Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Đan Lai trên hành trình hội nhập: Bản làng đổi thay (Bài 3)

Thanh Hải - 18:34, 06/09/2022

Cuộc sống của người Đan Lai ở các bản TĐC thuộc xã Thạch Ngàn, Môn Sơn (Nghệ An) đã có rất nhiều đổi mới. Theo đó, nhiều mô hình kinh tế mới đã hình thành, trẻ con được học tập đầy đủ. Những hủ tục lạc hậu như hôn nhân cận huyết, tảo hôn gần như được xóa bỏ. Nhiều người Đan Lai không chỉ đi ra khỏi rừng mà đã trở thành những công nhân, hội nhập với cuộc sống văn hóa mới.

Người Đan Lai ở bản Bá Hạ làm đất trồng cây trong vườn nhà
Người Đan Lai ở bản Bá Hạ làm đất trồng cây trong vườn nhà

Từng bước đẩy lùi hủ tục

Kể từ khi thực hiện đề án “giải cứu” người Đan Lai vào năm 2006 đến nay, từ chỗ chỉ có 146 hộ, qua các đợt di dân tái định cư (TĐC), hiện người Đan Lai đã tăng thêm 123 hộ, bao gồm cả 2 bản vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, bản TĐC Tân Sơn, Cửa Rào ở xã Môn Sơn và các điểm TĐC ở Thạch Ngàn.

Đến chỗ ở mới, người Đan Lai được mở rộng giao lưu với bên ngoài, có thêm điều kiện tiếp xúc với các dân tộc khác nên đã hạn chế, khắc phục được nhiều tính tự ti, ngại tiếp xúc, giảm nguy cơ hôn nhân cận huyết. Minh chứng rõ nhất là, tại các điểm TĐC ở xã Thạch Ngàn, trong 10 năm qua, đã có 10 cặp con gái Đan Lai lấy con trai dân tộc khác và 7 cặp là nam thanh niên Đan Lai lấy người dân tộc khác.

Nếu như trước đây, người Đan Lai kết hôn rất sớm, từ độ 13-14 tuổi, sinh 7-8 người con. Thì nay, chủ yếu sau 18-20 tuổi họ mới kết hôn, và quy mô gia đình thường chỉ 2-3 con. Chủ tịch UBND xã Thạch Ngàn Lô Thanh Huấn phấn khởi: nhận thức, tư tưởng của người Đan Lai thay đổi rõ rệt về hôn nhân, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tục nhúng trẻ vào nước lạnh sau sinh đã không còn. Nam nữ đến tuổi đều đăng kí trước khi kết hôn.

Hôn nhân cận huyết và tảo hôn đang dần được xóa bỏ ở các bản làng người Đan Lai
Hôn nhân cận huyết và tảo hôn đang dần được xóa bỏ ở các bản làng người Đan Lai

Một thời, vùng lõi VQG Pù Mát nơi bản làng người Đan Lai sinh sống, là chốn “lam sơn chướng khí” nên sốt rét thường xuyên xảy ra. Một thời, tục cúng tế khi có người ốm đau… được thực hiện như là phương thức chữa bệnh giữa thâm u đại ngàn. Nhưng những năm gần đây, khi cả xã hội cùng chung tay bảo tồn và phát triển người Đan Lai, thì dịch bệnh đại trà như sốt rét đã không còn. Người Đan Lai đã biết mắc màn nằm ngủ. Xung quanh nhà cửa đã phát quang sạch sẽ để xua đuổi muỗi.

Trước năm 2007, trong vùng lõi VQG Pù Mát của người Đan Lai chỉ có hai phòng học ghép tạm bợ lợp tranh thưng phên. Học sinh chủ yếu học hết lớp 3, là nghỉ học vì đi ra trung tâm xã học thì quá xa. Tôi còn nhớ một kỉ niệm về những thầy cô nơi đây đã từng vào tận bản Búng và Cò Phạt “kéo” trò trở lại trường sau mỗi dịp nghỉ hè và lễ Tết. Có em học sinh, sau khi được thầy cô đưa lên thuyền trở ra trung tâm xã Môn Sơn đi học, tuy nhiên, thuyền cách bến độ 100m, các em nhảy ùm xuống suối rồi bơi trốn vào rừng để lại thầy cô ngơ ngác đứng trên thuyền.

