Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thế hệ trẻ ngày nay đang quay lại với trang phục truyền thống

Minh Nhật - 11:33, 01/03/2024

Ngày nay, trang phục dân tộc Việt Nam đã dần trở nên gần gũi với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Không khó để bắt gặp hình ảnh học sinh, sinh viên mặc những bộ áo dài, áo giao lĩnh, áo nhật bình, áo tấc, đi dạo trên đường phố, hay chụp hình trong những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Đặc biệt, người trẻ không chỉ tự hào khoác lên mình những bộ cổ phục của dân tộc, mà còn có niềm đam mê mạnh mẽ, dành hết tâm huyết để phục dựng lại những bộ trang phục đã có tuổi đời hàng trăm năm đó.

Người trẻ thích thú khi diện áo dài chụp ảnh dịp Tết
Người trẻ thích thú khi diện áo dài chụp ảnh dịp Tết

Khoảng 5 năm trở lại đây, phong trào phục dựng và ứng dụng cổ phục Việt lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống, nghệ thuật biểu diễn cũng như du lịch di sản trên cả nước và được thế hệ trẻ đón nhận. Cổ phục không chỉ là thời trang, mà còn trở thành trải nghiệm đưa nhiều nét đẹp trong văn hóa truyền thống đến gần hơn với đông đảo công chúng. Với đam mê và niềm tự hào, nhiều nhà thiết kế, nghệ nhân trẻ đang khởi nghiệp bằng việc tôn vinh vẻ đẹp và quảng bá trang phục dân tộc.

Những ngày cuối tuần, khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) thường sôi động và rực rỡ hơn khi các nhóm bạn trẻ Việt Nam đến tham quan kết hợp quay phim, ghi hình với cổ phục. Không ít du khách quốc tế ngạc nhiên, thích thú khi biết trang phục truyền thống của Việt Nam không chỉ có chiếc áo dài hiện đại, và họ còn có thể tìm hiểu kỹ hơn cũng như mặc thử tại các gian hàng trải nghiệm cổ phục trong khuôn viên Hoàng thành như Vạn Thiên Y, Việt phục Hoàng thành.

Giới trẻ hiện nay tự hào và yêu mến lựa chọn các bộ trang phục truyền thống
Giới trẻ hiện nay tự hào và yêu mến lựa chọn các bộ trang phục truyền thống

Theo anh Nguyễn Hải Ðăng, quản lý của Việt phục Hoàng thành, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn vừa qua có rất đông khách hàng chọn mặc cổ phục thay cho áo dài thông thường mà một phần là nhờ “Trend” trên mạng xã hội. Ðiều đó cho thấy người trẻ tuy dễ tiếp cận cái mới nhưng vẫn có tinh thần hướng về cái cũ, tìm hiểu văn hóa, lịch sử. Do đó, các thương hiệu cổ phục khi làm nội dung trên mạng không chỉ đăng tải hình ảnh đẹp mà còn gắn với các kiến thức về tên gọi, ý nghĩa hoa văn, chất liệu, cách sử dụng, dấu ấn lịch sử từng thời kỳ...

Có thể kể đến các dự án, ý tưởng tiêu biểu trong năm nay, trong đó Việt phục Hoàng thành dự kiến kết hợp một số công ty du lịch để ra mắt tour trải nghiệm với cổ phục dành cho du khách nước ngoài, tạo thêm điểm nhấn quảng bá văn hóa Việt Nam. Chia sẻ niềm vui và tự hào khi cổ phục được yêu thích, chị Nguyễn Huyền Lê, quản lý của Vạn Thiên Y cho biết, thời gian qua đơn vị này phát triển mạnh dòng sản phẩm cổ phục làm từ tơ lụa làng nghề truyền thống như Nha Xá (Hà Nam), Vạn Phúc (Hà Nội)...

Cũng được gây dựng bởi một nhóm người trẻ tâm huyết với vốn quý văn hóa, Vạn Thiên Y vinh dự được lựa chọn thực hiện triển lãm “Hành trình vàng son” trong chuỗi sự kiện ngoại giao văn hóa “Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2023”, mang cổ phục Việt Nam đến 3 quốc gia ở 3 châu lục là Nam Phi, Pháp và Nhật Bản; gây ấn tượng với bạn bè quốc tế và khơi dậy lòng tự hào của người Việt xa xứ.

