Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghi lễ Paranaok - Lễ Báo hiếu của người Raglay

Bá Minh Truyền - 11:37, 07/09/2023

Tháng Bảy Âm lịch được coi là mùa Vu lan (báo hiếu) của một số dân tộc như: Kinh, Tày, Nùng… Đối với người Raglay không quan niệm báo hiếu vào tháng Bảy Âm lịch mà trong cuộc đời của mình, con cái có thể chọn thời gian nào hợp lý để làm Lễ Báo hiếu cho cha mẹ. Nếu chẳng may khi chưa làm Lễ Báo hiếu mà cha mẹ đã qua đời thì người Raglay vẫn phải làm Lễ Báo hiếu để gửi quà cho cha mẹ đang ở thế giới bên kia.

Chuẩn bị các vật phẩm trong Lễ Báo hiếu
Chuẩn bị các vật phẩm trong Lễ Báo hiếu

Nghi thức trong Lễ Báo hiếu

Người Raglay có quan niệm tổ chức nghi lễ Paranaok (Lễ Báo hiếu) cho cha mẹ lúc còn sống có nhiều giá trị hơn lúc đã qua đời. Nghi Lễ Báo hiếu có nhiều hình thức khác nhau như con báo hiếu cho cha mẹ, cháu báo hiếu cho ông bà, cháu báo hiếu cho người cậu. Lễ báo hiếu của con trai cho cha mẹ được người Raglay tiến hành như sau:

Người Raglay theo chế độ mẫu hệ nên đàn ông khi lấy vợ thì sang ở nhà vợ. Vì vậy, trước khi tổ chức Lễ Báo hiếu, người con trai sẽ đưa vợ, cha mẹ vợ và bà con thân thuộc về nhà cha mẹ ruột của mình. Mọi người ngồi xếp theo hình chữ nhật trong căn phòng, ở giữa là mâm bày bia, nước ngọt và rượu trắng. Sau khi hai bên gia đình sui gia (thông gia) vui vẻ nói chuyện, vợ chồng người con mới chính thức thông báo với họ hàng việc tổ chức Lễ Báo hiếu cho cha mẹ mình.

Đồng bào Raglai quan niệm Lễ báo hiếu là việc chung của cộng đồng, do đó được xếp vào hệ thống lễ hội chung như lễ bỏ mả, lễ cưới, lễ ăn cơm mới...
Đồng bào Raglai quan niệm Lễ báo hiếu là việc chung của cộng đồng, do đó được xếp vào hệ thống lễ hội chung như lễ bỏ mả, lễ cưới, lễ ăn cơm mới...

Được sự đồng ý của gia đình hai bên, hai vợ chồng mang ra những bộ quần áo mới để cha mẹ và mọi người xem trước. Những bộ quần áo này người con sẽ biếu cho cha mẹ trong Lễ Báo hiếu. Sau đó mọi người về chuẩn bị cho công việc Lễ Báo hiếu hôm sau.

Khoảng 7 giờ sáng, những người thân trong gia đình có mặt đầy đủ. Gia đình người con bưng ra 1 một cái mâm lễ có 2 tô rượu cần, vài chai bia, nước ngọt và rượu trắng. Trước sự chứng kiến của hai bên gia đình sui gia và họ hàng, con trai mang quần áo ra biếu cho cha mẹ mình. Hai vợ chồng nâng bộ quần áo lên để cha mẹ nhận, sau đó xông quần áo trên khói trầm hương để trình báo với thần linh biết. Tiếp theo, người con con trai mang bộ đồ mới ra mặc cho cha mình, bộ đồ gồm 1 bộ pijama, 1 bộ áo dài, 1 cái khăn đóng, 1 cái khăn tay. Con dâu mặc quần áo mới cho mẹ chồng gồm 1 bộ áo bà ba, 1 bộ vest, 1 cái khăn quấn trên đầu và 1 cái khăn tay.

 Không gian một Lễ báo hiếu của người Raglai
Không gian một Lễ báo hiếu của người Raglai

“Diện” bộ quần áo mới do con tặng, cha mẹ bước ra ngoài thực hiện nghi thức khấn vái thần linh khi mọi người chuẩn bị tiến hành hiến tế 2 con heo (con lợn). Thịt heo sau đó được chế biến thành các món ăn, bày ra 2 cái mâm, mỗi mâm có 2 tô rượu cần và có 4 cái chén. Nghi thức mời rượu do con cái mời cha mẹ uống trước, đến lượt người chứng kiến buổi Lễ uống sau. Con trai mời rượu cần cho cha mẹ vợ, con dâu bưng chén rượu cần mời cha mẹ chồng. Sau đó, mời những người tham dự cùng chung vui uống rượu cần.

 Chủ lễ Pinăng là người có uy tín với cộng đồng, am hiểu luật tục, có vai trò dẫn dắt điều hành buổi Lễ
Chủ lễ là người có uy tín với cộng đồng, am hiểu luật tục, có vai trò dẫn dắt điều hành buổi Lễ

Dâng lễ vật hiến tế

Lễ vật trong Lễ Báo hiếu được bày ra 2 mâm: 1 mâm thịt heo sống gồm 1 cái thủ, 2 cái đùi và cái đuôi; 1 mâm đựng thức ăn chín gồm 2 con gà luộc và rượu cần. Ngoài ra, còn có 1 bát tô đựng gạo, lớp trên là những chiếc lá chuối được cắt nhỏ têm thành hình tam giác như miếng trầu và một cây nến. Xung quanh mâm lễ vật thịt heo sống là 10 đĩa thịt gà luộc để nguyên con.

