Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hà Giang: Đồng bào các dân tộc “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”

Dương Ngọc Đức - 3 giờ trước

Để bài trừ những hủ tục không còn phù hợp với đời sống văn hóa mới, năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU về thực hiện xoá bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 27). Chủ trương "đúng" và "trúng" đã được đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, đồng thuận.

Tỉnh Hà Giang phát huy việc bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với việc xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn. (Trong ảnh: Biểu diễn múa khèn của người Mông)
Tỉnh Hà Giang phát huy việc bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với việc xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn. (Trong ảnh: Biểu diễn múa khèn của người Mông)

Nhiều năm trước đây, trong các bản làng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn tồn tại nhiều hủ tục trong việc tang, việc cưới, cúng bái lúc ốm đau... gây lãng phí, tốn kém tiền của, thời gian. Đơn cử như ở thôn Chúng Mung, xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn có 55 hộ với 345 nhân khẩu, 100% đều là dân tộc Mông với 6 dòng họ. Đây là thôn tồn tại nhiều hủ tục nhất nhì xã Thài Phìn Tủng. 

Trong việc cưới, nhiều gia đình nhà gái thách cưới rất cao; đám cưới tổ chức cưới dài ngày, ăn uống linh đình gây lãng phí, tốn kém. Trong việc tang, đồng bào tổ chức đám tang dài ngày, người chết không được đưa vào áo quan; mổ nhiều gia súc để cúng bái, đốt nhiều vàng mã gây rất tốn kém, lãng phí và ảnh hưởng vệ sinh môi trường. Nhiều gia đình có tư tưởng trọng nam khinh nữ, cấm con dâu ngồi ăn cơm chung với bố chồng, cùng với đó là tệ nạn uống rượu, tảo hôn khiến tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở thôn luôn cao nhất nhì xã.

Ông Vàng Chìa Ly đã có hơn 15 năm làm Bí thư Chi bộ thôn Chúng Mung chia sẻ: Sau khi có Chỉ thị số 09-CT/TU, ngày 10/05/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng bài trừ các hủ tục lạc hậu ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang” giai đoạn 2021 - 2025 (Chỉ thị 09) và Nghị quyết 27 của Tỉnh uỷ, thôn chúng tôi đã thành lập Tổ vận động bài trừ các hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong Nhân dân. 

Tổ vận động cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn với từng nhánh dòng họ, trưởng dòng họ, các thầy mo, thầy cúng để thảo luận, bàn bạc thống nhất về nhận thức, cải tiến, đổi mới việc tang, việc cưới; thay đổi tư duy trong tổ chức lễ hội và nếp sống sinh hoạt với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu"...

Ông Ly cũng chia sẻ lại câu chuyện “gương mẫu” trong việc tang của gia đình ông. Cụ thể là khi mẹ ông qua đời, gia đình đã đưa mẹ vào áo quan ngay khi làm tang lễ tại nhà. Gia đình ông cũng đồng thời thực hiện “4 không”: Không nhận trả lễ bằng gia súc (bò); không tổ chức tang ma rườm rà, dài ngày; không ăn uống linh đình; không đốt nhiều vàng mã.

 Ban đầu, khi gia đình ông đưa ra quyết định này, một số gia đình trong dòng họ đã phản đối, bỏ về vì cho rằng như vậy là không đúng với truyền thống của người Mông từ trước đến nay. Sau khi nghe ông Ly chân thành giải thích, mọi người trong dòng họ hiểu ra và chấp nhận làm theo “cái mới”.

Ông Vàng Chìa Ly thông tin thêm, qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết 27, nhiều hủ tục đã được loại bỏ, nhận thức của người dân được nâng lên. Đến nay, thôn Chúng Mung đã có 4/6 dòng họ thực hiện đưa người chết vào áo quan ngay khi làm tang lễ tại nhà. Nhiều nét đẹp văn hoá của đồng bào dân tộc Mông được khôi phục, phát huy; tỷ lệ hộ nghèo hằng năm ngày càng giảm, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dần được nâng cao.

Nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ được tỉnh Hà Giang tổ chức gắn với việc xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh trong Nhân dân.
Nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ được tỉnh Hà Giang tổ chức gắn với việc xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh trong Nhân dân.

Còn tại thôn Sủng Lủ, xã Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc có 202 hộ, với 1.206 nhân khẩu, với 8 dòng họ. Trước khi có Nghị quyết 27, trong thôn còn tồn tại nhiều hủ tục như tảo hôn, sinh nhiều con, thách cưới cao, đám tang dài ngày, ăn uống linh đình, tốn kém... Tuy nhiên, sau khi có Nghị quyết 27 thì những hủ tục này dần đã được loại bỏ khỏi cộng đồng.

Ông Sùng Chứ Mua, Trưởng dòng họ Sùng cho biết: Dòng họ của ông có 63 hộ, 323 khẩu. Sau khi được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, giải thích, dòng họ Sùng thống nhất sẽ thay đổi, cải tiến cái cũ, làm theo cái mới, tiến bộ. Dòng họ Sùng có 17 đảng viên, đông nhất ở thôn này, do đó, chúng tôi phát huy vai trò tiên phong "đảng viên đi trước, làng nước theo sau". 

Dòng họ Sùng đã thống nhất, thời gian tổ chức lễ tang từ 12 tiếng đến 36 tiếng, chỉ mổ 1 con lợn; con cháu phải được bố mẹ tạo điều kiện cho đi học đến nơi, đến chốn, không được tảo hôn. Trong việc cưới, chỉ tổ chức gọn nhẹ, trang trọng tiết kiệm trong 1 ngày. 

Nhờ thực hiện nếp sống văn hóa mới mà các gia đình trong dòng họ làm ăn kinh tế cũng khấm khá hơn. Đến nay, đã có 4 dòng họ trong thôn thực hiện đưa người chết vào áo quan ngay khi làm tang ma tại nhà, đời sống sinh hoạt đã có nhiều thay đổi tiến bộ.

Ông Trần Mạnh Lợi, Trưởng ban Dân vận cho biết thêm: Hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 27, tỉnh Hà Giang đã đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện nếp sống văn hóa mới; việc cưới, việc tang đã có chuyển biến tích cực; nhiều mô hình, cách làm hiệu quả được quan tâm thực hiện.

 Tiêu biểu như Huyện ủy Đồng Văn chỉ đạo tổ chức Đoàn các cấp định hướng, vận động đoàn viên, thanh niên tổ chức đăng ký kết hôn tập thể; thành lập Câu lạc bộ (CLB) sức khỏe sinh sản; CLB phòng chống tảo hôn; CLB “Gia đình hạnh phúc”, CLB gia đình “Nuôi con khỏe dạy con ngoan”, CLB “Phòng chống mua bán người” tại 9/9 xã biên giới; CLB nông dân phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; huyện Bắc Mê xây dựng mô hình cưới tiết kiệm, gia đình trẻ và thanh niên với việc cưới theo nếp sống mới tại 13/13 xã, thị trấn; các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần làm tốt công tác vận động mọi người không dự lễ cưới đối với các cặp đôi tảo hôn.

Trong việc tang cũng có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Nhiều nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng truyền thống trong đời sống của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh được bảo tồn và phát huy. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đakrông (Quảng Trị): Quan tâm phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS

Đakrông (Quảng Trị): Quan tâm phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS

Đakrông là huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị có phần lớn người dân là đồng bào DTTS. Vì thế, huyện rất quan tâm xây dựng, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ người DTTS. Từ đó, tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển hiệu quả kinh tế - xã hội địa phương.
Đakrông (Quảng Trị): Quan tâm phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS

Đakrông (Quảng Trị): Quan tâm phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS

Công tác Dân tộc - Hà Anh - 1 giờ trước
Đakrông là huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị có phần lớn người dân là đồng bào DTTS. Vì thế, huyện rất quan tâm xây dựng, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ người DTTS. Từ đó, tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển hiệu quả kinh tế - xã hội địa phương.
Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Kiệt quệ sau mỗi đám tang… (Bài 1)

Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Kiệt quệ sau mỗi đám tang… (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Kim Thu - 3 giờ trước
Mèo Vạc là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Hà Giang, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 78%. Trong đời sống của đồng bào, bên cạnh nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được bảo tồn, phát huy vẫn có không ít hủ tục vẫn ăn sâu, bám rễ. Cùng với đó là sự len lỏi của tà đạo từ những kẻ xấu lôi kéo bà con… khiến cho hành trình xóa bỏ hủ tục, vấn nạn này trong đồng bào thêm gian nan, vất vả. Tuy nhiên, những nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị đã và đang từng ngày đem lại sự bình yên cho mỗi bản làng.
Hà Giang: Đồng bào các dân tộc “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”

Hà Giang: Đồng bào các dân tộc “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”

Công tác Dân tộc - Dương Ngọc Đức - 3 giờ trước
Để bài trừ những hủ tục không còn phù hợp với đời sống văn hóa mới, năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU về thực hiện xoá bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 27). Chủ trương "đúng" và "trúng" đã được đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, đồng thuận.
Lâm Đồng: Nông dân người Tày làm giàu trên quê mới Lộc Nam

Lâm Đồng: Nông dân người Tày làm giàu trên quê mới Lộc Nam

Kinh tế - Thảo Linh - 3 giờ trước
Từng trải qua những năm tháng khó khăn, gian khổ trong xây dựng cuộc sống, ông Nông Văn Thuyên, sinh năm 1960, dân tộc Tày, ở thôn 10, xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng không ngừng nỗ lực vươn lên, phát triển kinh tế gia đình và trở thành nông dân sản xuất giỏi.
Tân Lạc (Hòa Bình): Thực hiện nhiều hoạt động trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân vùng DTTS

Tân Lạc (Hòa Bình): Thực hiện nhiều hoạt động trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 3 giờ trước
Thời gian qua, huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) đã phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tại huyện tổ chức 34 cuộc trợ giúp pháp lý cho người dân vùng DTTS, với khoảng 2.200 lượt người tham gia. Hoạt động này đang góp phần giúp người dân được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; phòng ngừa, hạn chế thấp nhất việc người dân vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết.
Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu

Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu. Dân bản vùng cao Tương Dương cùng nhau bạt núi mở đường. Về Cốc Muổng thưởng thức bánh gio truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu

Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu. Dân bản vùng cao Tương Dương cùng nhau bạt núi mở đường. Về Cốc Muổng thưởng thức bánh gio truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các DTTS được chuẩn bị chu đáo

Đắk Lắk: Công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các DTTS được chuẩn bị chu đáo

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 4 giờ trước
Chiều 15/10, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024 tổ chức Phiên họp lần 3 với các tiểu ban nhằm rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội. Ông Nguyễn Thiên Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh chủ trì Phiên họp.
Nhiều hoạt động tại Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào

Nhiều hoạt động tại Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào

Tin tức - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu về Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2. Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam chủ trì, thông tin nhiều nội dung tại buổi gặp.
Bắt quả tang nhiều nhóm trộm cau ở Quảng Ngãi

Bắt quả tang nhiều nhóm trộm cau ở Quảng Ngãi

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
Ngày 15/10, Công an huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thời gian gần đây, lực lượng đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ và xử lý nhiều nhóm hái trộm cau tươi trên địa bàn.
Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hợp đồng điện tử an toàn

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hợp đồng điện tử an toàn

Tin tức - Thúy Hồng - 6 giờ trước
Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử, với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn” do Bộ Công Thương đã tổ chức ngày 15/10, tại Hà Nội, đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng về ứng dụng hợp đồng điện tử và tạo không gian trao đổi giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai hợp đồng điện tử an toàn trên toàn quốc, trong giai đoạn 2024 - 2025.