Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Kiệt quệ sau mỗi đám tang… (Bài 1)

Kim Thu - 3 giờ trước

Mèo Vạc là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Hà Giang, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 78%. Trong đời sống của đồng bào, bên cạnh nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được bảo tồn, phát huy vẫn có không ít hủ tục vẫn ăn sâu, bám rễ. Cùng với đó là sự len lỏi của tà đạo từ những kẻ xấu lôi kéo bà con… khiến cho hành trình xóa bỏ hủ tục, vấn nạn này trong đồng bào thêm gian nan, vất vả. Tuy nhiên, những nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị đã và đang từng ngày đem lại sự bình yên cho mỗi bản làng.

Từ xa xưa, theo phong tục của người Mông nơi cao nguyên đá, khi gia đình có người thân qua đời phải để trong nhà 7 ngày, 7 đêm; mổ trâu, mổ bò làm ma chay linh đình... Nếu gia đình có người mất không có trâu, bò, lợn để cúng tế, thì phải đi vay mượn khắp nơi, thậm chí đổi ruộng đất lấy gia súc để làm ma. Hệ lụy sau mỗi đám tang là những món nợ lớn về kinh tế khiến những hộ vốn đã nghèo càng thêm kiệt quệ…

Một đám tang của người dân tộc Mông xã Pả Vi (Mèo Vạc, Hà Giang) mổ nhiều gia súc để cúng tế người chết gây lãng phí
Một đám tang của người dân tộc Mông xã Pả Vi (Mèo Vạc, Hà Giang) mổ nhiều gia súc để cúng tế người chết gây lãng phí

Đến tận bây giờ, những món nợ sau đám tang của bố vẫn hiện hữu, đeo bám gia đình anh Sùng Mí Dính, người dân tộc Mông thôn Sủng Lủ, xã Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang ngay cả trong từng bữa ăn giấc ngủ.

Anh Dính chia sẻ: Cách đây hơn 4 năm, bố mất, gia đình có con bò là tài sản duy nhất có giá trị nhưng không còn cách nào khác phải đem ra để làm ma. Nhưng như thế là chưa đủ, gia đình anh còn phải đi vay mượn của anh em, họ hàng về tổ chức đám tang. Bao nhiêu bò, lợn, dê mượn được cũng đều phải mổ hết...

Sau đám tang, tài sản gia đình chẳng còn lại gì. Riêng những món nợ (bò, lợn, dê) của họ hàng mang đến cúng tế trong đám tang của bố, anh nhẩm tính cũng lên tới hàng chục triệu đồng.

“Gia đình hiện nay còn mẹ già và 3 đứa con nheo nhóc, đứa lớn năm nay mới vào lớp 1. Để lo đủ cho 6 miệng ăn và có tiền trả nợ, mình cũng đi tận Bắc Ninh để kiếm việc làm, người ta thuê gì thì mình làm đó, nhưng do không có trình độ, công việc bấp bênh, nên cũng không kiếm được bao nhiêu. Con cái còn nhỏ lại ốm đau thường xuyên nên cũng chạy chữa nhiều. Đến giờ gia đình vẫn đang nợ nhiều lắm, đi làm xa nhà, mỗi lần nhận được điện thoại của vợ, chỉ sợ nghe tin họ hàng có người mất, mình phải lo tiền để mua bò đi trả, mà tiền đâu để đi mua bò?” anh Dính buồn bã nói.

Việc để người đã mất tới 5 - 7 ngày mới đem chôn cất là nỗi ám ảnh với nhiều người, tiềm ẩn hệ lụy về dịch bệnh
Việc để người đã mất tới 5 - 7 ngày mới đem chôn cất là nỗi ám ảnh với nhiều người, tiềm ẩn hệ lụy về dịch bệnh

Cùng xã với anh Dính, gia đình ông Giàng Mí Ly vốn thuộc hộ nghèo, giờ lại càng nghèo, từ khi nhà có tang ma, 2 vợ chồng nghèo phải gánh thêm khoản nợ hơn chục triệu do đi vay mượn tiền để mua bò về giết mổ, mua rượu.

Ông Ly chia sẻ “Đến hạn trả tiền, 2 vợ chồng phải bán bớt mảnh vườn đi nhưng vẫn không đủ trả hết số nợ. 2 vợ chồng tôi cũng chỉ biết dựa vào mảnh nương trồng cây ngô, trồng cây rau để có thức ăn sống qua ngày, bán bớt mảnh vườn mà giờ vẫn còn nợ hơn chục triệu đồng, không biết đến bao giờ mới trả hết”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Sùng Mí Nô, Bí thư Đảng ủy xã Lũng Chinh cho biết, xã có 88% dân số là đồng bào Mông, từ xa xưa người Mông quan niệm, khi có người mất, làm đám ma càng lâu, mổ càng nhiều bò, lợn, dê, người chết sẽ có thêm nhiều của cải để khi về thế giới bên kia sẽ có cuộc sống sung túc, no đủ hơn, không phải chịu cảnh nghèo đói cơ hàn như khi còn sống. 

Một buổi tuyên truyền xóa bỏ hủ tục trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Mèo Vạc
Một buổi tuyên truyền xóa bỏ hủ tục trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Mèo Vạc

Bởi thế, trong đám tang, toàn bộ số trâu bò được dắt đến sẽ mang ra giết mổ cúng tế, thiết đãi họ hàng. Tính ra, chi phí cho một đám tang lên tới trên 100 triệu đồng đối với hộ giàu, hộ nghèo thì cũng tiêu tốn chừng 50 triệu.