Thực tế, trào lưu chụp ảnh cổ phục cho lễ tốt nghiệp, lễ cưới hay check-in danh lam thắng cảnh đã có từ vài năm trước nhưng không “sớm nở tối tàn” như nhiều xu hướng khác của giới trẻ, mà trái lại còn phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Không chỉ ở các đô thị lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, một số địa phương khác nổi tiếng về du lịch di sản như Ninh Bình, Huế, Hội An... thời gian qua cũng chứng kiến sự nở rộ của các thương hiệu may đo và cho thuê cổ phục Việt Nam, góp phần đẩy lùi hiện tượng du khách Check-in với trang phục truyền thống nước ngoài.

Những thuật ngữ như: Áo nhật bình, áo tấc, áo ngũ thân, áo giao lĩnh, viên lĩnh... trở nên thông dụng, được nhiều người biết đến. Tìm hiểu về cổ phục cũng là chạm vào một “kho tàng” văn hóa đồ sộ, bởi trang phục luôn đi cùng phong tục tập quán, văn hóa vùng miền với những nét riêng biệt từng thời đại. Ðó là một trong những con đường kết nối bạn trẻ với truyền thống, lịch sử.

Nhắc đến nghiên cứu, phục dựng cổ phục, không thể không kể đến sự tiên phong của nhóm Ðại Việt Cổ Phong. Từ một diễn đàn trực tuyến ra đời năm 2014, những thành viên trẻ giàu đam mê đã sáng lập dự án “Hoa văn Ðại Việt” để thu thập, nghiên cứu, phục chế và bảo tồn các hoa văn cổ phổ biến, đặc trưng và đặc sắc của mỹ thuật Việt Nam qua các triều đại phong kiến (từ thời Lý đến thời Nguyễn).

Hiện nay, khoảng 250 mẫu hoa văn được chia sẻ miễn phí và là kho dữ liệu uy tín, dồi dào cho việc phục dựng trang phục, trang sức truyền thống. Một số nhóm nghiên cứu cổ phục khác như Ðông Phong, Great Việt Nam thì tìm kiếm và thực hiện lại các kỹ thuật thêu, dệt vải, nhuộm vải cổ để hạn chế việc phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài khi sản xuất cổ phục. Ỷ Vân Hiên do bạn trẻ 9x Nguyễn Ðức Lộc sáng lập thì phối hợp nghệ nhân các làng nghề thủ công phục chế, tái hiện nhiều bộ cổ phục khác nhau cùng với hài, quạt, mũ mão, gối xếp... được người xưa sử dụng trong các nghi lễ hoàng gia, tâm linh, hay sinh hoạt thường ngày.

Thế hệ trẻ hồi sinh trang phục truyền thống 3
Cổ phục giờ đây đã được người trẻ thổi vào luồng sinh khí mới

Với thế mạnh sản xuất hình ảnh và tổ chức sự kiện, nhóm Vietnam Centre theo đuổi dự án “Dệt nên triều đại” với nhiều hoạt động phong phú như tái hiện Nghi lễ sắc phong Hoàng thái hậu thời Lê, xuất bản sách ảnh, tọa đàm về cổ phục Việt, triển lãm và trải nghiệm hoạt động thẩm mỹ xưa như vấn tóc, nhuộm răng đen...

Ước tính hiện nay có khoảng 30 thương hiệu cổ phục Việt, ngoài những cái tên kể trên còn có Cổ trang Ðại Việt quán, Ðại Việt Phong Hoa, Ða La Xước Phục, Ðông Phong, Việt Cổ phục cách tân, Thủy Trung Nguyệt, Ðại Nam Chân Ảnh... Dù mới ra đời hay hoạt động đã lâu, hầu hết các nhóm này do người trẻ (dưới 40 tuổi) điều hành và hướng đến những mục tiêu chính gồm: Nghiên cứu, phục dựng trang phục truyền thống, các nghi lễ trong cung đình và dân gian; tái hiện kết quả nghiên cứu, phục dựng qua nghệ thuật sân khấu, điện ảnh, văn học và trình diễn; tư vấn về văn hóa và cung cấp các sản phẩm văn hóa truyền thống cho thị trường trong và ngoài nước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Agribank tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tri ân Thương binh - Liệt sĩ

