Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ các chính sách đầu tư cho vùng DTTS và miền núi ở Nghệ An

Trần Minh Thơ - Lê Ngọc - 18:02, 05/08/2021

Vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, của tỉnh Nghệ An (miền Tây Nghệ An) gồm 11 huyện. Trong đó có 1.188 thôn, bản đặc biệt khó khăn, 27 xã biên giới, với đường biên giới dài 468,281 km tiếp giáp với 3 tỉnh của Lào. Đây là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Thổ, Ơ Đu... là vùng có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh.

Một khu vực ven sông thuộc huyện Con Cuông
Một khu vực ven sông thuộc huyện Con Cuông

Vùng miền Tây Nghệ An có diện tích tự nhiên 13.745 km2, chiếm 83% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số của vùng chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh, trong đó nhiều huyện có tỷ lệ DTTS cao như: Kỳ Sơn 94,57%, Tương Dương 89,24%, Con Cuông 75,98%, Quỳ Châu 78,84%, Quế Phong 90,09%...

Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt sự nỗ lực vươn lên của Nhân dân, thời gian qua, KT-XH của vùng DTTS, miền núi Tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả hết sức quan trọng. Trong 27 chỉ tiêu chủ yếu về KT-XH được phê duyệt tại Quyết định số 2355/QĐ-TTg, ngày 4/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, có 20/27 chỉ tiêu dự báo đạt và vượt. Tốc độ tăng trưởng bình quân của vùng giai đoạn 2013 - 2020 đạt 6,5%.  Tổng thu ngân sách hằng năm giai đoạn 2013 - 2020 chiếm 10 - 12% tổng thu ngân sách của tỉnh.

Cọn nước tưới tại Bản Cọc, xã Yên hòa, huyện Tương Dương
Cọn nước tưới tại Bản Cọc, xã Yên hòa, huyện Tương Dương

Từ năm 2013 đến tháng 10/2020, có 64 chương trình, dự án từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được triển khai với tổng nguồn vốn là 208.790,69 triệu đồng. Thu hút được 231 dự án của các nhà đầu tư với 40.554 tỷ đồng vốn đăng ký của các Tập đoàn, doanh nghiệp. Một số dự án quan trọng đã đi vào hoạt động, như: Nhà máy chế biến sữa của Công ty CP thực phẩm TH (1,2 tỷ USD); Nhà máy chế biến gỗ Nghĩa Đàn (6.000 tỷ đồng); Dự án trồng rau và hoa trong nhà kính Nghĩa Đàn (3.143 tỷ đồng); Dự án Bảo tồn và phát triển dược liệu gắn với phát triển rừng bền vững (2.345 tỷ đồng); Dự án trang trại chăn nuôi lợn Quỳ Hợp (1.415 tỷ đồng); MDF tại huyện Anh Sơn (2.180 tỷ đồng)...

Việc triển khai các chương trình, dự án đã góp phần giúp người dân cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống. Nhận thức về quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng... góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo sự ổn định để phát triển KT-XH. Đồng bào đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm 3 - 4%. Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư...

Trong vùng có 1 huyện và 77/196 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM), trong đó có 8 xã thuộc huyện nghèo 30a; 2 xã biên giới; 41 xã có nhiều đồng bào DTTS... Đây là thành tích nổi bật, dẫn dầu về xây dựng NTM tại các xã 30a trong toàn quốc. Hệ thống trường PTDT nội trú, bán trú được củng cố, mở rộng, tạo thuận lợi cho con em đồng bào DTTS học tập. Các chính sách an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe được quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin, truyền thông được tăng cường; một số di tích, lễ hội, mô hình du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng, làng nghề truyền thống... được hình thành, góp phần thu hút khá lớn lượng khách đến tham quan, du lịch.

Rừng săng lẻ hiếm có tại huyện Tương Dương
Rừng săng lẻ hiếm có tại huyện Tương Dương

Song song với phát triển KT-XH, thời gian qua, Tỉnh ủy Nghệ An đã lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp phối hợp với các lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt việc kết hợp giữa phát triển KT-XH với tăng cường quốc phòng, an ninh. Chú trọng công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch và hình thành các chương trình, dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài. Thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa các tổ chức phản động bên ngoài lợi dụng tài trợ để chống phá dưới danh nghĩa nhân đạo, lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc... gây phức tạp về an ninh, trật tự.

Thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng củng cố cơ sở an toàn, làm chủ và sẵn sàng chiến đấu... , tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới luôn luôn được giữ vững, góp phần hết sức quan trọng trong phát triển KT-XH của vùng DTTS và miền núi nói riêng và của tỉnh nói chung.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc phát triển KT-XH gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng DTTS và miền núi vẫn nhiều còn khó khăn, hạn chế. Đó là: Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện một số chương trình, dự án, chính sách dân tộc có lúc chưa đồng bộ. Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, kết quả một số chỉ tiêu phát triển kinh tế quan trọng đạt thấp. Kết cấu hạ tầng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ hộ nghèo còn tương đối cao. Chất lượng giáo dục so với miền xuôi còn chênh lệch. Mức sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa còn thấp...

Tuần tra bảo vệ rừng Pù Hoạt, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong
Tuần tra bảo vệ rừng Pù Hoạt, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong

Thời gian tới, tỉnh Nghệ An tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KT-XH gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại vùng DTTS và miền núi, nhất là trên tuyến biên giới và các địa bàn trọng yếu. Ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH các khu kinh tế - quốc phòng. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh gắn với thế trận an ninh nhân dân, biên phòng toàn dân vững chắc. Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh toàn diện, sẵn sàng chiến đấu đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Tập trung khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng; tranh thủ các nguồn lực để phát triển KT-XH nhanh, bền vững. Thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển ngành, lĩnh vực; nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm thế mạnh, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư lớn vào lĩnh vực thế mạnh của vùng, tạo động lực để phát triển kinh tế, góp phần đưa tỉnh phát triển nhanh, bền vững. Phấn đấu đến năm 2025, đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc, năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Với việc triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong bảo đảm, nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ DTTTS trong mọi mặt của đời sống xã hội. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó góp phần chuyển đổi hành vi, quan niệm về bình đẳng giới, giảm khoảng cách và xóa bỏ định kiến về giới trong vùng đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 2 phút trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 3 phút trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 4 phút trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 9 phút trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 14 phút trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 15 phút trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 17 phút trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 19 phút trước
Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 22 phút trước
Ngày 21/11, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân 2024, với chủ đề “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống Nhân dân khu vực nông thôn”. Hội nghị có sự tham gia của 250 đại biểu trên địa bàn toàn tỉnh.
Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 24 phút trước
Với những tiềm năng tự nhiên và văn hóa đa dạng, du lịch Hòa Bình có đầy đủ điều kiện “cất cánh”, mở ra nhiều cơ hội, để thu hút đông đảo khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Từ đó đưa ngành du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh.