Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bản người Mông ở Suối Tôn đẩy lùi hủ tục

Quỳnh Trâm - 08:47, 30/07/2024

Những năm qua, với nỗ lực của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, cùng với các sở, ngành, hệ thống chính trị từ cấp huyện đến thôn, bản ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS đẩy lùi hủ tục ra khỏi cuộc sống, đã tạo nên cuộc cách mạng trong nhận thức của đồng bào Mông ở Suối Tôn, xã Phú Sơn về thực hiện tang lễ cho người chết. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nếp sống văn hóa mới và công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội ở xã miền núi này.

Bản Suối Tôn, xã Phú Sơn cách thị trấn Hồi Xuân, Quan Hóa (Thanh Hóa) khoảng 40km, được thành lập năm 1998, sau khi bà con di cư từ các tỉnh Yên Bái, Sơn La đến sinh sống. Bản Suối Tôn hiện có 82 hộ, 468 nhân khẩu. Bà con chủ yếu thu nhập từ nghề trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài ra, bản cũng có một số lao động thanh niên đang làm việc ở các công ty, nhà máy trong và ngoài tỉnh.

Công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, góp phần xóa bỏ hủ tục trong đồng bào dân tộc Mông, tỉnh Thanh Hóa
Công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, góp phần xóa bỏ hủ tục trong đồng bào dân tộc Mông, tỉnh Thanh Hóa

Bí thư Chi bộ Giàng A Chu chia sẻ, khoảng 10 năm trước, khó khăn nhất của bản là đường giao thông. Con đường vào bản nhỏ, hẹp, dốc hiểm trở nên cản trở sự phát triển của bà con, vì vậy cuộc sống của bà con rất bấp bênh, chủ yếu là nay đây mai đó, sống dựa vào đồi núi, đồi núi hết màu mỡ lại di chuyển đến nơi khác. 

Khi đến ở Suối Tôn, bà con đã được cán bộ tuyên truyền, giải thích về hệ lụy của di cư không chỉ làm bà con đói cơm, thiếu gạo mà con cháu không được đi học và ảnh hưởng đến đất đai, rừng núi. Cùng với việc tuyên truyền, Nhà nước đầu tư mở đường giao thông vào tận bản, nên bà con cũng dần nhận thức việc ổn định cuộc sống, không còn di cư tự do nữa.

"Tuy nhiên, trong đồng bào Mông vẫn còn một số hủ tục vẫn tồn tại, như tình trạng tảo hôn; ma chay thờ cúng dài ngày gây tốn kém, người mất cũng không đưa vào quan tài gây ảnh hưởng đến môi trường...", Bí thư Chi bộ Giàng A Chu cho hay. 

Trước thực tế này, bằng nhiều cách làm những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, được sự vận động, tuyên truyền, giải thích của nhiều cấp, ngành ở địa phương, từ đó đã thay đổi nhận thức của bà con. Hiện nay, người dân trong bản chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; thực hiện nếp sống văn hóa mới trong ma chay, cưới hỏi. Người mất đã được đưa vào quan tài, không mổ trâu bò ăn uống linh đình gây tốn kém, không để người mất trong nhà quá 24 tiếng.

Người Mông ở bản Suối Tôn đã biết đưa các nghề thủ công về làm, góp phần tăng thêm thu nhập, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Người Mông ở bản Suối Tôn đã biết đưa các nghề thủ công về làm, góp phần tăng thêm thu nhập, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Theo Bí thư Chi bộ Giàng A Chu, hầu hết các hộ trong bản đã ký cam kết, chấp hành việc đưa người mất vào quan tài nhưng bản vẫn còn 8 hộ chưa đồng ý, vì lý do sợ đưa người mất vào quan tài rồi, người sống bị người mất quở phạt, bị ốm đau, không có ông thầy mo, thầy cúng làm lễ trừ con ma quấy phá. Chi bộ, Ban quản lý bản và các đoàn thể trong bản đã thống nhất chủ trương tiếp tục tuyên truyền cho các hộ còn lại thực hiện theo nếp sống văn hóa mới.