Nhưng nay, nhìn con số học sinh người Đan Lai theo học các cấp học mà rất đỗi vui mừng. Hiện các bản đã có lớp học được xây dựng kiên cố, khang trang; mỗi bản đều có 4-5 phòng học cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. 

Ngay tại bản Búng, đang có 97 học sinh tiểu học và mầm non theo học, có 5-7 em học trường PTCS và 1 em học trường PTDT nội trú. Còn bản Cò Phạt có 30 cháu mầm non, 80 cháu tiểu học, 20 học sinh THCS và 5 học sinh đã học hết THPT.

Người Đan Lai ở bản Búng dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm
Người Đan Lai ở bản Búng dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm

Ông Lương Viết Tùng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Con Cuông, đã luôn khẳng định trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi rằng, hủ tục lớn nhất ở người Đan Lai là hôn nhân cận huyết và tảo hôn thì nay đã giảm đáng kể. 

“Nói không còn thì chưa chính xác, nhưng mỗi năm chỉ 1-2 trường hợp mà thôi. Đặc biệt, nhận thức của người dân về sức khỏe sinh sản đã được nâng lên nhiều. Đó là sự chuyển biến, thay đổi lớn nhất trong suy nghĩ của bà con Đan Lai. Câu chuyện thất học đã được kiểm soát, tỉ lệ học sinh không được học đã không còn, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm đều qua từng năm”, ông Tùng nhấn mạnh.

Nỗ lực “đuổi” nghèo

Từ cuộc sống hái lượm, sản xuất tự nhiên, người Đan Lai đã có kỹ thuật chăn nuôi trâu bò, lợn nuôi nhốt. Người dân các điểm TĐC và ngay cả các hộ còn ở vùng lõi VQG Pù Mát, đã biết sản xuất lúa nước tăng từ 1,5 đến 3 tấn/ha. Từ khai thác lâm sản theo tự nhiên, nay đã biết trồng rừng nguyên liệu, nhận khoán bảo vệ rừng, phát triển kinh tế vườn như trồng rau, trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ…

Trưởng bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn Vi Văn Hiếu cho biết: Trước đây, người Đan Lai quanh năm thiếu đói; phải ăn sắn, củ nâu, măng rừng… thay cơm. Nay họ biết sản xuất lúa nước, biết trồng các loại cây nên chỉ thiếu đói chừng 5-6 tháng thôi. Cuộc sống của họ đã có điện, đường, nước sinh hoạt, sóng điện thoại, học sinh được đi học đầy đủ… khấm khá hơn trước gấp nhiều lần.

Trò chuyện với ông Lô Thanh Huấn, Chủ tịch UBND xã Thạch Ngàn được biết, người Đan Lai ở các bản TĐC đã có 13-14 người đi xuất khẩu lao động, khoảng 30 người đi làm ở các công ty ngoại tỉnh...

Người Đan Lai ở bản Bá Hạ đã biết trồng lúa nước
Người Đan Lai ở bản Bá Hạ đã biết trồng lúa nước

Trên con đường nhựa dẫn từ trung tâm xã Thạch Ngàn đến bản TĐC Thạch Sơn, là những vạt keo của người Đan Lai mới trồng. Ở các bản làng, đời sống vật chất người Đan Lai đang từng bước được nâng lên, đồng bào đã giao thương buôn bán. Ở bản TĐC Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn có hộ ông La Hồng Thám, đã biết mở cửa hàng tạp hóa buôn bán, trồng 4ha keo, chăn nuôi hơn 10 con lợn, 7 con trâu bò.

