Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thấy gì từ đề án hỗ trợ phát triển dân tộc Lô Lô ở Cao Bằng

Thiên Đức - 16:59, 22/09/2021

Thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 (Đề án 2086), tỉnh Cao Bằng được Trung ương hỗ trợ 37,047 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Lô Lô trên địa bàn. Nhằm phát huy hiệu quả cao nhất nguồn lực của Trung ương, Cao Bằng đã vận dụng một cách linh hoạt, đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tạo ra bước phát triển vượt bậc trong đời sống kinh tế xã hội của đồng bào Lô Lô.

Bảo tồn văn hóa dân tộc Lô Lô thông qua ngày hội văn hóa. (Ảnh minh họa, chụp trước ngày 27/4/2021)
Bảo tồn văn hóa dân tộc Lô Lô thông qua ngày hội văn hóa. (Ảnh minh họa, chụp trước ngày 27/4/2021)

Tập trung phát huy "thế mạnh" của vùng yếu

Trên địa bàn Cao Bằng có 536 hộ, với 2.773 nhân khẩu đồng bào dân tộc Lô Lô sinh sống; cư trú chủ yếu tại 11 xóm, thuộc 4 xã đặc biệt khó khăn của 2 huyện Bảo Lâm và Bảo Lạc. Nơi đây vốn được mệnh danh là vùng khó của địa bàn khó, do đó, việc phát triển dân tộc Lô Lô luôn là bài toán nan giải, đòi hỏi sự quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, lực lượng và ngay chính đồng bào Lô Lô.

Ông Hoàng Văn Đàm, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Bảo Lâm cho biết, trên địa bàn Bảo Lâm đồng bào Lô Lô sinh sống chủ yếu ở xã Đức Hạnh, với 230 hộ/1.261 nhân khẩu. Thực hiện Đề án 2086, từ năm 2016, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với chính quyền địa phương cùng người dân khảo sát, tính kế phát triển bền vững cho bà con. Theo đó, chính quyền cùng người dân thống nhất chủ trương, tìm ra lợi thế trong vùng để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy cao nhất giá trị đồng vốn.

Theo đó, đoàn khảo sát xác định, đồng bào Lô Lô trên địa bàn xã Đức Hạnh, sinh sống ở lưng chừng triền núi, đồi với độ dốc lớn, xa trung tâm huyện. Nơi người dân sinh sống có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông, suối, độ cao trung bình khoảng 800 - 900m so với mực nước biển, đất đai không đồng nhất, núi đá chiếm 3/4 diện tích. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với biên độ cao, nhiệt độ cao nhất là 38oC và thấp nhấp là 2oC. Khu vực này lại hay có hiện tượng mưa đá, gió lốc... 

Đây là những điều kiện tự nhiên hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với điều kiện địa hình, khí hậu này, lại rất phù hợp với một số loại cây địa phương như quế, hồi, sở, sa mộc. Do đó, chính quyền cùng người dân thống nhất, tập trung phát triển sản xuất các cây trồng địa phương này.

Từ năm 2016 đến nay, chính quyền đã hỗ trợ người dân Lô Lô xã Đức Hạnh giống các loại cây trồng đặc sản. Cùng với đó, cơ quan chuyên môn thường xuyên hỗ trợ kỹ thuật cho người dân. Ngoài ra, chính quyền còn đầu tư gần 10km đường giao thông tại các xóm của người dân tộc Lô Lô sinh sống. Qua đó, giúp cho hàng hóa nông sản được khơi thông.

Là người được hưởng lợi từ dự án, anh Hoàng Văn Hải, xóm Cà Đổng, vui mừng chia sẻ, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, năm 2016, anh đã mạnh dạn phát triển trồng cây sa mộc, cây hồi trên diện tích đất canh tác của gia đình. Một số cây hồi đến nay đã có thu hoạch. Giá hoa hồi khô hiện 30 - 40 nghìn đồng/kg. Do đó, thu nhập của gia đình đã đạt khoảng 50 triệu đồng/năm, tiền đề này đã giúp gia đình anh vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cần cơ chế linh hoạt

Thông tin kết quả thực hiện Đề án 2086 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, ông Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết, đồng bào dân tộc Lô Lô trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đang sinh sống ở những vùng sâu vùng xa nhất, vùng đặc biệt khó khăn. Do đó, việc Chính phủ phê duyệt một đề án riêng nhằm phát triển dân tộc Lô Lô là hết sức phù hợp, cần thiết, đảm bảo sự công bằng trong các dân tộc.

