Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tin tức mới nhất về: nghi lễ

Giá trị nhân văn trong các nghi lễ truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao

Giá trị nhân văn trong các nghi lễ truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao

Media - Trọng Bảo - 11:34, 13/05/2024
Đối với đồng bào dân tộc Dao, Lễ Cấp sắc có vai trò quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của người Dao. Những người tham gia lễ Cấp sắc thực hành nghi lễ, trong đó có nội dung giảng dạy, khuyên răn đạo lý làm người và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Vì thế bên cạnh những người con trai tham gia lễ cấp sắc luôn có những phụ nữ đồng hành.
Độc đáo lễ cấp sắc của đồng bào Dao đỏ

Độc đáo lễ cấp sắc của đồng bào Dao đỏ

Media - Trọng Bảo - 09:15, 21/02/2024
Lễ cấp sắc là một nghi lễ truyền thống và quan trọng bậc nhất trong văn hóa của đồng bào dân tộc Dao đỏ. Trong đó, đại lễ cấp sắc 12 đèn, hay còn gọi là Tẩu Sai diễn ra trong 5 ngày 4 đêm liên tục. Nghi lễ cấp sắc thể hiện văn hóa riêng biệt của người Dao đỏ, ghi nhận sự trưởng thành của đàn ông.
Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Media - BDT - 17:16, 16/09/2024
Từ xa xưa, trong tâm thức và tín ngưỡng của dân tộc Thổ, Lễ bốc Mó hay còn gọi là Lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm là lễ tục đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm. Nghi lễ này mang ý nghĩa khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.
Gia Lai: Đồng bào Ba Na ở Đak Đoa cúng cầu mưa

Gia Lai: Đồng bào Ba Na ở Đak Đoa cúng cầu mưa

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 06:13, 11/04/2024
Ngày 10/4, Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện Đak Đoa ( tỉnh Gia Lai) phối hợp với với UBND xã K’Dang, tổ chức phục dựng lễ cầu mưa của người Ba Na tại khu vực giọt nước và nhà mồ của làng Hnap.
Khánh Hòa: Phục dựng các nghi lễ truyền thống để phát triển du lịch

Khánh Hòa: Phục dựng các nghi lễ truyền thống để phát triển du lịch

Công tác Dân tộc - Ngọc Ánh - 14:28, 22/08/2024
Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2021-2025, thuộc Chương trình MTQG 1719, Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Sở Du lịch và các địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều chương trình phục dựng các nghi lễ của đồng bào các dân tộc như Lễ cúng bến nước của người Ê Đê, Lễ cúng ăn mừng đầu lúa của người Raglai.
Nghi lễ Paranaok - Lễ Báo hiếu của người Raglay

Nghi lễ Paranaok - Lễ Báo hiếu của người Raglay

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 11:37, 07/09/2023
Tháng Bảy Âm lịch được coi là mùa Vu lan (báo hiếu) của một số dân tộc như: Kinh, Tày, Nùng… Đối với người Raglay không quan niệm báo hiếu vào tháng Bảy Âm lịch mà trong cuộc đời của mình, con cái có thể chọn thời gian nào hợp lý để làm Lễ Báo hiếu cho cha mẹ. Nếu chẳng may khi chưa làm Lễ Báo hiếu mà cha mẹ đã qua đời thì người Raglay vẫn phải làm Lễ Báo hiếu để gửi quà cho cha mẹ đang ở thế giới bên kia.
Tiền lương đi làm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4, 1/5 tính như thế nào?

Tiền lương đi làm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4, 1/5 tính như thế nào?

Kinh tế - PV - 09:32, 12/04/2018
Theo Luật Lao động 2012, người lao động sẽ được hưởng thêm 300% tiền lương làm thêm giờ và cộng thêm tiền lương ngày đó.
Sản xuất nông nghiệp và tín ngưỡng của người La Chí

Sản xuất nông nghiệp và tín ngưỡng của người La Chí

Kinh tế - PV - 15:12, 26/07/2021
Người La Chí có lịch sử sinh sống lâu đời ở Hà Giang. Do cư trú trên địa bàn có địa hình phức tạp, hầu hết là khu vực núi cao, độ dốc lớn, cách xa trung tâm nên hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế của người La Chí. Họ giỏi nghề khai khẩn và làm ruộng bậc thang, trồng lúa nước. Cũng từ phương thức canh tác ấy đã hình thành những phong tục, tập quán, tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp trong đời sống văn hóa tinh thần của người La Chí với các nghi lễ mang tính đặc trưng độc đáo.
Thế hệ trẻ ngày nay đang quay lại với trang phục truyền thống

