôn Y Taih Priêng tận tụy với buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khen thưởng Công an Quảng Nam nhanh chóng phá án vụ giết người, phi tang thi thể

Khen thưởng Công an Quảng Nam nhanh chóng phá án vụ giết người, phi tang thi thể

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Bộ trưởng Bộ Công an vừa có khen thưởng đột xuất các Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Nam tham gia phá vụ án người chồng sát hại vợ, rồi phi tang thi thể nạn nhân.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam:

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam: "Không để xảy ra tình trạng lơ là công việc do tâm lý sáp nhập đơn vị hành chính và sắp xếp bộ máy"

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Đó là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 19, khóa XXII, diễn ra ngày 2/4.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Các địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Các địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 10 giờ trước
Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã và đang được các địa phương chú trọng, tăng cường. Công tác tuyên truyền PBGDPL cũng được thực hiện sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, tình hình vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đó nâng cao nhận thức pháp luật trong đồng bào DTTS, góp phần ổn định an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở cơ sở.