Agribank tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tri ân Thương binh - Liệt sĩ

Nhịp cầu nhân ái - Hoàng Thanh - 1 phút trước
Kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, Đảng ủy, Hội đồng Thành viên, Ban Điều hành, các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên và các đơn vị trong toàn hệ thống Agribank đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ, người có công với cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng... Đây là những việc làm thường xuyên hàng năm và đặc biệt trở thành cao điểm vào mỗi dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, như sự tiếp nối mạch nguồn truyền thống, đạo lý ngàn đời của dân tộc Việt Nam: “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”...
Phòng Giao dịch Như Quỳnh Vietcombank Hưng Yên: Hỗ trợ khách hàng tránh bị lừa đảo số tiền lớn

Phòng Giao dịch Như Quỳnh Vietcombank Hưng Yên: Hỗ trợ khách hàng tránh bị lừa đảo số tiền lớn

Kinh tế - Khánh Sơn - 3 phút trước
Vừa qua tại Phòng Giao dịch Như Quỳnh Vietcombank Hưng Yên bộ phân giao dịch viên (GDV) có nhận được yêu cầu tất toán 02 sổ tiết kiệm của khách hàng T.T.N. Sau khi tiếp nhận khách hàng vào quầy và tìm hiểu nhu cầu, mục đích sử dụng tiền của khách hàng, GDV Lê Xuân Tiến với kinh nghiệm thực tế đã nhận định được trạng thái vội vàng và hối thúc của khách hàng, trong quá trình giao dịch khách hàng liên tục trao đổi qua điện thoại với đối tác.
“Ngoại giao cây tre” dấu ấn đặc sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

“Ngoại giao cây tre” dấu ấn đặc sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - Hoàng Định - 6 phút trước
Năm 1997, đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Uỷ viên Bộ Chính trị. Kể từ thời điểm ấy, ông liên tục là Uỷ viên Bộ chính trị các khóa tiếp theo và đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng; Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở cương vị nào ông cũng để lại những dấu ấn sâu sắc và đóng góp to lớn cho Đảng, đất nước và dân tộc Việt Nam, trong đó có triết lý “ngoại giao Cây tre”.
Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng

Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng

Thời sự - Hương Trà - 10 phút trước
Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, từ 7 giờ đến 24 giờ ngày 25/7; từ 7 giờ đến 12 giờ ngày 26/7/2024 có hơn 5.600 Đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 12 phút trước
Ông Nguyễn Trọng Trường, con trai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lời cảm ơn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao, các cơ quan, đoàn thể Trung ương, địa phương, các quý vị đại biểu, đồng bào ta và bạn bè quốc tế đã đến viếng và tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện ở vùng cao, “khó càng thêm khó”

Vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện ở vùng cao, “khó càng thêm khó”

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 23 phút trước
Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở tăng đồng nghĩa với việc mức đóng Bảo hiểm y tế “BHYT” cũng tăng; điều này khiến cho việc vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai “đã khó nay còn khó hơn”. Việc người dân không có BHYT ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe mỗi khi ốm đau, bên cạnh đó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chí “tỷ lệ người dân tham gia BHYT” trong xây dựng Nông thôn mới.
Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày càng phát triển sâu rộng

Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày càng phát triển sâu rộng

Xã hội - Minh Thu - 24 phút trước
Trong những năm qua, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình hưởng ứng, trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Chính thức khai mạc Olympic Paris 2024

Chính thức khai mạc Olympic Paris 2024

Thể thao - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Rạng sáng 27/7 (theo giờ Việt Nam), Lễ khai mạc Olympic Paris 2024 đã chính thức diễn ra tại thủ đô Paris của Pháp. Thay vì đài đuốc, chủ nhà Pháp đã lựa chọn 1 cách đặc biệt khác, khi ngọn đuốc của Olympic 2024 được thắp lên trên khinh khí cầu.
Tri ân người có công với sự chân thành từ trái tim

Tri ân người có công với sự chân thành từ trái tim

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7) là ngày kỷ niệm thiêng liêng, mang đậm tính nhân văn cao cả của dân tộc Việt Nam, là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta bày tỏ lòng biết ơn, tri ân sự hy sinh vô cùng to lớn của các Anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2024), sáng 27/7/2024, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.