Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trống đồng báu vật thiêng trong nghi lễ của người Lô Lô

PV - 17:30, 13/03/2018

Trong dịp về Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam để tái hiện Lễ cúng Tổ tiên cùng một số nét sinh hoạt văn hóa của dân tộc Lô Lô, nhóm nghệ nhân và đồng bào Lô Lô ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã giới thiệu đến công chúng Thủ đô về di sản trống đồng gắn với những nghi lễ tâm linh và những điệu múa trống độc đáo.

Nghệ nhân Vương Việt Dũng, chủ trì Lễ cúng Tổ tiên cho biết, trước đây, mỗi dòng họ người Lô Lô ở Lũng Cú đều có một bộ trống đồng để dùng vào việc tang tế và các nghi lễ sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Trống đồng thường do người trưởng họ giữ, được treo cẩn thận trong nhà bếp. Người Lô Lô coi trống là vật thiêng nên mỗi tháng, gia chủ giữ trống phải thắp hương cúng khấn ba lần. Khi mang trống ra sử dụng cũng phải thắp hương xin phép tổ tiên rồi mới được hạ trống xuống.

Người Lô Lô sử dụng trống đồng thường có đôi, có cặp: một trống đực và một trống cái. Người Lô Lô sử dụng trống đồng thường có đôi, có cặp: một trống đực và một trống cái.

 

Đôi trống đồng được đồng bào Lô Lô mang về “Ngôi nhà chung” để tái hiện nghi lễ gồm một trống đực và một trống cái. Trống to (trống cái) tiếng Lô Lô gọi là dảnh mo; trống bé (trống đực) gọi là dảnh pố.

Trống đực được cấu tạo tang nở, thân eo, chân choãi, có đường kính mặt rộng khoảng trên 60cm, đường kính chân trống 56 cm, cao 37cm, có 4 quai bố trí thành 2 cặp đối xứng nhau qua trục thân. Chính giữa mặt trống là hoa văn hình ngôi sao 12 cánh. Trống được trang trí bằng nhiều loại hoa văn tiêu biểu như: đường thẳng song song hướng tâm, vòng tròn chấm, hình người hóa trang cách điệu. Nhìn kỹ nét hoa văn trên mặt trống đồng sẽ thấy có nhiều điểm tương đồng với hoa văn trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc Lô Lô.

Nghệ nhân Vương Việt Dũng giải thích, điểm khác biệt giữa trống đồng Lô Lô với trống đồng của các dân tộc khác chính là những lỗ tròn thủng trên mặt trống. Người Lô Lô quan niệm, bố là trời, mẹ là đất, mặt trời là trung tâm vũ trụ.

Và trống đồng chính là biểu tượng của vũ trụ, bởi hình tròn giữa mặt trống chính là mặt trời, còn những tia trống là những con mắt của trời, các vành hoa văn xung quanh trống là các hành tinh vây quanh mặt trời.

Một điều đặc biệt là không phải người Lô Lô nào cũng được đánh trống. Người đánh trống phải được dòng tộc lựa chọn, đó là những thanh niên trai tráng khỏe mạnh chưa có vợ hoặc nếu có vợ thì người vợ phải không trong thời kỳ mang thai.

Khi đánh, chiếc trống đực bao giờ cũng được treo bên phải, trống cái treo bên trái. Hai đầu dây được buộc vào từng quai của hai chiếc, treo lên xà nhà, hai trống được buộc quay mặt vào nhau với khoảng cánh giữa hai trống là 30cm. Khi đánh trống, người đánh dùng tay phải cầm dùi to lia vào 2 mặt trống đực và cái, còn thanh tre dẹt bật ngang vào tang trống đực, vì vậy sẽ có 3 âm thanh cùng phát ra một lúc.

Người Lô Lô có tới 36 điệu đánh trống. Trong lễ tế trời thì dùng trống mồ dảnh (trống trời), lễ cúng thổ thần dùng trống po dảnh (trống ếch) và trong tang ma dùng trống múi dảnh, thắng dảnh. Trong các nghi lễ tang ma, âm thanh của trống đồng có vai trò giữ nhịp cho các điệu múa dân gian, đưa linh hồn người quá cố về với tổ tiên. Trong các điệu múa nghi lễ có điệu múa “người rừng” hay “ma cỏ”, tiếng Lô Lô gọi là gà lu. Số lượng người tham gia điệu múa gà lu thường từ 6 đến 8 người.

Những người này lên rừng lấy cây cỏ dương xỉ hóa trang thành người rừng. Người Lô Lô quan niệm, ma cỏ là nguồn cội của tổ tiên xưa ở trên rừng, lấy cây cỏ làm quần áo. Vì vậy khi làm lễ, muốn tổ tiên về được thì phải có ma cỏ dẫn đường, ma cỏ cũng là cầu nối giữa con cháu trên trần gian với tổ tiên.