Cần phát triển bền vững sinh kế của người Lô Lô. (Ảnh minh họa, chụp trước ngày 27/4/2021)
Địa bàn sinh sống của người Lô Lô rất khó khăn. (Ảnh minh họa, chụp trước ngày 27/4/2021)

Cụ thể , thực hiện Quyết định 2086, vùng dân tộc Lô Lô của Cao Bằng đã bố trí được trên 40 tỷ đồng (trong đó, nguồn ngân sách Trung ương trên 37 tỷ, nguồn địa phương và nguồn khác là khoảng 3 tỷ đồng). Với nguồn vốn này, tỉnh tập trung vào hỗ trợ phát triển sản xuất với các thế mạnh đặc trưng của vùng đồng bào Lô Lô. Đó là phát triển cây quế, hồi, sở, sa mộc. Theo đó từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ được 1.079.316 cây giống các loại cho người dân. Ngoài ra, tỉnh tích cực phát triển giao thông với 5 công trình giao thông nông thôn, nhằm khơi thông nguồn nông sản.

Ông Nguyễn Trung Thảo đánh giá, qua quá trình triển khai, Đề án 2086 đã đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của đồng bào Lô Lô. Các nội dung hỗ trợ phù hợp với thực tiễn, được đồng bào tích cực hưởng ứng. Tuy nhiên, hiện nay, vùng dân tộc Lô Lô trên địa bàn vẫn còn những khó khăn đặc thù. Đó là nhiều hộ gia đình còn thiếu đất sản xuất; đường giao thông nông thôn khó khăn; đầu ra, bao tiêu sản phẩm chưa ổn định. Hơn nữa, hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên việc tổ chức triển khai dự án cũng bị ảnh hưởng về mặt thời gian, chất lượng.

Trước những khó khăn này, tỉnh Cao Bằng đề nghị, thời gian tới, Trung ương nghiên cứu và ban hành cơ chế thông thoáng hơn nữa, cho phép địa phương được linh hoạt vận dụng triển khai các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc Lô Lô theo hướng đơn giản hóa, chủ động cao hơn.

Qua việc triển khai Đề án 2086 của tỉnh Cao Bằng, có thể thấy rằng, để Đề án phát huy hiệu quả, Trung ương chỉ có thể hỗ trợ về mặt kinh phí còn về các phương thức chương trình cụ thể phải xuất phát từ chính cơ sở, nhất là từ nguyện vọng chính đáng của người dân dựa trên thế mạnh sẵn có, riêng có của từng địa phương. Có như vậy, Đề án mới thực sự đi sâu, đi sát vào đời sống của đồng bào, từ đó có sự phát triển bền vững. Đây cũng chính là bài học quý giá cho các địa phương đang thực hiện chính sách phát triển các dân tộc rất ít người trên phạm vi toàn quốc tham khảo, áp dụng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khai mạc Hội thao chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc lần thứ XI, năm 2024

Khai mạc Hội thao chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc lần thứ XI, năm 2024

Ngày 20/4, tại Tp.Quy Nhơn, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đăng cai tổ chức Hội thao lần thứ XI, năm 2024 chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024). Đây cũng là hoạt động thiết thực, thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5); 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 13 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Tin tức - Việt Cường - 13 giờ trước
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã chủ trì buổi nghiệm thu đề tài cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của Ủy ban Dân tộc (UBDT) trong thực thi công vụ (Bộ chỉ số KPI). Tham dự buổi nghiệm thu đề tài có các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đại diện một số vụ, đơn vị của UBDT và một số nhà khoa học.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 13 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 13 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 13 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 13 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 13 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 13 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.
Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Pháp luật - Như Tâm - 13 giờ trước
Ngày 19/4, Công an Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) triển khai 3 Tổ công tác, đồng loạt tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam các bị can, gồm: Đặng Văn Lĩnh (SN năm 1985); Lê Minh Điệp (SN năm 1991), cùng có địa chỉ thường trú tại Ấp Lê Bát, xã Cửa Cạn, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) và Đặng Văn Hùng (SN 1981) thường trú Ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) cùng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Tp. Phú Quốc phê chuẩn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 14 giờ trước
Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc đóng vai trò quan trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Lào Cai. Để hiểu rõ hơn về cách làm và những kết quả đã đạt được trong triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.