Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện về Người có uy tín ở bản Mùa Xuân

Quỳnh Trâm - 08:54, 16/08/2024

Anh Thao Văn Dia, Người có uy tín bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy, huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đóng góp trong việc đẩy lùi những hủ tục; vận động đồng bào thay đổi nhận thức, xóa đói giảm nghèo, xây dựng bản ngày càng phát triển. Anh là 1 trong 10 đại biểu của huyện Quan Sơn được bầu chọn đi dự Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh tới đây.

Một góc bản Mùa Xuân hôm nay
Một góc bản Mùa Xuân hôm nay

Ký ức một thời gian khó

Chúng tôi có dịp trở lại bản Mùa Xuân, thật ngạc nhiên, đường đến bản giờ đây không còn gian nan như trước. Nếu 3 năm trước đây là con đường rừng khúc khuỷu, thăm thẳm và dốc ghềnh, thì giờ đây, từ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, đã có con đường bê tông phẳng lì, thênh thang chạy đến bản Mùa Xuân.

“Có điện, có đường, đó là bước ngoặt lớn, là một cuộc cách mạng, mở ra hy vọng mới, tương lai mới cho bà con bản Mùa Xuân”, anh Thao Văn Dia (SN 1982), Người có uy tín của bản phấn khởi chia sẻ.

Trong ký ức của anh Thao Văn Dia, chưa bao giờ quên những ngày tuổi thơ nghèo khó. Sinh ra trên quê hương Mường Lát, dù đất rừng bao la, bát ngát nhưng bà con quanh năm nghèo đói do những tập quán canh tác lạc hậu và nhiều hủ tục.

Nhờ có Đảng, tin tưởng và đi theo Đảng mà cuộc sống của người dân bản Mông thay đổi tích cực mỗi ngày”.

Ông Phạm Bá Thái, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy

Với tập quán du canh, du cư, cậu bé Dia đã cùng gia đình theo đoàn người di cư từ Mường Lát đến vùng núi cao Sơn Thủy, huyện Quan Sơn lập làng, lập bản. Sau này, chính quyền đã vận động bà con định cư ổn định, đặt tên bản là Mùa Xuân. Lúc bấy giờ vẫn còn rất khó khăn, nhưng may mắn nhờ sự vận động của chính quyền địa phương, anh Dia được gia đình cho đi học bán trú tại trường cách nhà 16km. Đó là cả quãng thời gian dài, vất vả trên con đường theo đuổi con chữ của Thao Văn Dia. Đầu tuần gùi gạo xuống trường, cuối tuần đi bộ cắt rừng về với bố mẹ. Học hết lớp 12, không có điều kiện học cao hơn, anh Dia về tham gia lao động phụ giúp gia đình.

Từ sự cần cù, chịu khó, lại biết chữ, anh Dia được bà con dân bản tín nhiệm, yêu quý, chính quyền tin cậy nên khi vừa tròn 20 tuổi (năm 2003), anh Dia được kết nạp Đảng. Và suốt 19 năm liền (2003 - 2022), anh luôn được tín nhiệm bầu vào các vị trí từ Phó bản, Trưởng bản, Bí thư Chi bộ. Anh trở thành “cầu nối” giữa chính quyền với bà con dân bản; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước đến bà con, giúp củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng. Ngược lại, anh cũng tích cực truyền tải những ý kiến, nguyện vọng của bà con bản Mùa Xuân đến cấp trên, nhờ đó, hàng loạt chính sách dân tộc đã được triển khai, thay đổi diện mạo của bản nghèo, giúp nâng cao đời sống bà con, đẩy lùi hủ tục.

Anh Thao Văn Dia (thứ 4, từ trái sang) tham gia tuyên truyền cho bà con Nhân dân ở khu vực biên giới. Ảnh: Quốc Toản
Anh Thao Văn Dia (thứ 4, từ trái sang) tham gia tuyên truyền cho bà con Nhân dân ở khu vực biên giới. Ảnh: Quốc Toản

Bản Mùa Xuân đã khởi sắc

Kể về những đổi thay của bản, anh Dia nhớ lại: Hơn 100 hộ dân trong bản, giữa một vùng rừng núi hoang sơ, đường giao thông khó khăn, 100% số hộ thuộc diện nghèo, trình độ văn hóa của bà con còn thấp, biết làm gì để bà con phát triển kinh tế. Một số hủ tục từ bao đời còn đeo đẳng.

Được sự động viên, hỗ trợ của cán bộ Biên phòng và lãnh đạo địa phương, anh đến từng nhà giải thích, vận động bà con. Rồi anh trực tiếp cùng bà con lên nương, ra ruộng, cầm tay chỉ việc cho bà con biết cách nuôi trồng, canh tác đúng kỹ thuật, từ đó năng suất nâng cao.

Làm việc gì cũng phải được lòng dân, phải biết vì lợi ích của đồng bào mình. Anh mang tiếng nói của đồng bào Mông lên xã đề đạt nguyện vọng chính đáng. Anh có ý kiến không hỗ trợ cho người nghèo bằng tiền mặt mà thay bằng hạt giống, cây củ quả, con giống... Anh tiên phong thay đổi thói quen canh tác, Nhân dân trong bản từ việc quen gieo lúa nương, nghe theo lời anh đã trồng lúa nước 2 vụ. Thấy anh làm hiệu quả, nhà nọ nhà kia đua nhau chăn nuôi, trồng cấy. Anh Dia cho biết, tổng diện tích lúa nước của bản bây giờ đã hơn 6ha; đàn trâu có 101 con; đàn bò có 251 con, hơn 100 con lợn và gần 2.000 con gia cầm.

Đặc biệt, người Mông ở bản Mùa Xuân đã bắt đầu thực hiện nếp sống mới trong việc cưới hỏi, tang ma; loại bỏ hủ tục, không còn hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn…

Ông Phạm Bá Thái, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy khẳng định: Nhờ có các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bản Mùa Xuân đã có nhiều đổi thay tích cực, cái tên bản “5 không” (không điện, không đường, không trường, không trạm y tế, không sóng điện thoại) cũng được xóa bỏ. Bản Mùa Xuân có sự đổi thay như hôm nay là có sự đóng góp rất lớn của đảng viên, Người có uy tín Thao Văn Dia.

“Nhờ có Đảng, tin tưởng và đi theo Đảng mà cuộc sống của người dân bản Mông thay đổi tích cực mỗi ngày”, ông Thái khẳng định. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lớp học "đặc biệt" ở Triêm Đông

Lớp học "đặc biệt" ở Triêm Đông

Mặc dù đã về hưu sau 40 năm đứng lớp, nhưng bằng tình yêu thương dành cho các học trò nghèo nơi vùng quê xứ Quảng, thầy Nguyễn Văn Lại và vợ là cô Võ Thị Yến (ngụ khối phố Triêm Đông, phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) vẫn ngày ngày tận tụy "gieo mầm" tri thức ở lớp học tình thương do chính thầy Lại mở.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Thời sự - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Sáng 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 3 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 4 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.
Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vụ sạt lở tại công trường thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã làm 05 người mất tích và 04 người bị thương. Hiện, các nạn nhân bị thương đang được điều trị tích cực tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vụ sạt lở đất tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, ngày 16/5 làm 9 người bị thương và mất tích.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.