Không chỉ gây kiệt quệ về kinh tế, việc để người chết ở giữa nhà trong gần 1 tuần mới được đưa đi an táng, đến huyệt mới cho vào áo quan… cũng là nỗi ám ảnh với người còn sống. Cùng với đó, là nhiều hệ lụy về bệnh dịch, môi trường.... Từ xa xưa cho tới nay, hủ tục này vẫn luôn đeo bám, là một trong những nguyên nhân dẫn tới đói nghèo của đồng bào Mông nơi cao nguyên đá xám này…Không chỉ vậy, vùng đất này còn bị ám ảnh bóng ma tà đạo...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đakrông (Quảng Trị): Quan tâm phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS

Đakrông (Quảng Trị): Quan tâm phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS

Đakrông là huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị có phần lớn người dân là đồng bào DTTS. Vì thế, huyện rất quan tâm xây dựng, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ người DTTS. Từ đó, tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển hiệu quả kinh tế - xã hội địa phương.
Đakrông (Quảng Trị): Quan tâm phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS

Đakrông (Quảng Trị): Quan tâm phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS

Công tác Dân tộc - Hà Anh - 1 giờ trước
Đakrông là huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị có phần lớn người dân là đồng bào DTTS. Vì thế, huyện rất quan tâm xây dựng, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ người DTTS. Từ đó, tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển hiệu quả kinh tế - xã hội địa phương.
Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Kiệt quệ sau mỗi đám tang… (Bài 1)

Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Kiệt quệ sau mỗi đám tang… (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Kim Thu - 3 giờ trước
Mèo Vạc là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Hà Giang, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 78%. Trong đời sống của đồng bào, bên cạnh nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được bảo tồn, phát huy vẫn có không ít hủ tục vẫn ăn sâu, bám rễ. Cùng với đó là sự len lỏi của tà đạo từ những kẻ xấu lôi kéo bà con… khiến cho hành trình xóa bỏ hủ tục, vấn nạn này trong đồng bào thêm gian nan, vất vả. Tuy nhiên, những nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị đã và đang từng ngày đem lại sự bình yên cho mỗi bản làng.
Hà Giang: Đồng bào các dân tộc “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”

Hà Giang: Đồng bào các dân tộc “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”

Công tác Dân tộc - Dương Ngọc Đức - 3 giờ trước
Để bài trừ những hủ tục không còn phù hợp với đời sống văn hóa mới, năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU về thực hiện xoá bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 27). Chủ trương "đúng" và "trúng" đã được đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, đồng thuận.
Lâm Đồng: Nông dân người Tày làm giàu trên quê mới Lộc Nam

Lâm Đồng: Nông dân người Tày làm giàu trên quê mới Lộc Nam

Kinh tế - Thảo Linh - 3 giờ trước
Từng trải qua những năm tháng khó khăn, gian khổ trong xây dựng cuộc sống, ông Nông Văn Thuyên, sinh năm 1960, dân tộc Tày, ở thôn 10, xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng không ngừng nỗ lực vươn lên, phát triển kinh tế gia đình và trở thành nông dân sản xuất giỏi.
Tân Lạc (Hòa Bình): Thực hiện nhiều hoạt động trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân vùng DTTS

Tân Lạc (Hòa Bình): Thực hiện nhiều hoạt động trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 3 giờ trước
Thời gian qua, huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) đã phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tại huyện tổ chức 34 cuộc trợ giúp pháp lý cho người dân vùng DTTS, với khoảng 2.200 lượt người tham gia. Hoạt động này đang góp phần giúp người dân được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; phòng ngừa, hạn chế thấp nhất việc người dân vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết.
Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu

Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu. Dân bản vùng cao Tương Dương cùng nhau bạt núi mở đường. Về Cốc Muổng thưởng thức bánh gio truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu

Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu. Dân bản vùng cao Tương Dương cùng nhau bạt núi mở đường. Về Cốc Muổng thưởng thức bánh gio truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các DTTS được chuẩn bị chu đáo

Đắk Lắk: Công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các DTTS được chuẩn bị chu đáo

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 4 giờ trước
Chiều 15/10, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024 tổ chức Phiên họp lần 3 với các tiểu ban nhằm rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội. Ông Nguyễn Thiên Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh chủ trì Phiên họp.
Nhiều hoạt động tại Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào

Nhiều hoạt động tại Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào

Tin tức - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu về Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2. Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam chủ trì, thông tin nhiều nội dung tại buổi gặp.
Bắt quả tang nhiều nhóm trộm cau ở Quảng Ngãi

Bắt quả tang nhiều nhóm trộm cau ở Quảng Ngãi

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
Ngày 15/10, Công an huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thời gian gần đây, lực lượng đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ và xử lý nhiều nhóm hái trộm cau tươi trên địa bàn.
Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hợp đồng điện tử an toàn

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hợp đồng điện tử an toàn

Tin tức - Thúy Hồng - 6 giờ trước
Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử, với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn” do Bộ Công Thương đã tổ chức ngày 15/10, tại Hà Nội, đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng về ứng dụng hợp đồng điện tử và tạo không gian trao đổi giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai hợp đồng điện tử an toàn trên toàn quốc, trong giai đoạn 2024 - 2025.