Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những bước chuyển tích cực nơi miền Tây xứ Nghệ

Thành An - 15:46, 22/01/2021

Chiếm 2/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, với 39% dân số là đồng bào DTTS, các địa phương miền Tây Nghệ An đang ngày càng chuyển mình mạnh mẽ. Từ những chủ trương chính sách “sát sườn” của Đảng và Nhà nước đầu tư hỗ trợ, đời sống đồng bào ngày càng khởi sắc...

Một góc thị trấn huyện miền núi Quỳ Hợp
Một góc thị trấn huyện miền núi Quỳ Hợp

Nhiều khởi sắc

10 năm trước, miền Tây Nghệ An vẫn là một khu vực kém phát triển so với các vùng khác của tỉnh. Các huyện vùng núi cao như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông, Quỳ Châu vẫn là “vùng trũng” về mọi mặt của Nghệ An cũng như cả nước. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước bằng các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo nên cuộc sống người dân miền Tây Nghệ An đã có nhiều khởi sắc.

Trưởng bản Huồi Cọ xã Nhôn Mai (huyện Tương Dương) Và Khua Đớ, vẫn còn nhớ như in những tháng ngày phải trèo đèo, lội suối, vượt sông… mất gần 2 ngày trời mới đến trung tâm huyện. Từ khi tuyến đường Tây Nghệ An (sau trở thành quốc lộ 16) được xây dựng, bà con “hạ sơn” xuống xã, xuống huyện rất thuận lợi. Cũng nhờ giao thông thông suốt, cuộc sống của người Mông ở bản Huồi Cọ đã có sự đổi thay lớn. 

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã giúp cho diện mạo, đời sống đồng bào khu vực miền Tây Nghệ An ngày càng đổi mới. Các xã biên giới đã có đường ô tô vào đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, hơn 90% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; các trường học hầu hết đã được xây dựng cơ bản,…

Đại tá Lê Như Cương - Chính ủy BĐBP Nghệ An

Trưởng bản Đớ cho biết: Dân bản ta cảm ơn Đảng, cảm ơn Nhà nước nhiều lắm. Nhờ có đường giao thông, nông sản bà con làm ra bán rất thuận lợi. Năm 2017, huyện đưa cây chanh leo về, nhiều người trồng đã thoát nghèo rồi. Bản ta đang xây dựng bản nông thôn mới trên khu vực biên giới đấy.

Phía bên kia, cộng đồng người Mông ở bản Minh Châu, xã Tri Lễ (huyện Quế Phong) cũng đã được Nhà nước bố trí tái định cư ở vùng đất mới thuận lợi hơn. Từng quen với việc tra hạt, gieo lúa trên vách núi, hốc đá, người Mông ở bản Minh Châu giờ đã thành thạo trồng lúa nước, làm vườn, trồng rau, chăn nuôi. 

Ông Phan Trọng Dũng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quế Phong cho hay: Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được thực hiện, góp phần nâng cao đời sống cho bà con rất lớn. Việc sản xuất theo hướng mới, áp dụng KHKT đã từng bước thay đổi tập quán, tư duy sản xuất của cư dân vùng miền núi.

Nhìn từ thực tế 5 năm qua, từ các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của tỉnh, sự năng động của cấp ủy, chính quyền địa phương, đã tạo cho miền Tây một diện mạo mới. Hàng loạt chủ trương lớn, chính sách quan trọng như, chương trình 135, 134, 30a… khi triển khai đã mang lại hiệu quả, góp phần thay đổi căn bản đời sống Nhân dân. 

Hiện nay, tốc độ tăng trưởng bình quân nhiệm kì qua ở khu vực miền Tây Nghệ An đạt khoảng 8,5%/năm, thu nhập bình quân đầu người khoảng 26,5 triệu đồng/người/năm, tăng 1,53 lần so với năm 2013. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, với mức bình quân 11%/năm.

Điểm nhấn rõ nét nhất ở miền Tây xứ Nghệ, có lẽ là hệ thống hạ tầng giao thông. Những cung đường vào các xã như: Nhôn Mai, Mai Sơn (Tương Dương), Keng Đu, Đoọc Mạy, Mỹ Lý, Mường Ải, Mường Típ (Kỳ Sơn), Tri Lễ, Thông Thụ, Đồng Văn (Quế Phong)… từng là nỗi ám ảnh, thì nay mọi thứ đã đổi khác. Đường nhựa đã vào đến trung tâm các xã, kể cả các xã đặc biệt khó khăn.

