Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cuộc "cách mạng" trong đời sống đồng bào Mông ở vùng cao Thanh Hóa: Hiệu quả từ những chính sách đặc thù (Bài 1)

Quỳnh Trâm - 19:53, 06/09/2022

Đồng bào Mông ở Thanh Hóa sinh sống chủ yếu ở 46 bản làng, thuộc 10 xã giáp biên giới, vùng sâu, vùng xa các huyện Quan Hoá, Quan Sơn và Mường Lát. Đồng bào Mông có đời sống văn hóa, tinh thần rất phong phú và đặc sắc. Bên cạnh nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cần được bảo tồn, phát triển, vẫn có không ít các hủ tục lạc hậu đã bám rễ trong đời sống của đồng bào nơi rẻo cao này. Cũng chính vì điều này , đã cản trở rất nhiều đến sự thay đổi phát triển, khiến cho cuộc sống của đồng bào đã từng có thời kỳ chìm trong đói nghèo, lạc hậu.

Đám ma cụ Lâu Chứ Dơ tại bản Pha Đén, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát - người đầu tiên khi chết được đưa vào quan tài
Đám ma cụ Lâu Chứ Dơ tại bản Pha Đén, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát - người đầu tiên ở bản khi chết được đưa vào quan tài

Nghèo vì hủ tục

Theo những người già kể lại, xưa kia đồng bào Mông, trong quá trình di cư, chạy trốn truy đuổi của các tộc người khác nhau nên khi có người chết không thể bỏ vào quan tài ngay tại nhà, vì địa hình rừng núi hiểm trở, mỗi khu dân cư chỉ có vài ba nóc nhà không thể khiêng cả người chết lẫn quan tài đi chôn được, mà quan tài được đặt trước vào huyệt rồi mới đem người chết bỏ vào... lâu đời trở thành tập tục cho những đời sau. Tuy nhiên, do quan niệm cổ hủ, ăn sâu vào tiềm thức việc tang ma đã trở thành hủ tục ám ảnh đồng bào Mông trong một thời gian dài.

Ông Thao Văn Lâu, Bí thư kiêm Trưởng bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn kể lại, theo quan niệm của người Mông, gia đình khi có người thân chết, các anh em trong nhà phải góp trâu, bò, lợn, gà để tiễn đưa người chết về với tổ tiên. Đặc biệt, người có nhiều anh em, nhiều con trai, người càng có uy tín trong dòng họ thì khi chết càng phải tổ chức đám ma thật to để thể hiện lòng hiếu kính với người đã khuất.

Tang lễ thường được tổ chức từ 3 -7 ngày, thậm chí đến 10 ngày để tế lễ do chưa chọn được ngày đẹp, do vậy có đám phải mổ đến 4-5 con trâu, con bò. Người dân cho rằng, nếu không làm đúng một bước trong thủ tục tang ma, thì người chết sẽ quay ngược trở lại với người sống, làm họ ốm đau bệnh tật, thậm chí là cả gia đình, dòng họ sẽ chết theo.

Có những nhà nghèo không có trâu bò gì, thì cũng phải đi vay mượn, sau mỗi đám tang như vậy, có người phải mắc nợ nhiều năm mới trả hết được, trong khi cuộc sống còn rất đói nghèo. Bây giờ, nghĩ lại những ngày đó, với nhiều người ở rẻo cao vùng núiThanh Hóa đã trở thành nỗi kinh hoàng.

“Mặc dù ai cũng nhận thấy, tục lệ này gây khó khăn, thậm chí sợ hãi cho các gia đình có người chết. Thế nhưng, vì quan niệm cổ hủ ăn sâu trong tiềm thức, không một ai dám đứng lên để thay đổi. Vì sợ bỏ các tục lệ của cha ông thì sẽ bị thần linh, tổ tiên trách phạt, làm cho người nhà ốm đau, làm ăn không nên”, ông Lâu nói.

Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, nhiều hình thức tuyên truyền đã được triển khai thực hiện
Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, nhiều hình thức tuyên truyền đã được triển khai thực hiện

Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông

Bà Cao Thị Hòa, Trưởng phòng chính sách Ban Dân tộc Thanh Hóa cho biết: Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động cụ thể hóa nhiều chương trình, chính sách dân tộc của Nhà nước như: Chương trình 134, Chương trình 30a, Chương trình 167 của Chính phủ… nhằm hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ sản xuất, xóa đói giảm nghèo, quy hoạch dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Báo cáo của Ban dân tộc cho thấy, từ năm 2015 đến nay, thông qua các chương trình, dự án, đề án. Nhà nước đã đầu tư xây dựng 115 công trình kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc Mông. Cùng với đó, giai đoạn 2016-2020, tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng 42 công trình giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế; hỗ trợ 8 mô hình phát triển sản xuất... với tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng. 

Đồng thời, tỉnh Thanh Hóa cũng đã xây dựng và ban hành nhiều đề án, chính sách đặc thù dành cho đồng bào, trong đó ưu tiên đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào Mông như: Đề án “Ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Mông huyện Mường Lát”; Đề án “Ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội các bản dân tộc Mông huyện Quan Sơn”..., qua đó, từng bước tạo sự thay đổi trong đời sống kinh tế-xã hội, xây dựng cuộc sống mới trong vùng đồng bào Mông..