Còn bản Bá Hạ, có hộ ông Lê Văn Điệp siêng năng, chịu khó làm ăn. Hiện ông Điệp đã có 6ha keo, 6 con lợn, 11 con trâu bò. 3 người con của ông Điệp đã đi làm ăn xa. Ngay tại bản Búng, bản Cò Phạt thuộc vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát cũng đã có nhiều hộ Đan Lai mở quán bán hàng tạp hóa và thu mua măng.

Ấn tượng nhất về việc thay đổi nhận thức, tập quán và ý chí vươn lên là lá đơn của những người Đan Lai xin thoát nghèo. Cách đây mấy năm, bà La Thị Nguyệt ở bản Cửa Rào, xã Môn Sơn đã nộp đơn lên UBND xã xin thoát khỏi hộ nghèo.

Bà Nguyệt tâm sự: Tôi cũng suy nghĩ rất nhiều. Ra khỏi hộ nghèo rồi không còn được hỗ trợ phân bón, giống cây, không còn được cấp gạo... Nhưng tôi muốn làm gương cho con cái. Ba đứa con gái đã lấy chồng, đứa mô cũng nghèo và mình không muốn chúng cứ nghèo mãi.

Hiện nay, nhiều diện tích lúa ở vùng lõi VQG Pù Mát đã cho năng suất 60 tạ/ha, ngô chừng 39-42 tạ/ha. Nhiều hộ dân Đan Lai đã mua sắm máy cày đa chức năng để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tiếng máy làm đất rền vang giữa đại ngàn. Cuộc sống người Đan Lai đang ngày một đổi thay, khấm khá.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ủy ban Dân tộc họp Ban Soạn thảo xây dựng các Báo cáo thuộc Chương trình MTQG 1719

Ủy ban Dân tộc họp Ban Soạn thảo xây dựng các Báo cáo thuộc Chương trình MTQG 1719

Ngày 27/9, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức họp Ban Soạn thảo xây dựng Báo cáo điều chỉnh chủ trương đầu tư và Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr - Phó Trưởng Ban Soạn thảo chủ trì cuộc họp.
Tin nổi bật trang chủ
Thanh Hóa: Bắt tạm giam Hiệu trưởng và 2 kế toán Trường Cao đẳng Công nghiệp

Thanh Hóa: Bắt tạm giam Hiệu trưởng và 2 kế toán Trường Cao đẳng Công nghiệp

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Ngày 27/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với: Nguyễn Văn Hùng (SN 1974, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa (có địa chỉ phường Đông Cương, TP Thanh Hóa); Nguyễn Giang Quân (SN 1969), kế toán trưởng; Lê Đình Đặng (SN 1989), kế toán viên nhà trường, về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Đắk Lắk: Hơn 1.300 tác phẩm tham gia Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Buôn Ma Thuột - Hội nhập và Phát triển”

Đắk Lắk: Hơn 1.300 tác phẩm tham gia Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Buôn Ma Thuột - Hội nhập và Phát triển”

Sắc màu 54 - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 27/9, Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Buôn Ma Thuột - Hội nhập và Phát triển” năm 2023 tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk hội nhập và phát triển”. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể và nhiều tác giải tham gia cuộc thi.
Những loại trái cây nào tốt cho người bị ung thư

Những loại trái cây nào tốt cho người bị ung thư

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 1 giờ trước
Trong quá trình điều trị ung thư, việc chăm sóc sức khỏe thông qua chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Trong đó, trái cây là thực phẩm giàu dinh dưỡng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều trị ung thư, hệ miễn dịch của bạn đã bị suy yếu nên việc lựa chọn và tiêu thụ trái cây cần phải tiến hành thật thận trọng để hỗ trợ tiến trình điều trị mà không làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Dưới đây là những loại trái cây bệnh nhân ung thư nên lựa chọn trong quá trình điều trị bệnh.
Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Trang địa phương - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 27/9, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Trà Vinh diễn ra Đại hội đại biểu Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (SSYN) tỉnh Trà Vinh lần thứ VIII, nhiệm kì 2023 – 2028, với sự tham dự của 320 đại biểu chính thức.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp nhà đầu tư trong lĩnh vực hàng không quốc tế