Vợ chồng người con dâng các món ngon mời cha mẹ trong Lễ Báo hiếu
Vợ chồng người con dâng các món ngon mời cha mẹ trong Lễ Báo hiếu

Thầy cúng đọc lời khấn trình báo với thần linh, tay lấy một ít cơm, một ít thịt gà bỏ xuống đất. Kế đến, đổ một ít rượu trắng, rượu cần xuống đất. Sau đó, thầy cúng cầm miếng lá chuối trên tay khấn rồi đưa cho vợ chồng mỗi người 2 miếng, đưa cho cha mẹ vợ, cha mẹ chồng và những người chứng kiến buổi Lễ mỗi người 2 miếng. Mọi người mở lá chuối ra xem, so sánh 2 chiếc lá để biết về điều tốt, xấu, cuộc sống tương lai của hai vợ chồng. Những đường gân lá chuối thẳng đều nhau báo hiệu điều may mắn, tốt lành, còn những đường gân lá không đều nhau là báo hiệu sự khó khăn, gập ghềnh hai vợ chồng sẽ gặp phải trong cuộc sống.

 Cùng với lời chủ Lễ, hai vợ chồng đeo nhẫn, dây chuyền, mặc quần áo cho bố mẹ; chồng trao cho bố, vợ trao cho mẹ rồi mời bố mẹ ăn cơm, vợ gắp cho mẹ, chồng gắp cho bố
Cùng với lời chủ Lễ, hai vợ chồng đeo nhẫn, dây chuyền, mặc quần áo cho bố mẹ; chồng trao cho bố, vợ trao cho mẹ rồi mời bố mẹ ăn cơm, vợ gắp cho mẹ, chồng gắp cho bố

Cuối cùng, thầy cúng cầm con gà trên tay, khấn với thần linh rồi bói lưỡi gà xem thần linh cho biết tương lai của hai vợ chồng làm ăn như thế nào, gia đình sui gia có thuận hòa không? Việc xem gân lá chuối, bói lưỡi gà xong, mọi người cùng nhau bình luận về những dấu hiệu thần linh cho biết qua lá chuối, lưỡi gà. Những mâm thịt heo sống được dọn đi để chế biến, nấu chín làm thành các món ăn.

 Một nghi thức trong buổi lễ
Một nghi thức trong buổi lễ
Sau khi kết thúc phần Lễ là phần Hội, đồng bào Raglai và khách mời hòa mình với các tiết mục trình diễn mã la, ca hát nhảy múa và giao lưu trong buổi lễ
Sau khi kết thúc phần Lễ là phần Hội, đồng bào Raglai và khách mời hòa mình với các tiết mục trình diễn mã la, ca hát nhảy múa và giao lưu trong buổi lễ

Thịt heo được nấu chín chế biến ra thành các món ăn. Mỗi một món ăn mang ra đựng trong 5 cái chén và dọn trên nền nhà. Khi các món ăn đã được bài trí đầy đủ. Thầy cúng lấy tô gạo, đốt nến khấn báo với thần linh biết về Lễ Báo hiếu do con trai tổ chức cho cha mẹ. Người con trai cầm đôi đũa gắp thức ăn đút cho cha. Còn con dâu đút thức ăn cho mẹ chồng. Sau đó, cha mẹ mời ngược lại con cái, rồi mời hết những người đến tham dự Lễ Báo hiếu cùng ăn. Cha mẹ ăn càng nhiều thì con cái càng vui. Lần lượt, người con sẽ gắp từng món cho cha mẹ ăn. Khi cha mẹ đã thưởng thức qua hết lượt các món ăn ngon, uống rượu cần chếnh choáng thì phần thịt còn lại được mời những người đến tham dự, chứng kiến Lễ Báo hiếu cùng nhau ăn uống vui vẻ.

 Phần Hội rộn ràng với tiếng cồng chiêng, tiếng đàn hát chung vui của đồng bào
Phần Hội rộn ràng với tiếng mã la, tiếng đàn hát chung vui của đồng bào

Sau khi kết thúc phần lễ là phần hội, đồng bào Raglay và khách mời hòa mình với các tiết mục trình diễn mã la, ca hát nhảy múa và giao lưu trong buổi Lễ.

Lễ Báo hiếu của người Raglay mang giá trị nhân văn sâu sắc nhằm đền đáp công ơn to lớn của cha mẹ đã nuôi dưỡng con cái nên người... Người Raglay quan niệm “một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp”. Cha mẹ rất hạnh phúc và vinh dự nhận được những món quà tặng của con cái, được con cái nấu cho một bữa cơm ngon miệng trong sự chứng kiến của họ hàng và làng xóm. Nhân dịp này, hai gia đình sui gia gặp nhau, thắt chặt thêm tình cảm...”

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 phút trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Phú Thọ đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Phú Thọ đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 7 phút trước
Sau gần bốn năm quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Phú Thọ đã có nét khởi sắc. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây mới, đời sống của đồng bào DTTS có nhiều bước chuyển tích cực.
Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

Sắc màu 54 - Minh Anh - 9 phút trước
Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà - Đậm đà bản sắc” sẽ diễn ra vào cuối tháng 4/2025, với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 12 phút trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại giới đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 27 phút trước
UBND tỉnh Quảng Trị vừa ký ban hành quyết định phê duyệt dự án “Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công trực tuyến cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS sinh sống”.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 29 phút trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 38 phút trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Công an Quảng Nam đã xác minh, xử phạt 2 người nước ngoài có hành vi buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô lưu thông trên đường ven biển.
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 3 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định 835/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.