Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Ơ Đu ở xứ Nghệ: Trên vùng đất mới (Bài 1)

Thanh Hải - 09:19, 16/10/2022

LTS: Người Ơ Đu – thuộc nhóm DTTS rất ít người sinh sống chủ yếu tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An). Nhiều năm qua, Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào Ơ Đu, những nỗ lực bảo tồn, gìn giữ văn hoá người Ơ Đu đang được thực hiện, để “cứu” một tộc người trước sự phai nhạt bản sắc văn hóa, chữ viết, phong tục tập quán; cùng với đó là những trợ lực để đồng bào phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống…

Thủy điện Bản Vẽ hình thành, năm 2006, người Ơ Đu ở xã Kim Đa di dời về tái định cư tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương. 17 năm ở vùng đất mới, cuộc sống người Ơ Đu đã thực sự đổi thay.

 Bản Văng Môn, xã Nga My – nơi cư trú hiện nay của người Ơ Đu
Bản Văng Môn, xã Nga My – nơi cư trú hiện nay của người Ơ Đu

Ông Vi Tân Hợi, Nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho biết, sau cách mạng tháng Tám, người Ơ Đu quy tụ về sinh sống ở các bản Xốp Pột, bản Kim Hòa, xã Kim Đa; một vài hộ sinh sống rải rác ở bản Tạ Xiêng, xã Kim Tiến và bản Xiêng Hương, xã Xá Lượng (Tương Dương).

Năm 2006, người Ơ Đu ở bản Xốp Pột, bản Kim Hòa lại tiếp tục cuộc di chuyển lịch sử về sinh sống tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương để nhường đất xây dựng thủy điện bản Vẽ. Hiện nay, dân số của tộc người Ơ Đu ở Tương Dương khoảng hơn 600 người.

Lễ đón tiếng sấm đầu tiên trong năm của người Ơ Đu
Lễ đón tiếng sấm đầu tiên trong năm của người Ơ Đu

Trong rất nhiều điều mới mẻ ở Văng Môn, thì nổi bật nhất là bộ mặt bản làng khang trang, sạch đẹp; là cuộc sống mới sung túc; là con trẻ được học hành đầy đủ; là nhận thức, suy nghĩ của người Ơ Đu đã được nâng lên một bước, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. Thông tin ấy, lãnh đạo xã Nga My cũng đã khẳng định với chúng tôi như vậy. Nếu như ở thời điểm mới chuyển về TĐC vào năm 2006 tại bản Văng Môn, tỉ lệ hộ nghèo của người Ơ Đu là 100%. Nay, con số đó chỉ còn nhỉnh hơn 50% mà thôi.

Bản Văng Môn hiện có 109 hộ với 444 nhân khẩu. Điều đáng chú ý là hộ dân nào cũng được thụ hưởng dự án hỗ trợ bò giống. Thế nên, ngó vào gia đình nào cũng có chuồng trại chăn nuôi đầy đủ. Ngoài 205 con bò của dự án, cả bản còn có hơn 100 con trâu, hàng trăm con dê, hàng trăm con lợn, hàng ngàn con gia cầm các loại. Ngoài ra, còn có 14,5ha cỏ voi, 8ha sắn, 1,5ha ngô, 30ha keo.

Nhà TĐC của người Ơ Đu ở bản Văng Môn
Nhà TĐC của người Ơ Đu ở bản Văng Môn

Phó chủ tịch UBND xã Nga My Vi Thị Mùi cho biết: Người dân biết chăn nuôi gia súc theo hình thức bán chăn thả, biết trồng cỏ làm thức ăn. Nhận thức về chăn nuôi, trồng trọt đã nâng lên một bước. Thành ra đời sống ngày một khấm khá.

Về vùng đất mới, sống trọn giữa các bản làng người Thái và Khơ mú, người Ơ Đu ở bản Văng Môn đã thay đổi nhiều mặt. Nhiều lao động trẻ cũng đã rời bản tỏa đi muôn nơi tìm kế sinh nhai. Số tiền kiếm được sau những tháng ngày làm thuê nơi đất khách đã giúp họ có được cuộc sống đủ đầy hơn.

