Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hà Giang: Giải bài toán thiếu nước ở Mèo Vạc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vũ Mừng - Minh Giàng - 09:25, 03/06/2025

Huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang là địa bàn có khí hậu khắc nghiệt, mùa khô kéo dài, khiến tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất xảy ra thường xuyên. Trước thực trạng đó, những năm gần đây, từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã được đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp.

Mèo Vạc là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang, có hơn 17.600 hộ dân, gần 96.000 nhân khẩu với 17 dân tộc cùng chung sống. Trong đó, 95,34% dân số là đồng bào DTTS.

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Séo Sả Lủng, xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc
Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Séo Sả Lủng, xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc

Tháng 9/2023, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc được đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng hồ chứa nước tập trung tại thôn Séo Sả Lủng với dung tích 1.000m³. 

Đến tháng 7/2024, công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng, mang lại niềm vui lớn cho người dân. Hồ hiện cung cấp ổn định nguồn nước sạch cho hơn 200 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu, thuộc 3 thôn Séo Sả Lủng, Séo Sà Lủng và Thào Lủng.

Nhờ có công trình nước sinh hoạt tập trung của địa phương, gia đình anh Vừ Mí Sùng cùng nhiều hộ dân khác không còn phải vất vả tìm nguồn nước vào mùa khô
Nhờ có công trình nước sinh hoạt tập trung của địa phương, gia đình anh Vừ Mí Sùng cùng nhiều hộ dân khác không còn phải vất vả tìm nguồn nước vào mùa khô

Anh Vừ Mí Sùng, một người dân sinh sống tại thôn Séo Sả Lủng chia sẻ về những đổi thay từ khi có hồ chứa nước tập trung: “Trước đây, ban ngày đi làm nương cả ngày đã mệt, tối đến lại phải băng rừng, leo núi tìm từng khe đá, hốc núi để lấy nước mang về dùng cho hôm sau, vất vả vô cùng. Có hôm trời tối mịt mới về đến nhà, nước thì ít mà việc nhà thì nhiều. Giờ đây, ngay trung tâm thôn đã có hồ chứa nước, chúng tôi đỡ cực hơn rất nhiều. Chỉ cần tranh thủ địu hai, ba chuyến nước là đủ dùng cho cả gia đình. Nhờ vậy, bà con yên tâm lên nương từ sáng đến chiều, không còn lo lắng thiếu nước sinh hoạt nữa. Có nước ổn định, gia đình tôi cũng mạnh dạn chăn nuôi thêm trâu, bò, lợn, gà để tăng thêm thu nhập. Cuộc sống giờ đỡ nhọc nhằn hơn trước nhiều lắm”.

Trao đổi với phóng viên, ông Lý Văn Đông, Bí thư Đảng ủy xã Pải Lủng cho biết: “Hồ chứa nước không chỉ phục vụ cho nhu cầu của hàng trăm hộ dân, mà còn cung cấp nước cho các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn xã. Với lượng người sử dụng đông như vậy, việc giữ gìn vệ sinh chung và sử dụng tiết kiệm nguồn nước luôn là vấn đề được xã đặc biệt quan tâm. 

Để đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh nguồn nước, xã đã chủ động thuê một người chuyên trách thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh khu vực xung quanh hồ. Chúng tôi cũng thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở bà con khi đến lấy nước hoặc giặt giũ tại hồ cần giữ gìn vệ sinh, không vứt rác bừa bãi và sử dụng nước một cách hợp lý, tránh lãng phí. Đây không chỉ là trách nhiệm của chính quyền mà còn cần sự chung tay, ý thức của toàn thể người dân”.

Ngoài ra, ông Đông cho biết thêm, xã cũng dự kiến sẽ xây dựng các biển báo, lắp đặt thùng rác và tăng cường các buổi kiểm tra để duy trì vệ sinh khu vực, nhằm bảo vệ nguồn nước sạch lâu dài cho cộng đồng. Công tác quản lý, vận hành hồ nước được thực hiện nghiêm túc, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sức khỏe cho người dân Pải Lủng.

Người dân thôn Sán Séo Tỷ, xã Khâu Vai lấy nước sinh hoạt từ công trình được xây dựng bằng nguồn vốn của Chương trình MTQG
Người dân thôn Sán Séo Tỷ, xã Khâu Vai lấy nước sinh hoạt từ công trình được xây dựng bằng nguồn vốn của Chương trình MTQG

Niềm vui lớn cũng đã đến với người dân thôn Sán Séo Tỷ, xã Khâu Vai vào dịp giáp Tết Nguyên đán năm 2024 vừa qua. Đó là cái Tết đầu tiên người dân trong thôn được tiếp cận nguồn nước sạch ổn định ngay tại địa phương. Trước đây, thôn Sán Séo Tỷ không có bất kỳ nguồn nước sạch nào, người dân chủ yếu sử dụng nước mưa để sinh hoạt. 

Nhưng vào mùa khô, nước mưa cạn kiệt, người dân phải đi bộ cả vài cây số trên những con đường mòn gập ghềnh, hiểm trở mới tìm được nguồn nước. Đường đi khó khăn, chỉ có thể gùi vác từng can nước trên vai qua những dốc đá cheo leo, khiến cuộc sống của bà con thêm phần vất vả. Với hồ chứa nước có dung tích gần 2.000m³ được xây dựng từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719, tình hình đã thay đổi hoàn toàn.

Công trình ý nghĩa này không chỉ cung cấp đủ nước sạch cho 96 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu trong thôn mà còn giúp cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, việc có nguồn nước sạch ổn định còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mở rộng chăn nuôi, trồng trọt, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư thêm trang trại nhỏ, từ đó tạo thêm việc làm và cải thiện kinh tế địa phương.

Bà Lầu Thị Và, người dân thôn Sán Séo Tỷ, nhớ lại những ngày tháng khó khăn khi chưa có nguồn nước sạch: “Trước kia, chúng tôi thường phải đào những hố đất nhỏ như đào giếng để mùa mưa dẫn nước từ đường, đất nương và trong các hốc đá chảy xuống. Nhưng những hố này không thể trữ nước lâu, nước cũng thường đục và không đảm bảo vệ sinh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật”.

Bà tiếp tục chia sẻ niềm vui lớn khi giờ đây nguồn nước sạch đã có sẵn ngay tại thôn: “Giờ có nguồn nước sạch rồi, chúng tôi rất mừng. Có nước ổn định, bà con không còn phải lo lắng, đỡ mất công sức lấy nước nhiều như trước”.

Thực hiện Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt của Chương trình MTQG 1719, trong giai đoạn 2021-2025 huyện mèo Vạc đã đầu tư hơn 16 tỷ đồng tiến hành xây dựng, sửa chữa và nâng cấp 7 công trình nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn 05 xã: Xín Cái, Khâu Vai, Lũng Pù, Pải Lủng và Cán Chu Phìn. 

Cùng với các công trình đã được xây dựng từ trước đó, huyện Mèo Vạc hiện có hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đáp ứng được nhu cầu của 85% dân số trong huyện. Những công trình này không chỉ giúp giải “bài toán nước sạch”, mà còn từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chính sách đầu tư thúc đẩy bình đẳng giới- Lan tỏa các hoạt động tích cực trong đồng bào DTTS

Chính sách đầu tư thúc đẩy bình đẳng giới- Lan tỏa các hoạt động tích cực trong đồng bào DTTS

Sau gần 5 năm triển khai Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), dấu ấn nổi bật là sự lan tỏa các hoạt động tích cực làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đại bộ phận đồng bào DTTS về bình đẳng giới.
Tin nổi bật trang chủ
Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” ở vùng đồng bào DTTS

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” ở vùng đồng bào DTTS

Phong trào “Bình dân học vụ số” với trọng tâm phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số đến mọi tầng lớp Nhân dân cùng kỳ vọng trở thành bước đột phá trong nâng cao nhận thức và kỹ năng số, nhất là cho người dân ở vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện tiếp cận. Đây được xem là “chìa khóa” quan trọng mở ra cơ hội phát triển bền vững cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vụ CrossFi: Bài học đắt giá từ những giấc mộng đầu tư tài chính số

Vụ CrossFi: Bài học đắt giá từ những giấc mộng đầu tư tài chính số

Pháp luật - Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu - 1 giờ trước
Vụ CrossFi chỉ là một trong hàng loạt vụ lừa đảo tài chính đã và sẽ tiếp tục xảy ra. Khi công nghệ tài chính phát triển, những kẻ lừa đảo cũng sẽ có thêm nhiều chiêu trò tinh vi hơn.
Về nơi hoa nở trên tay

