Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Minh Nhật (t/h) - 07:05, 21/05/2024

Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.

Bác sĩ Cao Xuân Tiêm - Trạm trưởng Trạm Y tế Y Leeng (Trạm Y tế Dân Hóa).
Bác sĩ Cao Xuân Tiêm - Trạm trưởng Trạm Y tế Y Leeng (Trạm Y tế Dân Hóa).

Bác sĩ Cao Xuân Tiêm, hiện là Trạm trưởng Trạm Y tế Y Leeng (Trạm Y tế Dân Hóa) sinh ra trong gia đình người dân tộc Chứt tại bản Bãi Dinh, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Quê hương anh là xã miền núi vùng biên, phần lớn cư dân là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn, vất vả. Từ nhỏ, cuộc sống gia đình cơ cực, anh luôn hiểu được rằng, phải nỗ lực học lấy "con chữ" mới có cơ hội thoát nghèo, mang tri thức giúp dân bản.

Bác sĩ Tiêm chia sẻ, anh cũng đã từng nghe nhắc đến hủ tục “mẹ chết chôn con theo” của người Ma Coong, người Khùa, Sách, Mày, Rục ở Quảng Bình. Đặc biệt, chứng kiến  tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, khi ốm thì chỉ mời thầy mo về cúng trừ ma đuổi bệnh...gây nhức nhối mà nguyên nhân, đều là do nhận thức hạn chế, nhất là là về kiến thức y tế chăm sóc sức khỏe của người dân.

Theo đó, qua những buổi khám bệnh tại Trạm Y tế cũng như sinh hoạt với thôn bản, bác sĩ Tiêm kết hợp tuyên truyền bằng cách "mưa dầm thấm lâu" để đồng bào nâng cao nhận thức trong công tác chăm sóc sức khỏe. Dần dần khi có bệnh, bà con không còn đến nhờ thầy cúng mà tìm đến Trạm Y tế. 

"Trước đây khi đau ốm ai cũng nghĩ do con ma rừng gây ra nên nhờ thầy cúng. Nhờ có bác sĩ Tiêm là người con dân bản được ăn học nên chữa hết bệnh cho bà con, ai ai cũng tin theo. Từ nay bà con ốm đau là đến Trạm Y tế", ông Hồ Thoong, trú bản K-Ai, xã Dân Hóa bày tỏ.

Bác sĩ Tiêm vào bản tuyên truyền bà con phòng các bệnh thời điểm giao mùa
Bác sĩ Tiêm tuyên truyền cho bà con phòng các bệnh thời điểm giao mùa

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng biên, bác sĩ Tiêm luôn có thái độ ứng xử, giao tiếp phù hợp, tránh gây phiền hà cho người dân, tạo niềm tin cho dân bản khi đến khám, điều trị tại trạm.

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Minh Hóa cho biết, từ khi về công tác tại Trạm Y tế xã Dân Hóa, bác sĩ Cao Xuân Tiêm góp phần lớn vào việc thay đổi nhận thức của bà con, xóa bỏ các hủ tục như cúng, thổi, sinh đẻ ở chòi…

Trước đây, khi người phụ nữ DTTS gần đến ngày sinh người dân sẽ dựng chòi ở bìa rừng hoặc bờ suối để sinh nở. Nguy cơ xảy ra biến chứng xấu cho sức khỏe của sản phụ và trẻ là rất cao. Chính quyền cùng cán bộ y tế thường xuyên tuyên truyền để xóa bỏ tập tục này.

Người dân được các sĩ Tiêm và đồng nghiệp thăm khám tại nhà.
Người dân được bác sĩ Tiêm và đồng nghiệp thăm khám tại nhà

Khi về nhận công tác tại xã nhà, bác sĩ Tiêm cùng đồng nghiệp nhiều lần lặn lội vào các bản xa đỡ đẻ, chăm sóc cho mẹ con sản phụ. Cùng với đó, vị bác sĩ cũng vận động, chia sẻ với bà con sự nguy hiểm của phương thức sinh chòi, sinh bờ suối. Đến nay, tại Dân Hóa, hủ tục "đẻ chòi" gần như được giải quyết dứt điểm, giảm thiểu nhiều hiểm nguy thường trực với sản phụ trong lúc "vượt cạn".

"Để giải thích, thuyết phục, động viên bà con trong các bản mỗi khi sinh đẻ, ốm đau phải đến Trạm Y tế, chúng tôi "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tuyên truyền, vận động. Đích đến đầu tiên là các già làng, trưởng bản, bởi hơn ai hết, những người này, tiếng nói luôn có trọng lượng với bà con dân bản", bác sĩ Tiêm chia sẻ.

Ông Đinh Văn Chinh, Chủ tịch UBND xã Dân Hóa cho biết, Trạm Y tế của xã thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho khoảng 5.000 người dân trên địa bàn, với hơn 80% là đồng bào DTTS. 