Trang phục của người Ơ Đu ở bản Văng Môn
Trang phục của người Ơ Đu ở bản Văng Môn

Chúng tôi có nguyên một ngày ở bản Văng Môn và nhận thấy, những thụ hưởng từ dự án TĐC đã tạo ra bộ mặt làng bản khang trang, nổi bật giữa màu xanh của núi rừng. Nhà ở của người Ơ Đu được xây dựng theo mẫu, đáp ứng đủ nhu cầu ở và sinh hoạt của người dân. Còn nhà sinh hoạt cộng đồng được đầu tư trở thành một trong những nhà cộng đồng bề thế nhất khu vực Tây Nghệ An.

Hệ thống đường giao thông nội bản là những trục đường bê tông sạch đẹp. Về ở khu TĐC, được quy hoạch nằm sát quốc lộ 48C nối “thủ phủ” khoáng sản Quỳ Hợp và vùng Phủ Quỳ với các huyện phía Tây Nam Nghệ An, nên rất thuận lợi để bà con thông thương và đi lại.

Cuộc sống người Ơ Đu ở Văng Môn ngày càng đổi thay
Cuộc sống người Ơ Đu ở Văng Môn ngày càng đổi thay

Hiện nay, 100% hộ dân Ơ Đu được sử dụng điện lưới thắp sáng, 100% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% người dân được cấp thẻ BHYT để khám chữa bệnh. Các chế độ chính sách hỗ trợ cho người dân được thực hiện đầy đủ như hỗ trợ cây, con giống, hỗ trợ tiền điện, tiền tết, gạo cứu đói, vay vốn phát triển kinh tế… Đầu năm 2022, từ nguồn hỗ trợ, UBND xã Nga My đã xây dựng mô hình sắn cao sản ở bản Văng Môn với diện tích 5ha. Hiện nay cây đã cao từ 0,5-0,8m dự kiến đến tháng 3/2023 sẽ cho thu hoạch.

Sau 17 năm về TĐC ở vùng đất mới, đã xuất hiện nhiều gương điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi với thu nhập lên đến cả trăm triệu đồng mỗi năm. Những “người giàu” ở bản là những hộ tiên phong trong chăn nuôi, trồng trọt; trong việc mở cửa hàng kinh doanh buôn bán… Trưởng bản Văng Môn Lương Thị Lan cho hay: Đời sống vật chất, tinh thần người dân đã được nâng lên rất nhiều, khác xa so với khi còn ở quê cũ. Điều đó khẳng định rằng, người dân đã rất nỗ lực, quyết tâm; và các cấp chính quyền cũng đã rất đồng hành, ủng hộ, quan tâm mọi mặt.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Phúc: Tín dụng chính sách góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội

Vĩnh Phúc: Tín dụng chính sách góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội

Có thể nói, tín dụng chính sách là một trong những công cụ, giải pháp có tính căn cơ, lâu dài, giúp các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện thắng lợi mục tiêu, kế hoạch về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi, phát triển kinh tế nhất là trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch cộng đồng - Hướng phát triển nhiều tiềm năng ở Kbang

Du lịch cộng đồng - Hướng phát triển nhiều tiềm năng ở Kbang

Du lịch cộng đồng đang là mô hình được đồng bào các dân tộc ở nhiều địa phương triển khai thực hiện. Tại huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) nơi có 19 DTTS sinh sống (trong đó, người Ba Na chiếm hơn 40%) đang chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, vừa giúp người dân có thêm thu nhập ổn định, giảm nghèo, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Bế mạc Hội thi thể thao các DTTS tỉnh Gia Lai năm 2023

Bế mạc Hội thi thể thao các DTTS tỉnh Gia Lai năm 2023

Thể thao - Ngọc Thu - 23:46, 01/06/2023
Sau 3 ngày tranh tài diễn ra sôi nổi, chiều 1/6, tại Nhà thi đấu tỉnh Gia Lai đã diễn ra Lễ bế mạc và trao giải cho các đoàn đạt thành tích cao tại Hội thi Thể thao các DTTS tỉnh năm 2023.
Bình Định: Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển

Bình Định: Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển

Sắc màu 54 - L.Phương - 23:43, 01/06/2023
Tối 1/6, UBND tỉnh Bình Định đã long trọng tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển tỉnh Bình Định lần thứ XIV năm 2023, tại thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát.
Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thời sự - PV - 21:05, 01/06/2023
Thứ 5, ngày 1/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 10 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội với các phiên họp toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Gió qua miền Phước Tích

Gió qua miền Phước Tích

Phóng sự - Tiêu Dao - 21:03, 01/06/2023
Những đôi bàn tay vơi màu bùn đất, lò nung cũng mất dần đi, danh tiếng một thủơ của tiền nhân với nghiệp gây dựng gần 500 năm cứ thế nhạt dần. Người làng gốm Phước Tích chênh chao nhớ mỗi khi gió thổi ngang qua miền Cố đô.
Hậu Giang: Gắn phát triển du lịch cộng đồng với chuyển đổi số

Hậu Giang: Gắn phát triển du lịch cộng đồng với chuyển đổi số

Kinh tế - Song Vy - H. Diễm - 20:53, 01/06/2023
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo sinh kế cho người nông dân, tỉnh Hậu Giang đang dần hình thành hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng, đặc trưng và kiến tạo vành đai xanh ven đô trên hành trình xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, với sự phát triển của chuyển đổi số đang gắn kết các nhà vườn làm du lịch phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả hơn.
“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

Nhắc đến Suối Giàng, người ta nhắc ngay đến một lớp học đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống, đó cũng là lúc lớp học đặc biệt này lại sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học, tiếng giảng bài, tiếng bập bẹ đánh vần, tập đọc xen lẫn những tràng cười giòn tan của cả cô và trò tạo nên những thanh âm vang vọng khắp vùng cao.
Hãy đến Vi Rơ Ngheo một lần để thấy

Hãy đến Vi Rơ Ngheo một lần để thấy

Du lịch - PV - 20:47, 01/06/2023
Lâu nay khi nhắc đến Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum) du khách thường nghĩ đến các địa điểm du lịch nổi tiếng, nhưng ít ai biết rằng, ở giữa “đại ngàn Măng Đen” có một ngôi làng của đồng bào DTTS độc đáo, bình yên mang đậm bản sắc của người Xơ Đăng.

"Lối mở" cho nghề làm nón Huế

Nghề nghiệp - Việc làm - Vũ Hảo - 20:45, 01/06/2023
Chiếc nón để che nắng, che mưa từ xa xưa đã gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Ở vùng nào cũng có nón, nhưng nón Huế được nhiều người ưa chuộng là vì sự thanh thoát nhẹ nhàng. Nón không chỉ là vật dụng sinh hoạt đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự.
“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

Media - Tuấn Ninh - 20:35, 01/06/2023
Nhắc đến Suối Giàng, người ta nhắc ngay đến một lớp học đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống, đó cũng là lúc lớp học đặc biệt này lại sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học, tiếng giảng bài, tiếng bập bẹ đánh vần, tập đọc xen lẫn những tràng cười giòn tan của cả cô và trò tạo nên những thanh âm vang vọng khắp vùng cao.
5 tháng năm 2023: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

5 tháng năm 2023: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

Kinh tế - PV - 20:25, 01/06/2023
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Bắc Kạn: Để nông sản vươn ra “biển lớn”

Bắc Kạn: Để nông sản vươn ra “biển lớn”

Kinh tế - Mộc Lan - 20:23, 01/06/2023
Thời gian gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã và đang chú trọng triển khai nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, phát triển các mặt hàng nông sản, đặc biệt là sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) theo hướng củng cố số lượng, nâng cao chất lượng với mục tiêu đưa nông sản vươn ra “biển lớn”.