Mô hình chăn nuôi đại gia súc phát triển đã mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào các DTTS miền Tây xứ Nghệ
Mô hình chăn nuôi đại gia súc phát triển đã mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào các DTTS miền Tây xứ Nghệ

Điều rất đáng quan tâm, tỉnh Nghệ An cũng đã dành sự quan tâm đặc biệt đến các xã nghèo nơi đây. Đó là phân công các cơ quan, đơn vị giúp đỡ theo hình thức mỗi cơ quan đơn vị giúp đỡ một xã miền Tây. Bằng việc huy động đóng góp, trích nguồn kinh phí từ quỹ người nghèo… hàng ngàn hộ dân ở miền Tây đã được hỗ trợ con giống, cây giống, hỗ trợ nhà ở, để từng bước thoát nghèo.

Tăng tốc phát triển

Từ hệ thống giao thông được đầu tư đồng bộ, đã tạo thuận lợi cho hoạt động lưu thông, giao thương hàng hoá, thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi phát triển, góp phần thu hút các dự án đầu tư cho khu vực miền núi. Nhờ đó, việc quy hoạch phát triển kinh tế theo từng vùng, từng địa phương đã trở nên phù hợp hơn. Nổi rõ nhất là, những trang trại chăn nuôi bò sữa, phát triển cây ăn quả có múi, phát triển cây dược liệu, cây chè nguyên liệu… đang ngày càng khẳng định hướng đi đúng đắn, trong việc khai thác tiềm năng khu vực miền Tây.

Nhờ giao thông được đầu tư, nhờ những cơ chế, chính sách của tỉnh, nhiều huyện miền Tây đã xây dựng các đề án phát triển du lịch dịch vụ, nhất là các loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng như: Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương… Thực tế này, đã góp phần tạo nên bước đột phá mới trên khu vực miền Tây.

Mô hình trồng chanh leo hàng hóa của đồng bào Mông mang lại hiệu quả kinh tế cao
Mô hình trồng chanh leo hàng hóa của đồng bào Mông mang lại hiệu quả kinh tế cao

Những năm qua, miền Tây Nghệ An đã thu hút 163 dự án, với 64.100 tỷ đồng vốn đầu tư đăng ký. Một số dự án sản xuất quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực cho cả vùng như: Trang trại nuôi bò sữa và Nhà máy chế biến sữa của Công ty cổ phần Thực phẩm TH; Nhà máy chế biến gỗ MDF Nghĩa Đàn; Nhà máy chế biến tinh bột sắn Anh Sơn; các nhà máy chế biến đá trắng, đá xẻ, đá ốp lát ở Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn…

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội như: điện lưới, bệnh viện, trường học, công trình và thiết chế văn hóa phục vụ đời sống dân sinh ngày càng được quan tâm đầu tư cả chiều sâu và chiều rộng, nhờ vậy, đời sống dân sinh ngày một nâng cao. Chỉ nhìn từ tỉ lệ hộ nghèo toàn khu vực sẽ thấy rõ điều đó. Nếu như năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 26,7% thì, đến năm 2020 giảm xuống còn 11,22%.

Tại cuộc làm việc giữa Bộ chính trị với Ban thường vụ tỉnh ủy Nghệ An về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 26, nhiều ý kiến đã cho rằng: Để tạo bước đột phá trong giai đoạn tới, cần phải đặt miền Tây Nghệ An trong tổng thể phát triển của tỉnh, của khu vực, của quốc gia. Phải xác định, những lĩnh vực có lợi thế so sánh của miền Tây Nghệ An với các địa phương khác để đầu tư. Cần phải xây dựng chương trình phát triển dài hạn cho miền Tây Nghệ An theo mô hình mới phát triển nền kinh tế xanh như phát triển kinh tế du lịch sinh thái, trải nghiệm…


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Phóng sự - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Xã hội - Văn Hoa - 2 giờ trước
5.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Điện Biên được hoàn thành trong hơn 200 ngày đêm. Đây là kết quả phản ánh những nỗ lực của địa phương trong thực hiện Đề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Đề án 09). Thành công này, càng khẳng định tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của toàn hệ thống chính trị chung tay thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào nghèo.
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Kinh tế - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyễn - 2 giờ trước
Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Xã hội - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Nhằm khuyến khích các xã khó khăn nỗ lực để về đích nông thôn mới (NTM), ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, tại Quảng Ngãi để các xã khu vực II, III đạt các tiêu chí về đích NTM không dễ dàng...
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.