Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Đan Lai trên hành trình hội nhập: Hướng đến tương lai (Bài cuối)

Thanh Hải - 10:06, 08/09/2022

Đời sống của người Đan Lai dẫu đã có nhiều đổi thay nhưng để ổn định lâu dài nơi vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát là một câu chuyện còn dài.

Bản Búng vẫn còn giữ được nhiều nét hoang sơ
Bản Búng - nơi sinh sống của người Đan Lai

Ổn định lâu dài ở vùng lõi VQG Pù Mát

Kể từ thời điểm lập dự án bảo tồn và phát triển bền vững tộc người Đan Lai ở vùng lõi vườn quốc gia (VQG) Pù Mát vào năm 2006 đến nay, nếu trừ những hộ dân tái định cư (TĐC), thì người Đan Lai đã tăng thêm 87 hộ. Ở thời điểm hiện tại, hai bản Búng và Cò Phạt đã có 229 hộ dân. Trong khi đó, do nằm trong vùng lõi VQG Pù Mát nên họ không được chia đất ở, đất sản xuất. Chỗ ở hiện nay là kết quả của cuộc chạy loạn từ hàng trăm năm trước. Còn đất sản xuất, cũng là do người dân tự ý phát rừng làm rẫy.

Thực tế hiện nay, dân số tăng, nhu cầu về lương thực và chỗ ở tăng, trong khi quy định của địa phương là không được phát sẻ thêm rừng để làm rẫy. Ông Đặng Văn Thân, Bí thư Đảng ủy xã Môn Sơn chia sẻ: Chúng tôi đã yêu cầu bà con không phát sẻ thêm rừng để làm rẫy, mà chỉ sản xuất trên phần diện tích đã phát sẻ từ trước. Nhưng cũng rất khó vì người dân vùng miền núi quen với tập quán phát rừng làm rẫy. Hai nữa, do chưa được chia đất sản xuất, đất ở nên tâm lí người dân không ổn định.

Ngoài đất sản xuất và đất ở, nhà ở của người Đan Lai cũng còn nhiều hộ tạm bợ, thiếu chắc chắn. Chúng tôi đã đến bản Búng, Cò Phạt và tận mắt chứng kiến những căn nhà tạm bợ của nhiều hộ gia đình Đan Lai nơi đây. Đem câu chuyện trao đổi với Trưởng bản Búng xã Môn Sơn Lê Văn Chín thì được biết: Tâm tư của bà con là muốn được quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện để ổn định cuộc sống tốt hơn.

Trước thực tế này, lãnh đạo huyện Con Cuông đã từng yêu cầu VQG Pù Mát cần nghiên cứu xem xét nhu cầu sử dụng đất, lâm sản làm nhà ở chính đáng của người dân Đan Lai ở bản Búng và Cò Phạt để trình UBND tỉnh xem xét trên nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý rừng, tôn trọng bản sắc văn hóa và nhu cầu chính đáng của người Đan Lai.

Trẻ con Đan Lai tắm trên khe Khặng
Trẻ con Đan Lai tắm trên khe Khặng

Tổng kết đề án bảo tồn và phát triển bền vững tộc người Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát, huyện Con Cuông đã đề cập đến nhiều khó khăn, vướng mắc nếu thực hiện giai đoạn 2 của đề án là tiếp tục di dời những hộ dân cho đến khi chỉ còn lại 30 hộ như kế hoạch ban đầu.

Đó là sẽ cần nguồn vốn rất lớn để di dời, bố trí các hạng mục TĐC. Chưa kể, quỹ đất không đủ bố trí, chưa kể không gian văn hóa, sinh sống chưa thực sự phù hợp với tập quán của người Đan Lai.

Lãnh đạo huyện Con Cuông đã đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành về phương án không tiếp tục di chuyển TĐC với những hộ dân hiện tại ở vùng lõi VQG Pù Mát. Khi phương án này được phê duyệt thì sẽ triển khai thực hiện đề án tổ chức ổn định cuộc sống cho người dân hai bản Búng và Cò Phạt.

Cuộc sống của người Đan Lai mặc dù đã ổn định nhưng đời sống còn nhiều khó khăn
Cuộc sống của người Đan Lai mặc dù đã ổn định nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

Bản Búng và Cò Phạt sẽ thành điểm du lịch cộng đồng 

Mục tiêu ban đầu của Đề án bảo tồn và phát triển bền vững tộc người Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát là sẽ phát triển du lịch sinh thái tại bản Búng và Cò Phạt. Trên hành trình từ đập Phà Lài vào vùng lõi VQG Pù Mát sẽ là tuor du thuyền vượt thác ghềnh trên sông Giăng - khe Khặng. Tại 2 bản làng của người Đan Lai sẽ có các hoạt động văn hóa ẩm thực, khai thác tối ưu đặc trưng văn hóa của người Đan Lai như múa cồng chiêng, bắn cung tên, trèo cột, ném còn…; sản xuất hàng lưu niệm từ vật liệu thiên nhiên là song, mây, mét và dệt thổ cẩm.

Hiện tại, ở bản Cò Phạt, đã có nhà văn hóa kiên cố, rộng rãi, khang trang, do khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh và Sở Khoa học Công nghệ Nghệ An cấp kinh phí trang trí. Thế nên, trong nhà văn hóa đã có nhiều hiện vật, nhiều bức ảnh đẹp phản ánh chân thực cuộc sống hàng ngày của người Đan Lai.

Phó chủ tịch UBND xã Môn Sơn Ngân Văn Trường hi vọng: Trong tương lai, bản Cò Phạt có thể phát triển thành một điểm trung chuyển của tuyến du lịch sinh thái trên hành trình du lịch khám phá đời sống tộc người Đan Lai.

Khi tuyến du lịch sinh thái trên hành trình du lịch khám phá đời sống tộc người Đan Lai được triển khai đời sống bà con đổi thay
Phát triển điểm du lịch cộng đồng kỳ vọng sẽ thúc đẩy cuộc sống của người Đan Lai phát triển

Cái khó cho du lịch sinh thái khám phá đời sống người Đan Lai tại vùng lõi VQG Pù Mát là đường giao thông. Tuy nhiên, mới đây, lãnh đạo huyện Con Cuông đã tiến hành khảo sát thực địa, chuẩn bị cho dự án triển khai làm tuyến đường mới nối trung tâm xã Môn Sơn vào 2 bản Búng và Cò Phạt. Khi ấy, thế bế tắc sẽ được hóa giải cho người Đan Lai.

Lại nói về đập Phà Lài, đây là con đập ngăn dòng sông Giăng đầy tiềm năng. Tại Phà Lài đã hình thành được điểm du lịch sinh thái. Bản Xiềng ở gần đập Phà Lài cũng đã có nhiều Homestay mở cửa đón du khách từ nhiều năm qua. Thế nên, đây là lợi thế lớn nếu kết nối với bản Búng và Cò Phạt trên hành trình du lịch trải nghiệm.

Cách nay chừng hơn một năm, những người con của những bản làng Con Cuông đã rất tâm huyết với việc làm du lịch dựa vào thiên nhiên. Nhiều bạn trẻ là giáo viên dạy tiếng Anh trên địa bàn huyện đã mở lớp dạy tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho những người Thái, Đan Lai… ở xã Môn Sơn. Mục đích của lớp học là để người dân có thêm kinh nghiệm, trải nghiệm, kĩ năng đón tiếp khách nước ngoài khi đặt chân đến vùng núi này.

Lãnh đạo huyện Con Cuông thông tin: Huyện đang hướng đến xây dựng và phát triển du lịch thì cộng đồng người Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát cần được xây dựng thành điểm du lịch cộng đồng đặc trưng.

Lợi thế về địa lí là vùng lõi VQG Pù Mát, là hệ thống sông và khe suối, là bản sắc văn hóa của tộc người Đan Lai thì đã có. Lợi thế về chính sách, chủ trương chắc chắn sẽ được Trung ương, tỉnh đồng thuận. Vấn đề là huyện Con Cuông sẽ làm những gì tiếp theo để bảo vệ, phát triển bền vững tộc người Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát, trong đó có lĩnh vực sinh thái.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 2 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 2 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 2 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 2 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 2 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 2 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 2 giờ trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.