Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Yếu tố văn minh trong tang lễ của người Lô Lô đen

Thúy Hồng - 16:43, 30/11/2021

Khi nhắc đến những phong tục tập quán của đồng bào các DTTS trong các dịp tang ma, cưới hỏi nhiều người thường nghĩ đến những hủ tục. Tuy nhiên đối với đồng bào Lô Lô đen (nhóm địa phương thuộc dân tộc Lô Lô ) ở Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) lại lưu giữ một số phong tục, có thể nói là rất văn minh trong việc tang ma...

Đồng bào Lô Lô chuẩn bị vải để treo lên cây nêu để treo trước sân nhà làm lễ
Đồng bào Lô Lô chuẩn bị vải để treo lên cây nêu trước sân nhà làm lễ

Cộng đồng cùng chung tay giúp việc tang ma

Đến xóm Khuổi Khon đúng dịp trong xóm vừa có đám tang, chúng tôi được người dân nơi đây kể về lễ ma tươi, ma khô- một phong tục độc đáo của đồng bào Lô Lô đen nơi đây.

Theo anh Pẩu Văn Phương, việc cúng tang ma của đồng bào Lô Lô đen ở đây được tiến hành theo hai nghi lễ: Ma tươi và ma khô. Lễ ma tươi được tổ chức khi người thân trong gia đình vừa mất. Theo đó, trong gian giữa của nhà sàn, là nơi đặt thi thể của người đã mất được làm một khung tre để treo rèm vải cùng với những chiếc áo của người phụ nữ  Lô Lô, tất cả đều là trang phục của người thân trong gia đình.

Bên ngoài nhà, những người họ hàng và hàng xóm đến để giúp gia đình quét dọn, phát cây cỏ ngoài sân để chuẩn bị cho việc mổ bò và làm lễ. Những người phụ nữ khéo tay thì sảy gạo theo cách truyền thống và gánh nước, đàn ông thì phụ trách việc thịt bò, nấu ăn, dựng dàn treo trống...

Trống đồng là vật không thể thiếu trong tang lễ của đồng bào Lô Lô
Trống đồng là vật không thể thiếu trong tang lễ của đồng bào Lô Lô

Tại góc trái của gian nhà, một cặp trống đồng cổ được treo lên. Đây là vật dụng rất quan trọng trong lễ tang của người Lô Lô đen, luôn đi theo cặp. Trống lớn gọi là trống đực, trống nhỏ là trống cái. 

Hai trống được treo và mặt trống quay vào nhau, người đánh trống ngồi ở giữa. Người đánh trống phải là người được chọn lựa, có uy tín trong cộng đồng người Lô Lô đen tại bản và đặc biệt là phải biết cách đánh, nhịp đánh. Nhịp trống thể hiện nhạc lễ đau buồn, tiếc thương cho người đã mất.

Trong lễ ma tươi, gia quyến của người đã mất, kiêng không được phép làm bất cứ công việc gì, mọi việc đã có làng xóm giúp đỡ. Người thân mặc trang phục truyền thống ngồi xung quanh bên ngoài tấm rèm hướng về phía đặt vị trí người đã mất. Trước sân nhà, một cây tre treo một tấm vải sặc sỡ được dựng lên. Người Lô Lô đen gọi đây là cây nêu. Khi tiếng trống đồng gióng lên, thì người thân trong nhà lúc này cũng mới được cất tiếng khóc.

Theo những người cao niên trong xóm, trong phong tục của người Lô Lô đen, khi gia đình có người qua đời, thì các người thân trong gia đình thường phải kiêng kị, ít ăn uống, nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy, người chết sẽ được mang đi chôn cất sớm.

Ông Mã Văn Duy, chuyên viên Trung tâm Văn hóa truyền thông huyện Bảo Lạc cho biết: Nghi lễ ma tươi của đồng bào Lô Lô đen ở đây được tổ chức gọn nhẹ, không rườm rà. Đặc biệt, lễ ma tươi của người dân nơi đây thường không để người chết quá 24 tiếng trong nhà.

Một số nghi thức trong lễ ma khô của đồng bào Lô Lô ở Bảo Lạc (Cao Bằng)
Một số nghi thức trong lễ ma khô của đồng bào Lô Lô ở Bảo Lạc (Cao Bằng)

Người viếng... hát múa để chia sẻ nỗi buồn 

Sau khi người thân qua đời, và lễ ma tươi, gia đình người Lô Lô đen sẽ xem ngày lành tháng tốt để làm lễ ma khô cho người đã mất. Lễ ma khô cũng được tiến hành từng bước như làm một đám ma mới, nhưng không có quan tài.

Lễ ma khô có khá nhiều thủ tục, trong đó lễ chính gồm có: Mời anh em họ hàng đến nhà dự đám ma khô, lễ đón cậu non, cậu già… Cũng vì phải làm nhiều lễ, nên có nhiều thầy, trong đó có thầy chính và thầy phụ. Thầy chính làm lễ chính, thầy phụ làm lễ nhỏ.

Trong đám ma khô, trống đồng cũng là vật dụng quan trọng nhất phải có. Sau khi tiếng trống đồng được gióng lên, thầy mo sẽ làm lễ chính, con cháu và họ hàng sẽ hát đến hết buổi.

Nét độc đáo trong lễ ma tươi và ma khô của đồng bào Lô Lô đen nơi đây, là khi anh em, họ hàng đến thăm viếng có thể nhảy múa, hát dưới gầm sàn nhà để cùng chia sẻ, xua tan nỗi buồn và tiếp thêm động lực cho những người thân trong gia đình có người mất.

Trang phục của đồng bào Lô Lô trong đám tang
Trang phục của đồng bào Lô Lô trong đám tang

Theo thầy mo Lý Văn Dung, xóm Khau Trang, trong lễ "ma khô", khi tiếng trống đồng gióng lên, tức là đang gọi linh hồn về. Sau khi mọi lễ nghi cần thiết của lễ ma khô được thực hiện đầy đủ, linh hồn được tiễn về với nơi chôn cất phần thể xác. Sau buổi lễ, trống được chôn xuống đất ở một nơi sạch sẽ, kín đáo và chỉ khi nào có người trong làng chết, trống mới lại được đào lên. Lúc đào lên, phải có cúng rượu và thịt cho ma trống.

Những năm gần đây, do việc chôn trống không bảo đảm an toàn, nên đồng bào chuyển sang cất giữ trống trong nhà, tuy nhiên phải ở nơi kín đáo khó nhìn thấy. Trống là vật rất linh thiêng của người Lô lô đen, nên thường ngày không được mang ra sờ, ngắm để tránh mang lại điều xui xẻo.

Bà Hoàng Thị Nhuận, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam Chi hội Cao Bằng cho biết: Đồng bào Lô Lô đen ở Bảo Lạc vẫn còn giữ gìn được nhiều bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Đặc biệt, việc tổ chức lễ ma tươi, ma khô của đồng bào thể hiện được sự văn minh, giữ vệ sinh môi trường rất đáng ghi nhận.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 7 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 7 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 8 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 8 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 8 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 8 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 8 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.