Thế hệ trẻ ngày nay đang quay lại với trang phục truyền thống

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 11:33, 01/03/2024
Ngày nay, trang phục dân tộc Việt Nam đã dần trở nên gần gũi với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Không khó để bắt gặp hình ảnh học sinh, sinh viên mặc những bộ áo dài, áo giao lĩnh, áo nhật bình, áo tấc, đi dạo trên đường phố, hay chụp hình trong những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Đặc biệt, người trẻ không chỉ tự hào khoác lên mình những bộ cổ phục của dân tộc, mà còn có niềm đam mê mạnh mẽ, dành hết tâm huyết để phục dựng lại những bộ trang phục đã có tuổi đời hàng trăm năm đó.
Độc đáo nghi lễ buộc chỉ cầu may của người Thái

Độc đáo nghi lễ buộc chỉ cầu may của người Thái

Media - Thùy Anh - 17:59, 17/02/2023
Những ngày đầu Xuân năm mới ở các tỉnh vùng cao Tây Bắc thường có những lễ hội đặc sắc nhằm tái hiện lại phong tục tập quán lâu đời của cộng đồng các DTTS. Đối với người Thái ở Sơn La, ngoài những lễ hội đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể như xòe Thái; Lễ hội gội đầu truyền thống; lễ hội Kim Pang Then… thì nghi lễ buộc chỉ cổ tay để cầu may cũng là một nghi lễ độc đáo.
Đồng bào Ba Na ở Gia Lai tổ chức lễ “Mừng chiến thắng”

Đồng bào Ba Na ở Gia Lai tổ chức lễ “Mừng chiến thắng”

Tin tức - Ngọc Thu - 18:56, 12/05/2024
Mừng chiến thắng là lễ hội rất đặc trưng của người Ba Na nói riêng và trong văn hóa Tây Nguyên nói chung. Đây là dịp để cộng đồng người Ba Na thực hiện lời hứa trả ơn thần linh sau những đợt chống lại thiên tai, dịch họa, đồng thời cầu xin các vị thần tiếp tục giúp đỡ để cộng đồng được mạnh khỏe, bình yên, có những mùa vụ tươi tốt, đủ đầy.
Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao đỏ

Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao đỏ

Tỉnh Điện Biên có 19 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng rất đa dạng. Điển hình như người Dao đỏ, sinh sống tập trung tại bản ở Huổi Sâu, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ. Mặc dù trải qua quá trình giao thoa văn hóa với các dân tộc khác, nhưng người Dao đỏ vẫn giữ được nhiều nét văn hóa, phong tục truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Trong đó, các nghi thức trong lễ cưới được người Dao đỏ duy trì gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Trống đồng báu vật thiêng trong nghi lễ của người Lô Lô

Trống đồng báu vật thiêng trong nghi lễ của người Lô Lô

Sắc màu 54 - PV - 17:30, 13/03/2018
Trong dịp về Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam để tái hiện Lễ cúng Tổ tiên cùng một số nét sinh hoạt văn hóa của dân tộc Lô Lô, nhóm nghệ nhân và đồng bào Lô Lô ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã giới thiệu đến công chúng Thủ đô về di sản trống đồng gắn với những nghi lễ tâm linh và những điệu múa trống độc đáo.
Lễ hội, nghi lễ truyền thống: Cần giữ chuẩn mực khi sân khấu hóa

Lễ hội, nghi lễ truyền thống: Cần giữ chuẩn mực khi sân khấu hóa

Sắc màu 54 - HỒNG MINH - 10:28, 01/10/2019
Để bảo tồn, khôi phục các lễ hội, nghi lễ truyền thống của đồng bào các DTTS trong bối cảnh hội nhập, việc đưa các lễ hội, nghi lễ truyền thống lên sân khấu như cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội, nghi lễ. Tuy nhiên, mỗi lễ hội, nghi lễ đều mang giá trị tâm linh, vì thế việc hiểu đúng và giữ chuẩn mực khi sân khấu hóa là điều bắt buộc.