Trước thực trạng hủ tục và tà đạo bám rễ trong đời sống đồng bào Mông, ngày 10/5/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy bài trừ các hủ tục vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Chỉ thị 09) và đặc biệt là Nghị quyết số 27-NQ/TU, về thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 27). Những chỉ thị, nghị quyết này đã trở thành kim chỉ nam giúp các địa phương quyết liệt hành động, từng bước loại bỏ hủ tục và tà đạo…
Nghị quyết 27/NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang về xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu đi vào cuộc sống, nhận được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, trở thành cuộc cách mạng “gạn đục khơi trong”. Qua nhiều gian nan, niềm vui, nụ cười đã hiện hữu trở lại trên mỗi gương mặt của bà con người Mông nơi đây...
Thực hiện Kế hoạch số 60/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về “Triển khai công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi là Kế hoạch số 60), sau hơn 3 năm, với các hoạt động đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ đã tiếp tục góp phần đẩy lùi các hủ tục trong nếp sống tang lễ của đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Mèo Vạc là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Hà Giang, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 78%. Trong đời sống của đồng bào, bên cạnh nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được bảo tồn, phát huy vẫn có không ít hủ tục vẫn ăn sâu, bám rễ. Cùng với đó là sự len lỏi của tà đạo từ những kẻ xấu lôi kéo bà con… khiến cho hành trình xóa bỏ hủ tục, vấn nạn này trong đồng bào thêm gian nan, vất vả. Tuy nhiên, những nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị đã và đang từng ngày đem lại sự bình yên cho mỗi bản làng.
Những năm gần đây, với các nguồn đầu tư của Nhà nước, cùng sự tham gia tích cực của đồng bào người Cống, Mảng, Si La và Lự , một số hủ tục, lạc hậu còn tồn tại đang từng bước bị đẩy lùi khỏi đời sống của đồng bào các DTTS. Đồng bào ý thức việc xây dựng nếp sống văn minh, hiểu hơn về tầm quan trọng chung tay giữ gìn những giá trị, bản sắc văn hóa riêng có của dân tộc để phát huy trong đời sống cộng đồng.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang phối hợp với Ban Chỉ đạo 602 huyện Quang Bình vừa tổ chức Hội thi tuyên truyền xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn huyện Quang Bình năm 2023. Tham dự Lễ tổng kết và trao giải có Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy MTTQ huyện Quang Bình; Ban Chỉ đạo 602 huyện; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn.
Để bài trừ những hủ tục không còn phù hợp với đời sống văn hóa mới, năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU về thực hiện xoá bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 27). Chủ trương "đúng" và "trúng" đã được đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, đồng thuận.
Sáng 25/4, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Hà Giang tổ chức khai mạc lớp tập huấn tuyên truyền, hướng dẫn xóa bỏ hủ tục trong tổ chức đám tang, đám ma khô của dân tộc Mông tại xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Tham dự có lãnh đạo Sở VHTT&DL; Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh; huyện Quản Bạ; UBND xã Tùng Vài và đông đảo học viên.
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Xã hội -
Văn Hoa - Minh Đức -
00:16, 08/04/2023 Xã Pả Vi (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) vừa tổ chức ra mắt Mô hình dòng họ tự quản về an ninh trật tự gắn với xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh.
Với sự quyết tâm xóa bỏ hủ tục của cả hệ thống chính trị, cuộc sống của đồng bào DTTS ở huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đang từng bước đổi thay. Kết quả đó cho thấy sự đúng đắn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, được đông đảo người dân đồng tình, hưởng ứng.
Trong 2 ngày 23 - 24/3, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho 150 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS 2 huyện: Trùng Khánh, Thạch An.
Xác định, để xóa bỏ hủ tục trong vùng đồng bào DTTS, ngoài chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của cấp ủy Đảng, chính quyền...thì sự vào cuộc và quyết tâm của cả hệ thống chính trị là điều kiện quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công mục tiêu này.
Media -
BDT -
16:40, 25/11/2022 Là một tỉnh miền núi có 19 dân tộc cùng sinh sống, Hà Giang đã và đang lưu giữ nhiều phong tục tập quán tốt đẹp. Bên cạnh đó, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Hà Giang nơi vùng sâu vùng xa vẫn còn tồn tại các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu.
Xã hội -
Quỳnh Trâm -
19:53, 06/09/2022 Đồng bào Mông ở Thanh Hóa sinh sống chủ yếu ở 46 bản làng, thuộc 10 xã giáp biên giới, vùng sâu, vùng xa các huyện Quan Hoá, Quan Sơn và Mường Lát. Đồng bào Mông có đời sống văn hóa, tinh thần rất phong phú và đặc sắc. Bên cạnh nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cần được bảo tồn, phát triển, vẫn có không ít các hủ tục lạc hậu đã bám rễ trong đời sống của đồng bào nơi rẻo cao này. Cũng chính vì điều này , đã cản trở rất nhiều đến sự thay đổi phát triển, khiến cho cuộc sống của đồng bào đã từng có thời kỳ chìm trong đói nghèo, lạc hậu.
Cuộc sống của người Đan Lai ở các bản TĐC thuộc xã Thạch Ngàn, Môn Sơn (Nghệ An) đã có rất nhiều đổi mới. Theo đó, nhiều mô hình kinh tế mới đã hình thành, trẻ con được học tập đầy đủ. Những hủ tục lạc hậu như hôn nhân cận huyết, tảo hôn gần như được xóa bỏ. Nhiều người Đan Lai không chỉ đi ra khỏi rừng mà đã trở thành những công nhân, hội nhập với cuộc sống văn hóa mới.
Trong những năm qua, Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã phát huy vai trò là hạt nhân, tích cực đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, bài trừ hủ tục lạc hậu; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tại thôn, bản.
Cao Bằng là tỉnh miền núi, đời sống kinh tế-xã hội còn gặp nhiều khó khăn, cùng với đó các hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại trong vùng đồng bào DTTS, đặc biệt là nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Nhiều “cặp đôi” nên vợ nên chồng khi mà tuổi đời còn rất trẻ, kéo theo đó là cuộc sống cứ luẩn quẩn trong đói nghèo.
Một thời gian dài, những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức của những thế hệ đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum, trong đó có huyện Đăk Glei. Hệ lụy từ những hủ tục đã trở thành rào cản đối với các bước phát triển kinh tế - xã hội, gây mất đoàn kết trong các bản làng đồng bào.
Trong “cuộc chiến” bài trừ hủ tục, xoá bỏ phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên cả nước đã tiên phong và mang lại nhiều kết quả tích cực.