Đặc biệt, trước thực trạng hủ tục đeo bám đồng bào Mông, các cấp chính quyền xác định, muốn phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn biên giới đặc biệt khó khăn này, thì công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) phải đi trước một bước. Trong đó, đặc biệt là xóa bỏ các hủ tục tang ma, xây dựng nếp sống văn hóa mới cho người Mông.

Nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đồng bào Mông. Ảnh: Minh họa
Một hoạt văn hoá độc đáo của đồng bào Mông. Ảnh: Minh họa

 Theo đó, năm 2013, UBND tỉnh Thanh Hoá đã phê duyệt Đề án 2181 “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”, với nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động sâu rộng nhằm từng bước đẩy lùi và xóa bỏ hủ tục trong tang ma của đồng bào Mông. Đây được xem là cuộc “cách mạng” nhằm thay đổi nhận thức của đại đa số đồng bào Mông, làm nền tảng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Để làm được điều này, các cấp chính quyền, xác định cần sự quyết tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể và những Người có uy tín, trưởng bản, trưởng dòng họ và sự đồng thuận của Nhân dân. Trong đó, xác định công tác tuyên truyền là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần xóa bỏ những tập tục lạc hậu; đồng thời, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Mông. 

"Tuy nhiên, do những quan niệm, tập tục, tập quán lạc hậu lâu đời đã ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp sống của bà con, nên để xóa bỏ các hủ tục, đặc biệt là trong tang ma, cưới hỏi của người Mông, các cấp chính quyền địa phương, cùng cán bộ cơ sở đã phải trải qua một quá trình dài...", bà Cao Thị Hòa, chia sẻ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị nạn trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị nạn trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Ngày 23/4, ông Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và đoàn công tác đã đến thăm, chia buồn với gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra chiều 22/4, tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: Triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo

Quảng Nam: Triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 3 giây trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án 2 - Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao Bộ trưởng Nội các Bangladesh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao Bộ trưởng Nội các Bangladesh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 phút trước
Ngày 24/4, tại Tp. Hạ Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh đã tiếp xã giao Bộ trưởng Nội các Chính phủ Cộng hòa dân chủ Bangladesh Md. Mahbub Hossain cùng Đoàn công tác đang có chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh.
Lý Sơn (Quảng Ngãi): Tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Lý Sơn (Quảng Ngãi): Tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 3 phút trước
Ngày 24/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa để tri ân, tưởng nhớ những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Bộ Y tế yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa

Bộ Y tế yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa

Tin tức - Thúy Hồng - 8 phút trước
Để giảm thiểu sự cố y khoa và nguy cơ xảy ra sự cố y khoa, nâng cao sự an toàn và hài lòng người bệnh, ngày 24/4, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân lao động

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân lao động

Tin tức - Lê Hường - 9 phút trước
Chiều 24/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa Đại biểu quốc hội với công nhân lao động trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trước Kỳ hợp thứ VII, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mưa đá trắng đất ở huyện vùng cao Vân Hồ gây thiệt hại lớn cho người dân

Mưa đá trắng đất ở huyện vùng cao Vân Hồ gây thiệt hại lớn cho người dân

Thời sự - PV - 16 phút trước
Vào khoảng 16h chiều 24/4, huyện vùng cao Vân Hồ (tỉnh Sơn La) xuất hiện mưa đá xối xả. Đá rơi phủ trắng cả nương rẫy, đường đi, gây nhiều thiệt hại cho người dân.
Quảng Bình đã chi trả gần 72 tỷ đồng từ trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng

Quảng Bình đã chi trả gần 72 tỷ đồng từ trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng

Kinh tế - Vân Khánh - 19 phút trước
Tính đến giữa tháng 3/2024, Quảng Bình đã chi trả gần 72 tỷ đồng tiền từ thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ cho các đối tượng hưởng lợi theo quy định tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ, đạt hơn 86% kế hoạch năm 2023 được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là chủ rừng được nhận hơn 20 tỉ đồng từ việc bán tín chỉ carbon. Đây là một con số lớn rất ấn tượng của Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Thái Nguyên: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo đòn bẩy phát triển vùng DTTS

Thái Nguyên: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo đòn bẩy phát triển vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 21 phút trước
Những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025. Với trọng tâm ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng DTTS và miền núi, đến nay hệ thống đường giao thông nông thôn cũng như các công trình thiết yếu đã từng bước được kiện toàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Lào Cai: Tăng cường giải pháp hỗ trợ các xã triển khai Chương trình MTQG

Lào Cai: Tăng cường giải pháp hỗ trợ các xã triển khai Chương trình MTQG

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 1810/UBND-NLN yêu cầu các sở, ban, ngành tăng cường phối hợp với cấp huyện, xã và các đơn vị liên quan giúp đỡ xã thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) theo đúng tiến độ, kế hoạch.