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp nhà đầu tư trong lĩnh vực hàng không quốc tế

Tin tức - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 27/9, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy đã tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn HAECO Richard Sell, cùng đoàn công tác đang đến nghiên cứu cơ hội đầu tư vào tỉnh.
Tin trong ngày - 25/9/2023

Tin trong ngày - 25/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 25/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Đoàn công tác của Quốc hội hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng an sinh xã hội tại Yên Bái. Nông dân Hơ Moong chăm sóc sầu riêng bằng điện thoại di động. Gì Thàng - Điểm sáng an ninh trật tự. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Mưa lớn khiến nhiều điểm sạt lở, chia cắt

Thanh Hóa: Mưa lớn khiến nhiều điểm sạt lở, chia cắt

Tin tức - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Do mưa lớn trên diện rộng trong nhiều ngày qua, lũ trên các sông ở Thanh Hóa đang dâng cao, xuất hiện các điểm sạt lở, một số địa phương bị chia cắt cục bộ. Cơ quan chức năng đã có Công điện khẩn chỉ đạo triển khai các phương án sơ tán dân sinh sống sinh sống ở vùng bãi sông, tuần tra canh gác đê và hộ đê...
Luận điệu “bẻ lái”, xuyên tạc về đường lối đối ngoại của Việt Nam

Luận điệu “bẻ lái”, xuyên tạc về đường lối đối ngoại của Việt Nam

Chống diễn biến hòa bình - PV - 1 giờ trước
Sự kiện Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 10 - 11/9 theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được báo chí trong nước và quốc tế phản ánh đậm nét. Lợi dụng sự kiện này, các thế lực thù địch, phản động tung ra những luận điệu đả phá, xuyên tạc mối quan hệ hợp tác, ngoại giao giữa hai nước.
Hoa hậu Du lịch Việt Nam: “Lan tỏa yêu thương” đến trẻ em DTTS vùng cao Tây Bắc

Hoa hậu Du lịch Việt Nam: “Lan tỏa yêu thương” đến trẻ em DTTS vùng cao Tây Bắc

Tin tức - Vàng Ni - Tào Đạt - 1 giờ trước
Với mong muốn lan tỏa yêu thương đến trẻ em nghèo vùng cao, Ban Tổ chức (BTC) Hoa hậu Du lịch Việt Nam đã có chuyến thiện nguyện mang tên “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” tới thăm và trao quà cho những em học sinh DTTS tại xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) nhân dịp Tết Trung thu đang cận kề, đồng thời chia sẻ khó khăn đến các hộ gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai do trận lũ quét 12/9 vừa qua….
Đắk Lắk: Nữ sinh tử vong trong giờ học Giáo dục thể chất

Đắk Lắk: Nữ sinh tử vong trong giờ học Giáo dục thể chất

Pháp luật - Lê Hường - 4 giờ trước
Sáng 27/9, Trường THCS Tân Lợi đã có báo cáo gửi UBND và Công an phường Tân Lợi, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk về trường hợp học sinh tử vong trong giờ học Giáo dục thể chất.
Gương sáng vùng biên

Gương sáng vùng biên

Gương sáng - Văn Tùng - 4 giờ trước
Đến xã Sa Loong - một xã thuộc khu vực biên giới của huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, chúng tôi được nghe nhắc nhiều đến bà Y Tin, Bí thư Chi bộ thôn Giăng Lố II. Nhiều năm cống hiến tại xã, dù trên cương vị nào, bà Y Tin luôn gần gũi, sâu sát người dân, tuyên truyền, vận động bà con chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng thôn làng ngày một giàu mạnh.