"Còn một khó khăn khác là, bản đã quy hoạch khu nghĩa địa, tuy nhiên do chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ cho 5 hộ nhường đất nên việc chôn cất người mất vẫn diễn ra trong dòng họ. Bản mong các cấp, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn này”, Bí thư Chi bộ Giàng A Chu đề xuất.

Thời gian qua, bám sát Kế hoạch số 60/KH-UBND, ngày 01/4/2021 của UBND tỉnh, huyện Quan Hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ theo đúng quy định, trong đó nòng cốt là các già làng, trưởng bản, Người có uy tín, trưởng các dòng họ làm gương để các hộ đồng bào Mông làm theo. Với sự vào cuộc tích cực từ huyện đến xã và cán bộ bản, đến nay đồng bào dân tộc Mông ở bản Suối Tôn nói riêng và nhiều bản đồng bào Mông trên địa bàn huyện nói chung đã từng bước thay đổi về nhận thức.

Ông Nguyễn Văn Thao, Bí thư Đảng ủy xã Phú Sơn, huyện Quan Hóa, cho biết: Tuy bản Suối Tôn đã có nhiều đổi thay đáng mừng, song vẫn còn đó những khó khăn. Cả bản vẫn còn trên 72 hộ nghèo. Tỷ lệ người Mông chưa biết tiếng phổ thông vẫn còn nhiều, nên việc tiếp nhận các thông tin, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vẫn còn hạn chế. Vì vậy, riêng với bản Suối Tôn, xã đã tăng cường cán bộ công chức vào sinh hoạt với Chi bộ bản; chú trọng phát huy sức mạnh của các tổ chức chính trị xã hội của xã trong công tác tuyên truyền, vận động bà con xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới, tham gia tích cực phong trào thi đua, xóa đói giảm nghèo cho bà con Nhân dân.

Đời sống của bà con người Mông ở bản Suối Tôn đã văn minh, sung túc hơn khi quyết đầy lùi hủ tục
Đời sống của bà con người Mông ở bản Suối Tôn đã văn minh, sung túc hơn kể từ khi chính quyền và người dân quyết tâm đầy lùi hủ tục

Theo ông Hà Văn Nhiệt, Trưởng phòng Dân tộc huyện Quan Hóa cho biết: Một trong những giải pháp hiệu quả việc đẩy lùi hủ tục ra khỏi đời sống của đồng bào Mông trên địa bàn, là địa phương đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức, đặc biệt là tuyên truyền theo cách "mưa dầm thấm lâu" và cán bộ, đảng viên người Mông làm gương thực hiện trước. Từ đó, đồng bào Mông đã từng bước thay đổi nhận thức, người mất được đưa vào quan tài, không để quá lâu, thực hiện đúng theo quy ước, hương ước của bản

Phát huy kết quả từ những giải pháp đã và đang thực hiện những năm qua tại các bản người Mông, huyện Quan Hóa tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Trong đó, thực hiện tốt giải pháp là vận động đảm bảo 100% trưởng dòng họ, trưởng bản, Người có uy tín có văn bản cam kết thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ theo đúng quy định. Đồng thời, nâng cao chất lượng phong trào xây dựng làng, bản văn hóa gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Tỉnh Bình Định cần tiếp tục quan tâm giải quyết tốt hơn nữa vấn đề sinh kế, việc làm cho các hộ dân đã được hỗ trợ nhà ở

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Tỉnh Bình Định cần tiếp tục quan tâm giải quyết tốt hơn nữa vấn đề sinh kế, việc làm cho các hộ dân đã được hỗ trợ nhà ở

Tại Lễ Công bố hoàn thành Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ cải thiện nhà ở hộ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ tỉnh Bình Định, ngày 16/5, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung, Phó trưởng ban kiêm thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đã có bài phát biểu tại Lễ Công bố. Báo Dân tộc và Phát triển xin giới thiệu toàn văn Bài phát biểu.
Tin nổi bật trang chủ
Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Đề nghị truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên về tội nhận hối lộ