Khi tham gia múa, họ phải thực hiện những kiêng kỵ nhất định, ví dụ như không được nói; đi đứng không được vấp ngã, vì nếu vấp ngã hoặc bị nhận dạng thì năm đó sẽ gặp xui xẻo…

Hiện nay, đồng bào Lô Lô ở Hà Giang vẫn bảo tồn những cặp trống đồng để phục vụ trong các nghi lễ sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Tuy nhiên, số lượng trống đồng trong cộng đồng cũng không còn nhiều do bị thất lạc hoặc mất trộm... Trước đây, mỗi dòng họ thường có đủ 3 cặp trống, nhưng nay, ít dòng họ có đủ 3 cặp. Thường mỗi dòng họ chỉ còn 1 hoặc 2 cặp, khi cần sử dụng thì phải mượn nhau...

NGỌC ÁNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rực rỡ sắc Xuân tại làng hoa lớn nhất miền Tây

Rực rỡ sắc Xuân tại làng hoa lớn nhất miền Tây

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) - thủ phủ hoa lớn nhất miền Tây Nam Bộ cũng ngập tràn không khí mùa Xuân. Năm nay, bà con nông dân phấn khởi vì hoa nở đúng thời điểm và bán hết hàng sớm. Dịp này, du khách cũng đổ về đông để tham quan, chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc đẹp trong những ngày cuối năm.
Tin nổi bật trang chủ
Thanh Hóa cần giữ đà tăng trưởng 2 con số, tinh thần tốt công tác an sinh xã hội

Thanh Hóa cần giữ đà tăng trưởng 2 con số, tinh thần tốt công tác an sinh xã hội

Sáng 26/1, tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, trong không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa và huyện Ngọc Lặc tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.
Thanh Hóa cần giữ đà tăng trưởng 2 con số, tinh thần tốt công tác an sinh xã hội

Thanh Hóa cần giữ đà tăng trưởng 2 con số, tinh thần tốt công tác an sinh xã hội

Thời sự - PV - 2 phút trước
Sáng 26/1, tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, trong không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa và huyện Ngọc Lặc tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.
Ủy ban Nhân dân huyện Gio Linh (Quảng Trị) chúc mừng năm mới

Ủy ban Nhân dân huyện Gio Linh (Quảng Trị) chúc mừng năm mới

Tin tức - PV - 1 giờ trước
Ủy ban nhân dân huyện Gio Linh (Quảng Trị) chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025.
Thủ tướng: Loại bỏ người bàn lùi, xử lý người thiếu trách nhiệm trong dự án sân bay Long Thành

Thủ tướng: Loại bỏ người bàn lùi, xử lý người thiếu trách nhiệm trong dự án sân bay Long Thành

Thời sự - PV - 20:30, 25/01/2025
Sáng 25/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp về tình hình thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị được điều động, phân công làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị được điều động, phân công làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh

Thời sự - Duy Chí - 17:52, 25/01/2025
Ngày 25/1, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị điều động, phân công, chỉ định ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy, giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Quảng Ninh: Hơn 5 nghìn suất quà Tết được trao tặng cho phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Quảng Ninh: Hơn 5 nghìn suất quà Tết được trao tặng cho phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Trang địa phương - Mỹ Dung - 16:55, 25/01/2025
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, phụ nữ, trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh.
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025

“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 . Những cánh bay chăm vườn. Vững vàng nơi biên cương Tổ quốc.
Bắc Giang: Hơn 35 nghìn suất quà Tết cho hộ nghèo, cận nghèo và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Bắc Giang: Hơn 35 nghìn suất quà Tết cho hộ nghèo, cận nghèo và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Trang địa phương - Mỹ Dung - 16:46, 25/01/2025
Thực hiện Kế hoạch số 12/KH-MTTQ-BTT ngày 26/12/2024 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh về việc vận động, tặng quà cho người nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã hưởng ứng tích cực.
Rực rỡ sắc Xuân tại làng hoa lớn nhất miền Tây

Rực rỡ sắc Xuân tại làng hoa lớn nhất miền Tây

Photo - Tào Đạt - 16:44, 25/01/2025
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) - thủ phủ hoa lớn nhất miền Tây Nam Bộ cũng ngập tràn không khí mùa Xuân. Năm nay, bà con nông dân phấn khởi vì hoa nở đúng thời điểm và bán hết hàng sớm. Dịp này, du khách cũng đổ về đông để tham quan, chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc đẹp trong những ngày cuối năm.
Bộ Công an hướng dẫn cách nhận diện Website lừa đảo

Bộ Công an hướng dẫn cách nhận diện Website lừa đảo

Pháp luật - Anh Trúc - 16:39, 25/01/2025
Người dân có thể sử dụng mục Tin tức trên ứng dụng VNeID hoặc truy cập vào trang thông tin tinnhiemmang.vn để thực hiện tra cứu thông tin các tên miền độc hại, lừa đảo nhằm bảo vệ an ninh, an toàn trên không gian mạng.
Đề phòng cháy nổ dịp Tết

Đề phòng cháy nổ dịp Tết

Xã hội - Anh Trúc - 16:35, 25/01/2025
Thời điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy nổ.
Nhiều hoạt động “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nhiều hoạt động “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 16:31, 25/01/2025
Từ ngày 01 - 28/02/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam - “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, sẽ diễn ra các hoạt động tháng 2 với chủ đề “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”, các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025.