Về nơi hoa nở trên tay

Phóng sự - Hồng Phúc - Văn Sơn - 1 giờ trước
Những ngày cuối tháng 7, dưới cái nắng cháy giòn, chúng tôi từ Bến Giằng ngược lên xã biên giới Đắc Pring (TP. Đà Nẵng). Chiều buông xuống, không gian núi rừng như lắng lại trong tiếng lách cách của khung dệt. Ở góc làng nhỏ, những người phụ nữ Ve vẫn bền bỉ ngồi bên khung cửi, dệt nên những tấm thổ cẩm như cách gìn giữ linh hồn của cộng đồng mình giữa đại ngàn Trường Sơn.
Chính sách đầu tư thúc đẩy bình đẳng giới- Lan tỏa các hoạt động tích cực trong đồng bào DTTS

Chính sách đầu tư thúc đẩy bình đẳng giới- Lan tỏa các hoạt động tích cực trong đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Mạnh Cường - 1 giờ trước
Sau gần 5 năm triển khai Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), dấu ấn nổi bật là sự lan tỏa các hoạt động tích cực làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đại bộ phận đồng bào DTTS về bình đẳng giới.
Những người

Những người "giữ lửa" buôn làng Tây nguyên

Người có uy tín - Lê Hường - 2 giờ trước
Bằng những việc làm cụ thể, đội ngũ già làng, Người có uy tín bền bỉ tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ rừng, từng bước từ bỏ tập tục lạc hậu, đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xây dựng quê hương. Họ chính là những người “giữ lửa” để buôn làng bình yên và phát triển.
Phòng chống thiên tai, mưa lũ theo tiêu chí “4 rõ”

Phòng chống thiên tai, mưa lũ theo tiêu chí “4 rõ”

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Theo dự báo, tỉnh Lào Cai nằm trong phạm vi ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 (tên gọi Wipha). Để giảm thiểu thiệt hại do cơn bão gây ra, cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã và đang khẩn trương rà soát, di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Senegal, Morocco và dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội Thế giới tại Thụy Sĩ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Senegal, Morocco và dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội Thế giới tại Thụy Sĩ

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 22/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, cùng Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Senegal, Morocco và tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội Thế giới lần thứ 6, tiến hành các hoạt động song phương tại Thụy Sĩ.
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc triển khai phương án ứng phó với bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc triển khai phương án ứng phó với bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”

Tin tức - PV - 21:03, 21/07/2025
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, nhằm chủ động ứng phó và giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã kịp thời ban hành Công điện số 3586/EVNNPC-AT ngày 18/7/2025 và Công điện số 3606/EVNNPC-AT ngày 20/7/2025, yêu cầu các đơn vị thành viên khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.
Bộ đội Biên phòng cùng ngư dân khẩn trương ứng phó bão số 3

Bộ đội Biên phòng cùng ngư dân khẩn trương ứng phó bão số 3

Tin tức - Minh Anh - 19:29, 21/07/2025
Chiều 21/7, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, cán bộ, chiến sĩ Hải đoàn Biên phòng 38 trực phòng, chống bão tại khu vực vịnh Tùng Tràng (vùng biển Cát Bà, đặc khu Cát Hải, Hải Phòng) đang nỗ lực cùng ngư dân làm tốt công tác đảm bảo phòng, chống bão trước khi cơn bão số 3 (Wipha) dự kiến đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ vào chiều và tối nay.
“Vua” bonsai ngược

“Vua” bonsai ngược

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 19:26, 21/07/2025
Có niềm đam mê đặc biệt với cây cảnh, nghệ nhân Lê Thạnh (62 tuổi, ở phường Tam Kỳ, TP. Đà Nẵng) đã tìm tòi, nghiên cứu và tạo ra hàng trăm dáng thế bonsai ngược độc đáo, lạ mắt. Ông là người được xác lập kỷ lục Việt Nam với thú chơi ngược đời này.
Lạng Sơn: Cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng kiến thức làm công tác dân tộc

Lạng Sơn: Cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng kiến thức làm công tác dân tộc

Tin tức - Minh Anh - 16:38, 21/07/2025
Nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc, từ 15 - 19/7, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp xã.