Đề nghị truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên về tội nhận hối lộ

Pháp luật - Minh Nhật - 9 phút trước
Cựu giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên - bà Trương Thị Thu Hương vừa bị đề nghị truy tố với cáo buộc nhận hối lộ 10 tỷ đồng.
Con đường thắm tình quân dân

Con đường thắm tình quân dân

Media - Ngọc Chí - 21 phút trước
Làng Kon Tuông, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum nằm ở lưng chừng núi, cả làng có 81 hộ, 277 nhân khẩu, 100% là đồng bào Xơ Đăng. Con đường vào làng chỉ dài gần 2 km, nhưng do địa hình đồi núi dốc nguy hiểm, đặc biệt khi mùa mưa, con đường trơn trượt, nên chẳng có một phương tiện nào có thể lưu thông được. Từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, tháng 2/2025, huyện Đăk Glei tiến hành đầu tư xây dựng đường giao thông lên làng Kon Tuông.
Điện Biên chiếu phim miễn phí nhân Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025

Điện Biên chiếu phim miễn phí nhân Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
Hưởng ứng Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh tổ chức chương trình chiếu phim lưu động tuyên truyền hè dành cho học sinh, thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Tỉnh Bình Định cần tiếp tục quan tâm giải quyết tốt hơn nữa vấn đề sinh kế, việc làm cho các hộ dân đã được hỗ trợ nhà ở

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Tỉnh Bình Định cần tiếp tục quan tâm giải quyết tốt hơn nữa vấn đề sinh kế, việc làm cho các hộ dân đã được hỗ trợ nhà ở

Thời sự - BDT - 1 giờ trước
Tại Lễ Công bố hoàn thành Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ cải thiện nhà ở hộ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ tỉnh Bình Định, ngày 16/5, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung, Phó trưởng ban kiêm thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đã có bài phát biểu tại Lễ Công bố. Báo Dân tộc và Phát triển xin giới thiệu toàn văn Bài phát biểu.
Việt Nam - Thái Lan trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam - Thái Lan trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 16/5, sau khi đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 nội các chung Việt Nam – Thái Lan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhà thờ Trà Cổ - Điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu Tổ quốc. Vẻ đẹp bình yên ở Hợp tác xã Sinh Dược. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Dâng hoa kỷ niệm Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc

Bình Định: Dâng hoa kỷ niệm Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc

Tin tức - T.Nhân-N.Triều - 1 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), chiều 16/5, đã diễn ra Lễ dâng hoa tại Di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc.
Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ: Cam kết chiến lược, bước tiến đột phá mới

Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ: Cam kết chiến lược, bước tiến đột phá mới

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trưa 16/5, sau khi đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 nội các chung Việt Nam - Thái Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có cuộc họp báo thông báo chung, cho biết hai nước vừa chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện".
Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”

Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”

Thời sự - Minh Anh - 1 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm Quốc gia với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại".
Ché Lầu không còn là

Ché Lầu không còn là "miền xa" lặng lẽ

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Từ ngã ba Bo Hiềng, con đường nhựa bon bon băng qua Sa Ná, rồi vít dần lên con dốc cao chót vót, đưa chúng tôi lên bản Ché Lầu - nơi cư trú của 66 hộ đồng bào Mông nằm trên dãy Pù Mằn cao hơn 1.200m, xã Na Mèo, huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chuyến đi hôm nay không còn gập ghềnh, gió bụi như trước. Ché Lầu của năm 2025 không còn là “miền xa” lặng lẽ trong sương mù và đói nghèo như thập kỷ trước.
Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719

Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi đến gần cuối chặng. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, qua thực tiễn triển khai, Chương trình MTQG 1719 đã bộc lộ một số tồn tại, khó khăn, cần sớm được tháo gỡ để đạt hiệu quả cao nhất, tạo tiền đề, sức bật để tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình trong những năm tiếp theo.