Bao năm qua, những người tiêu biểu, điển hình trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, nỗ lực bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc… của người Ơ Đu là những tấm gương sáng để cộng đồng dân bản tin và làm theo.
LTS: Người Ơ Đu – thuộc nhóm DTTS rất ít người sinh sống chủ yếu tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An). Nhiều năm qua, Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào Ơ Đu, những nỗ lực bảo tồn, gìn giữ văn hoá người Ơ Đu đang được thực hiện, để “cứu” một tộc người trước sự phai nhạt bản sắc văn hóa, chữ viết, phong tục tập quán; cùng với đó là những trợ lực để đồng bào phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống…
Sau 20 năm triển khai Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đời sống người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có nhiều thay đổi tích cực.
Thời gian qua, Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng DTTS” đã được tỉnh Gia Lai triển khai rộng khắp các thôn, làng, mang lại nhiều hiệu quả tích cực, trường hợp tảo hôn và HNCHT giảm qua từng năm. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực DTTS trên địa bàn tỉnh.
Trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược công tác dân giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu phấn đấu đạt bằng hoặc cao hơn các mục tiêu của Trung ương đã đề ra tại Nghị quyết số 10/NQ-CP. Để đạt mục tiêu này, tỉnh sẽ lồng ghép các nguồn lực, thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I (2021-2025)
Người sử dụng lao động sẽ không còn được giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, miễn phí cấp và sử dụng tài khoản định danh điện tử, thu hồi tên miền với hệ thống thông tin xâm phạm an ninh quốc gia… là những chính sách, pháp luật mới có hiệu từ tháng 10/2022.
Để phát triển toàn diện và bền vững vùng Trung du và miền núi Bắc bộ (TD&MNBB), bên cạnh chính sách đầu tư, hỗ trợ của Trung ương thì các địa phương cần có cách tiếp cận tổng thể gắn với những giải pháp cụ thể, linh hoạt, hiệu quả, sát thực tiễn. Mỗi địa phương cần năng động sáng tạo, phát huy thế mạnh đặc thù, vượt lên chính mình, từ đó hình thành không gian phát triển đồng đều cho cả vùng.
Sau hơn 7 năm (từ 2013), với hành trình đầy gian nan thực hiện Đề án "Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020", đến nay hủ tục tang ma tồn tại hàng trăm năm đã được đẩy lùi, cuộc sống của đồng bào Mông ngày càng được cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên, để bảo vệ vững chắc quả này, vẫn còn nhiều việc phải làm...
Trong hành trình tuyên truyền, vận động đồng bào Mông đẩy lùi và xóa bỏ hủ tục trong tang ma , từng bước xây dựng đời sống văn hóa mới trong vùng đồng bào Mông nơi rẻo cao Thanh Hóa, người được bà con nhắc đến nhiều là ông Lâu Minh Pó, nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Mường Lát, là người Mông tiên phong, có công lớn để "con ma hủ tục" không có đất sống.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng là đối tượng được ưu tiên hỗ trợ tiếp cận các mô hình giảm nghèo, phát triển kinh tế. Việc đa dang hóa sinh kế hỗ trợ thân nhân người có công, sẽ góp phần hướng tới mục tiêu 100% gia đình chính sách, người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của người dân địa phương nơi cư trú.
Cùng với các địa phương, đồng bào các dân tộc trên địa bàn cả nước, “cuộc chiến” giảm nghèo vùng đồng bào DTTS khu vực Tây duyên hải miền Trung những năm qua, đã đạt được những thành tựu quan trọng. Nhiều tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Cơ sở hạ tầng, đời sống đồng bào vùng DTTS đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trước biến đổi khí hâu, thiên tai, dịch bệnh, khiến cho nguy cơ tái nghèo và làm hộ nghèo còn nghèo thêm... đòi hỏi, công tác giảm nghèo trong giai đoạn mới, phải đa dạng phương thức, tạo nhiều sinh kế cho đồng bào, góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.
Ngày 13/9, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030. Trong Chương trình có 2 dự án thành phần phát triển làng nghề cho đồng bào DTTS; tuy nhiên, còn có những băn khoăn khi mà các dự án thành phần trong Chương trình vẫn còn mang tính “cào bằng”, chưa tính đến đặc thù của từng nghề cụ thể.
Từ khi Đề án thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông ở Thanh Hóa được triển khai, cấp ủy, chính quyền các địa phương có người Mông sinh sống, đã nỗ lực bằng mọi cách, mọi giải pháp kiên trì truyên truyền, vận động theo phương châm 'mưa dầm thấm lâu", làm thay đổi cách suy nghĩ cổ hủ, từng bước đẩy lùi hủ tục ở các bản đồng bào Mông...
Ngày 8/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Thanh Bình cho biết, UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo về việc tổ chức Lễ Sene Đôlta của đồng bào Khmer năm 2022.
Đời sống của người Đan Lai dẫu đã có nhiều đổi thay nhưng để ổn định lâu dài nơi vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát là một câu chuyện còn dài.
Đồng bào Mông ở Thanh Hóa sinh sống chủ yếu ở 46 bản làng, thuộc 10 xã giáp biên giới, vùng sâu, vùng xa các huyện Quan Hoá, Quan Sơn và Mường Lát. Đồng bào Mông có đời sống văn hóa, tinh thần rất phong phú và đặc sắc. Bên cạnh nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cần được bảo tồn, phát triển, vẫn có không ít các hủ tục lạc hậu đã bám rễ trong đời sống của đồng bào nơi rẻo cao này. Cũng chính vì điều này , đã cản trở rất nhiều đến sự thay đổi phát triển, khiến cho cuộc sống của đồng bào đã từng có thời kỳ chìm trong đói nghèo, lạc hậu.
Cuộc sống của người Đan Lai ở các bản TĐC thuộc xã Thạch Ngàn, Môn Sơn (Nghệ An) đã có rất nhiều đổi mới. Theo đó, nhiều mô hình kinh tế mới đã hình thành, trẻ con được học tập đầy đủ. Những hủ tục lạc hậu như hôn nhân cận huyết, tảo hôn gần như được xóa bỏ. Nhiều người Đan Lai không chỉ đi ra khỏi rừng mà đã trở thành những công nhân, hội nhập với cuộc sống văn hóa mới.
Không thể để người Đan Lai mãi sống biệt lập trong rừng thẳm, với sự đói nghèo, lạc hậu, thất học và nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết.... bủa vây, làm suy thoái giống nòi, Đề án “giải cứu” tộc người có tục ngủ ngồi ở vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) đã được các cấp chính quyền xây dựng và triển khai thực hiện quyết liệt...
Trên hành trình “Chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, các hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên là người có công với cách mạng được ưu tiên tiếp cận các chính sách hỗ trợ để ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Với tất cả nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đến nay, 98,6% số hộ người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú.