Cùng với hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi thì Nhà nước sẽ hỗ trợ nâng cao trình độ năng lực sản xuất, tổ chức lớp tập huấn cho các hộ gia đình về kiến thức sản xuất tại thôn, bản và tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm…cho cộng đồng các dân tộc có khó khăn đặc thù. Đây là nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 9 của Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), được quy định rất cụ thể để tháo gỡ “điểm nghẽn” về năng lực sản xuất, thúc đẩy phát triển bền vững các dân tộc có dân số dưới 10.000 người.
Việc xác định các tiêu chí để nhận diện khó khăn đặc thù của các DTTS rất ít người là cơ sở quan trọng để thực hiện các chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ trong Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), từ đó giải quyết triệt để những vấn đề cấp bách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nguồn lực để triển khai các chính sách đối với các DTTS có khó khăn đặc thù không phát sinh thêm do đã có trong các Quyết định trước đó của Thủ tướng Chính phủ.
Cộng đồng các DTTS rất ít người chủ yếu sinh sống ở những điểm “lõi” của vùng nghèo cả nước. Do đó, tỷ lệ hộ nghèo cao là mẫu số chung của nhiều DTTS có dân số dưới 10.000 người. Mặc dù, rất nhiều chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ đã được triển khai, nhưng công tác giảm nghèo bền vững ở cộng đồng các DTTS rất ít người vẫn đang là một thách thức lớn.
LTS: Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021 – 2025, cả nước có 14 dân tộc có khó khăn đặc thù sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi. Việc xác định những dân tộc có khó khăn đặc thù, là cơ sở để tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn văn hóa, phát triển dân số,… bảo đảm nhất quán nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển” của Đảng, Nhà nước ta.
Phần lớn dân số của các DTTS có khó khăn đặc thù tham gia lực lượng lao động từ khi còn rất trẻ, nhưng hầu hết chưa qua đào tạo, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật nên chủ yếu làm việc giản đơn, ở khu vực nông thôn. Đây là rào cản trong việc chuyển giao - tiếp nhận các mô hình sản xuất mới ở cộng đồng các dân tộc có dân số dưới 10.000 người.
LTS: Tăng trưởng toàn diện là một giai đoạn trên con đường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Từ một nước nghèo, thu nhập thấp, để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam đã từng bước triển khai chiến lược tăng trưởng toàn diện, bao trùm mọi vùng miền, trong đó có sự ưu tiên vùng đồng bào DTTS và miền núi. Những thành tựu vượt bậc về tăng trưởng toàn diện của vùng đồng bào DTTS và miền núi, ở 3 trụ cột đo lường chính (kinh tế, bình đẳng, điều kiện sống và an sinh xã hội), là bằng chứng đanh thép bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch về chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta nhằm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã triển khai hơn 2 năm, nhiều dự án đã và đang được triển khai và có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cũng có những dự án, tiểu dự án còn gặp khó khăn, bất cập, chưa triển khai được, điển hình như Tiểu dự án 1, Dự án 9 về phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù. Để tháo gỡ vướng mắc, Ủy ban Dân tộc đã rà soát, lấy ý kiến của các bộ ngành, địa phương nhằm tháo gỡ những bất cập, giúp đồng bào nhanh chóng được thụ hưởng chính sách.
LTS: Người Ơ Đu – thuộc nhóm DTTS rất ít người sinh sống chủ yếu tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An). Nhiều năm qua, Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào Ơ Đu, những nỗ lực bảo tồn, gìn giữ văn hoá người Ơ Đu đang được thực hiện, để “cứu” một tộc người trước sự phai nhạt bản sắc văn hóa, chữ viết, phong tục tập quán; cùng với đó là những trợ lực để đồng bào phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống…
Nước ta hiện có 16 DTTS rất ít người (có số dân dưới 10.000 người). Các dân tộc này hầu hết cư trú tại những địa bàn khó khăn thuộc lõi nghèo của cả nước. Cùng với những chính sách chung, những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách đặc thù, quan trọng để đầu tư, hỗ trợ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – giáo dục… nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các DTTS rất ít người có điều kiện vươn lên.
Bạn đọc -
Mạnh Cường – Hiếu Anh -
23:02, 18/06/2020 Gần đây, trên một số phương tiện truyền thông đại chúng có phản ánh, tỉnh Nghệ An đã “đưa nhầm” 231 người Ơ-đu ở bản Đửa, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương vào Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025, theo Quyết định 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 (gọi tắt là Đề án 2086); Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Nghệ An cũng đang vào cuộc làm rõ thông tin liên quan. Nhằm cung cấp thông tin một cách toàn diện, khách quan về vấn đề này, Báo Dân tộc và Phát triển khởi đăng loạt bài “Người Ơ-đu ở Nghệ An” phục vụ bạn đọc.
Ngày 14/10, tại Tp.Thái Nguyên, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến hoàn thiện Đề án “Bảo vệ và phát triển dân tộc thiểu số, đặc biệt dân tộc dưới 10 nghìn người theo hướng đảm bảo sự phát triển đồng đều, bình đẳng giữa các dân tộc”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì Hội thảo. Tham dự có đại diện một số Bộ, ngành Trung ương; các chuyên gia tư vấn độc lập; lãnh đạo các sở, ban, ngành một số tỉnh có đồng bào DTTS có số dân dưới 10 nghìn người sinh sống cùng một số đại biểu người DTTS rất ít người.
Để bảo vệ và phát triển các DTTS rất ít người, nhiều chính sách đã được triển khai và đã có những kết quả nhất định. Nhưng việc tổ chức đánh giá tác động của chính sách, từ đó rút kinh nghiệm cho các đề án khác vẫn còn một khoảng trống.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2579/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của DTTS rất ít người, năm 2022.
Nước ta có 16 DTTS có số dân dưới 10.000 người. Đó là những DTTS rất ít người, điều kiện kinh tế khó khăn, là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Xuyên suốt những năm qua, cùng với những chính sách chung cho vùng DTTS và miền núi, Đảng, Nhà nước còn ưu tiên hàng loạt các chính sách đặc thù, hỗ trợ, tạo điều kiện tối ưu để đồng bào các dân tộc rất ít người phát triển, kéo dần khoảng cách chênh lệch giữa các thành phần dân tộc.
Chất lượng dân số được xác định là “cửa ngõ xung yếu” để phát triển bền vững quốc gia, dân tộc. Do vậy, việc xây dựng chính sách phù hợp để phát triển dân số trong tình hình mới là hết sức cấp thiết, nhất là đối với 16 DTTS có số dân dưới 10 nghìn người.
16 DTTS rất ít người ở Việt Nam sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa với những khó khăn đặc thù. Do đó để phát triển nhóm đồng bào dân tộc này, bên cạnh các chính sách dân tộc chung, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách riêng biệt. Những chính sách này thực sự trở thành bệ đỡ quan trọng giúp đồng bào phát triển một cách bền vững.
Là một trong những nhóm dân số đặc thù theo quy định trong Dự thảo Luật Dân số đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, các DTTS rất ít người sẽ được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên, việc xây dựng một mô hình can thiệp phù hợp là không hề dễ.