Trạm Y tế xã Dân Hóa thực hiện chăm sóc sức khoẻ cho khoảng 5.000 người dân trên địa bàn trong đó 80% là người DTTS
Trạm Y tế xã Dân Hóa thực hiện chăm sóc sức khoẻ cho khoảng 5.000 người dân trên địa bàn trong đó 80% là người DTTS

"Bác sĩ Cao Xuân Tiêm sinh ra và lớn lên ở vùng đất này nên rất hiểu hoàn cảnh khó khăn cũng như các hủ tục lạc hậu. Trong công tác, bác sĩ Tiêm luôn năng nổ và tâm huyết. Với sự năng động của một trạm trưởng, sự tận tình của một thầy thuốc, bác sĩ Tiêm xây dựng Trạm Y tế xã Dân Hóa trở thành địa chỉ tin cậy khi ốm đau của bà con", ông Đinh Văn Chinh cho biết.

Theo bác sĩ Dương Thanh Bình, Giám đốc Sở Y tế Quảng Bình, trên địa bàn tỉnh có nhiều bác sĩ người DTTS được đào tạo bài bản về y học, sau khi tốt nghiệp trở về quê hương chăm sóc sức khỏe cho bà con dân bản. Với tinh thần tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, họ để lại những hình ảnh đẹp, tình cảm sâu sắc, được chính quyền và người dân quý mến, tin yêu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thu hơn nửa tỷ đồng mỗi năm từ nuôi chồn hương

Thu hơn nửa tỷ đồng mỗi năm từ nuôi chồn hương

Tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng với công việc ổn định ở Đà Nẵng, nhưng anh Huỳnh Viên Mãn (32 tuổi, xã Đại Lãnh, Đại Lộc, Quảng Nam) quyết định về quê để khởi nghiệp. Sau nhiều năm cố gắng, đến nay anh đã gây dựng cho mình trang trại chồn hương, thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.
Tin nổi bật trang chủ
An Giang: Tạm giữ cha dượng bạo hành con riêng 8 tuổi của vợ khiến cháu bé hôn mê

An Giang: Tạm giữ cha dượng bạo hành con riêng 8 tuổi của vợ khiến cháu bé hôn mê

Pháp luật - Tào Đạt - Tiến Tầm - 3 phút trước
Tại cơ quan điều tra, đối tượng Hồ Trần Minh Có thừa nhận nhiều lần bạo hành cháu bé 8 tuổi (là con riêng của vợ), thậm chí còn dùng tay nâng nạn nhân lên cao rồi tung lên cho rớt xuống nệm mỏng trải trên sàn nhà làm bất tỉnh.
Bình Định trung dũng kiên cường, luôn là tấm gương sáng ngời của lòng yêu nước

Bình Định trung dũng kiên cường, luôn là tấm gương sáng ngời của lòng yêu nước

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 5 phút trước
Đó là phát biểu của ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định, tổ chức tối 30/3.
Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025

Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 31/3, Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết, ngày Hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV, năm 2025, sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 11 - 13/4, với sự tham gia của hơn 900 nghệ nhân, đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Kon Tum đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.
Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Tỉnh Sơn La vừa điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) theo hướng tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lên Bắc Hà, cùng khám phá sắc màu chợ phiên

Lên Bắc Hà, cùng khám phá sắc màu chợ phiên

Sắc màu 54 - Hà Phương - 1 giờ trước
Chợ phiên Bắc Hà không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn ghi dấu trên bản đổ du lịch Đông Nam Á. Phiên chợ lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống và sắc màu cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc.
Tổ chức Lễ hội Đền Đức Thánh Cả làng Đông Sơn

Tổ chức Lễ hội Đền Đức Thánh Cả làng Đông Sơn

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Ngày 31/3 (tức ngày 3/3 năm Ất Tỵ), UBND phường Hàm Rồng (Tp. Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ hội Đền Đức Thánh Cả, làng Đông Sơn, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách đến chiêm bái.
Khởi công cầu đường bộ Bát Xát - Bá Sái qua sông Hồng

Khởi công cầu đường bộ Bát Xát - Bá Sái qua sông Hồng

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sáng 31/3, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Dự án cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc). Tham dự buổi Lễ khởi công có lãnh đạo Bộ Xây dựng, lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
Mèo Vạc (Hà Giang) xóa trắng tà đạo “San sư khẻ tọ”

Mèo Vạc (Hà Giang) xóa trắng tà đạo “San sư khẻ tọ”

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Những năm qua, tà đạo “San sư khẻ tọ” đã xâm nhập vào đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự và bức xúc trong cộng đồng. Tuy nhiên, với việc linh hoạt triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, trong đó có công tác dân vận khéo nhiều hộ theo tà đạo “San sư khẻ tọ” ở huyện Mèo Vạc đã quay trở lại thờ cúng tổ tiên theo phong tục truyền thống.
“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

Tin tức - Văn Hoa - 4 giờ trước
Vừa qua, Quân chủng Hải quân tổ chức tổng kết trao giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tác phẩm “Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A.