Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi một số quy định của Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (QĐ31) và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 8/7/2009 về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (QĐ 92). Nếu được thông qua, những quy định mới được đánh giá là động lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần đẩy lùi “tín dụng đen” tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bảo đảm an sinh xã hội cho vùng đồng bào DTTS, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn là giải pháp cơ bản để giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống đồng bào, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố lòng tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Trong 10 năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS đã có những đóng góp rất quan trọng trong công tác an sinh xã hội.
Chuyển từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh đang là cơ hội để phát triển bền vững đất nước; vùng đồng bào DTTS và miền núi cũng đang chuyển mình để hòa nhịp cùng xu thế này. Nhưng với xuất phát điểm thấp, khu vực này cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ kịp thời để có cơ hội bình đẳng trong chuyển đổi xanh.
Nhiều năm qua, đội ngũ những Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên cả nước đã phát huy vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Từ phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hoá, an ninh trật tự đến bảo vệ đường biên, mốc giới đều có sự chung tay, góp sức quan trọng của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín.
Bằng những hành động, việc làm cụ thể, đội ngũ Người có uy tín không những là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân mà họ còn là sợi dây gắn kết bản làng, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, buôn làng giàu đẹp.
Hiện nay cả nước có gần 30.000 Người có uy tín. Đội ngũ Người có uy tín có vai trò hết sức quan trọng gắn liền với sự phát triển về mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào DTTS, đặc biệt trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giữ gìn an ninh trật tự cho buôn làng.
Ngày 21/7, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) phối hợp với Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị Tập huấn tuyên truyền chính sách pháp luật về dân tộc, tôn giáo cho phóng viên, biên tập viên các báo, đài Trung ương và địa phương. Tham dự buổi tập huấn có đại diện Vụ Pháp chế (Bộ TTTT); Vụ Tuyên truyền (UBDT); phóng viên, biên tập viên các báo, đài.
Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị đã thông qua kế hoạch phân bổ kế hoạch đầu tư ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG). Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, tổng ngân sách dành cho Chương trình này là hơn 735 tỉ đồng.
Trong công tác gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Người có uy tín có vai trò đặc biệt quan trọng. Bằng uy tín của mình, Người có uy tín đã vận động đồng bào các dân tộc xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa, "tiếp lửa", trao truyền niềm tự hào và đam mê văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ.
Huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có hơn 94.000 dân, trong đó có gần 50% là đồng bào DTTS, gồm các dân tộc Kinh, Bru Vân Kiều và người Pa Kô (nhóm địa phương thuộc dân tộc Tà Ôi) sinh sống trên địa bàn 21 xã, thị trấn, tập trung chủ yếu ở 14 xã đặc biệt khó khăn.
Với mỗi bản làng Người có uy tín luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong cộng đồng. Người có uy tín chính là lực lượng quần chúng đặc biệt, là nhịp cầu gắn kết giữa ý Đảng và lòng dân, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên mốc giới, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… Để kịp thời động viên, khích lệ và tạo điều kiện cho Người có uy tín, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách kịp thời phát huy vai trò Người có uy tín. Đặc biệt từ năm 2011, thực hiện chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg (nay là QĐ 12) đã tạo cơ chế để phát huy vai trò rất quan trọng của lực lượng cốt cán này.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2022 - 2025” trên địa bàn tỉnh.
Chỉ thực hiện theo hình thức hợp đồng lao động, không bố trí định mức biên chế… đó là cơ chế đặc thù đối với vị trí việc làm nấu ăn trong các cơ sở giáo dục mầm non, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú (gọi tắt là cô nuôi) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Khi soi vào thực tế, chế độ chính sách trên đã bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2030 tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 2 - 3%/năm.
Ngày 30/6, tại Tp. Pleiku, Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn theo Đề án Hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo năm 2022.
Tình hình tội phạm ma túy diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là trên tuyến biên giới đường bộ. Để đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, ngành Hải quan đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ việc vi phạm.
Sau 20 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), huyện Ba Vì đã góp phần giúp trên 36.800 hộ thoát nghèo, 192 lượt hộ nghèo người DTTS thiếu đất sản xuất được vay vốn ưu đãi để chuyển đổi nghề, phát triển sản xuất, tạo việc làm cho trên 23.300 lao động.
Các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, Người có uy tín… luôn có vị trí quan trọng ở các buôn, làng , là tấm gương tiêu biểu để đồng bào các DTTS noi theo. Họ chính là những “ngọn đuốc truyền lửa” đam mê và giữ gìn di sản văn hóa quý báu của dân tộc cho các thế hệ mai sau.
Ngày 21/6, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý Đề án “Hỗ trợ giáo dục học tập cho học sinh, sinh viên người DTTS tại vùng DTTS và miền núi”. Thứ trưởng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải chủ trì Hội thảo.
Nếu như đội ngũ các nghệ nhân là hạt nhân, là “ngọn đuốc” truyền lửa để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các DTTS thì việc bồi đắp tình yêu, lòng tự hào về văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ chính là nền tảng để văn hóa dân tộc được phát triển vững bền trong xu thế hội nhập.