Trên hành trình “Chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, các hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên là người có công với cách mạng được ưu tiên tiếp cận các chính sách hỗ trợ để ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Với tất cả nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đến nay, 98,6% số hộ người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú.
LTS: Một thời, người Đan Lai sống biệt lập trong rừng thẳm (vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát - Con Cuông, Nghệ An). Một thời, những tập tục lạc hậu đã khiến tộc người này đứng trước nguy cơ suy vong giống nòi… Dẫu hôm nay, những khó khăn, vất vả trên hành trình hòa nhập và phát triển vẫn còn nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đặt trọn niềm tin về sự đổi mới không xa, khi mà cả xã hội đang chung tay để bảo tồn và phát triển bền vững dân tộc có tục ngủ ngồi này.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, từ năm 2021-2025, hệ thống chính trị của tỉnh Điện Biên đã vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt việc triển khai các dự án. Trong đó, tỉnh Điện Biên đã xác định từng nội dung, nhiệm vụ cấp thiết để có giải pháp phù hợp triển khai hiệu quả theo lộ trình trong giai đoạn 2021-2025.
Dù đã có nhiều chuyển biến nhưng vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện vẫn là “vùng lõm” trong tiếp cận thông tin. Do đó, công tác tuyên truyền, vận động cũng như phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cần được triển khai đa dạng hơn; đồng thời hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để nâng cao hơn nữa công tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đề án 1163 quy định, nguồn lực thực hiện Đề án là từ ngân sách nhà nước. Đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án này theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, trên thực tế, vốn thực hiện Đề án bố trí không đủ, không kịp thời; thậm chí có địa phương không bố trí được kinh phí riêng để thực hiện Đề án.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi đã và đang nhận được sự quan tâm, đầu tư đặc biệt của Đảng, Nhà nước, trọng tâm là triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Để triển khai các chương trình, chính sách dân tộc hiệu quả, đi vào cuộc sống, không thể thiếu vai trò đóng góp quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở. Do vậy, trong thời gian tới cần điều chỉnh một số bất cập từ chính sách để tiếp tục phát huy vai trò của Người có uy tín .
Người có uy tín ở các bản làng thường được ví là “cây cao bóng cả”, bởi họ có nhiều trải nghiệm, có sức ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều Người có uy tín được cộng đồng bầu chọn tuổi đã cao, sức yếu; nhiều người còn thường xuyên ốm đau..., nên việc phát huy hết vai trò, trách nhiệm và tham gia các hoạt động vì cộng đồng gặp rất nhiều hạn chế. Do vậy, các địa phương, cộng đồng cũng cần thay đổi quan niệm về cách lựa chọn Người có uy tín để phát huy hết vai trò khi được bà con tín nhiệm.
Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả, Đề án 1163 đặt ra giải pháp là lựa chọn xây dựng mô hình điểm ở các xã, thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới; địa bàn xung yếu và nơi có đồng bào DTTS rất ít người cư trú. Nhiều mô hình được triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực, rất cần nhân rộng trong thời gian tới.
Bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đói nghèo ở vùng đồng bào DTTS. Chính vì vậy, việc hỗ trợ phụ nữ DTTS tiếp cận tín dụng chính sách ưu đãi ở vùng khó khăn phát triển kinh tế là công cụ trực diện giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới ở khu vực này.
Một trong những nhiệm vụ được Đề án 1163 đưa ra là tập trung tuyên truyền, vận động, từ đó ưu tiên triển khai các nguồn lực tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, có điều kiện đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, địa bàn xảy ra nhiều vi phạm pháp luật. Sau 5 năm, những địa bàn từng là “điểm nóng” về an ninh trật tự, tỷ lệ nghèo cao, thì nay đã đổi thay rõ nét nhờ người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm.
Ngày 21/6/2022, Ủy ban Dân tộc đã có văn bản số 975/BC-UBDT báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2021” theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 8/8/2017 (gọi tắt là Đề án 1163). Những con số trong báo cáo của Ủy ban Dân tộc cho thấy hiệu quả của Đề án, đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục để đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở vùng đồng bào DTTS và miền núi trọng giai đoạn tới.
Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS, trong đó có nội dung yêu cầu: “Đề cao và phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào”; Quyết định số 2561/QĐ-TTg ngày 21/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường vai trò của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, cũng nêu rõ: Tăng cường vận động phát huy vai trò và thực hiện chế độ chính sách đối với Người có uy tín, góp phần thực hiện tốt công tác dân tộc; Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” ... cho thấy, vai trò của Người có uy tín luôn được đề cao, là “cánh tay nối dài” giữa Nhân dân với Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc về thể chế, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ này.
Bộ Tài chính đề xuất giảm lãi suất và sửa đổi điều kiện bảo đảm vốn vay. Những sửa đổi này là nhằm đưa chính sách về đúng bản chất “tín dụng ưu đãi”, đồng thời tạo hành lang pháp lý để bảo toàn dòng vốn.
Mức vay hiện hành theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg chưa tương thích với quy mô của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại ở vùng khó khăn ngày càng được mở rộng cũng như biến động giá cả thị trường hằng năm. Do đó, việc “nới” trần hạn mức tín dụng là cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tín dụng chính sách theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg là nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở vùng khó khăn. Nhưng do chưa quy định cụ thể đối tượng thụ hưởng, nên chính sách này chỉ mới bảo đảm mục tiêu giảm nghèo, chưa tạo được “cú hích” vươn lên làm giàu ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn đề cao và phát huy vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Để kịp thời động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho những Người có uy tín không ngừng phát huy vị trí, vai trò quan trọng đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011, được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 7/10/2013 và được thay thế bởi Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 để triển khai thực hiện các chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi một số quy định của Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (QĐ31) và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 8/7/2009 về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (QĐ 92). Nếu được thông qua, những quy định mới được đánh giá là động lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần đẩy lùi “tín dụng đen” tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bảo đảm an sinh xã hội cho vùng đồng bào DTTS, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn là giải pháp cơ bản để giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống đồng bào, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố lòng tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Trong 10 năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS đã có những đóng góp rất quan trọng trong công tác an sinh xã hội.
Chuyển từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh đang là cơ hội để phát triển bền vững đất nước; vùng đồng bào DTTS và miền núi cũng đang chuyển mình để hòa nhịp cùng xu thế này. Nhưng với xuất phát điểm thấp, khu vực này cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ kịp thời để có cơ hội bình đẳng trong chuyển đổi xanh.
Nhiều năm qua, đội ngũ những Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên cả nước đã phát huy vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Từ phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hoá, an ninh trật tự đến bảo vệ đường biên, mốc giới đều có sự chung tay, góp sức quan trọng của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín.