Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhận diện khó khăn đặc thù của những dân tộc rất ít người: Giảm nghèo bền vững là thách thức lớn (Bài 2)

Cù Hương - Sỹ Hào - 10:45, 05/11/2023

Cộng đồng các DTTS rất ít người chủ yếu sinh sống ở những điểm “lõi” của vùng nghèo cả nước. Do đó, tỷ lệ hộ nghèo cao là mẫu số chung của nhiều DTTS có dân số dưới 10.000 người. Mặc dù, rất nhiều chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ đã được triển khai, nhưng công tác giảm nghèo bền vững ở cộng đồng các DTTS rất ít người vẫn đang là một thách thức lớn.

Tỷ lệ nghèo cao

Tại Tờ trình số 1787/TTr-UBDT ngày 21/12/2020 về Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù áp dụng cho giai đoạn 2021 – 2025, Ủy ban Dân tộc (UBDT) cho biết: Trong giai đoạn 2011 – 2020, hệ thống chính sách dân tộc được ban hành, triển khai thực hiện theo 3 nhóm: Nhóm chính sách phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) theo vùng, địa bàn; nhóm chính sách theo ngành, lĩnh vực và nhóm chính sách theo dân tộc, nhóm dân tộc. Đối với nhóm chính sách theo dân tộc, nhóm dân tộc thì chủ yếu thực hiện đầu tư, hỗ trợ đối với các DTTS rất ít người để tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách ở những cộng đồng dân tộc có dân số dưới 10.000 người.

“Nhìn chung vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện nay đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Kết cấu hạ tầng kinh tế được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, góp phần tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào DTTS và miền núi”, UBDT nhấn mạnh trong Tờ trình số 1787/TTr-UBDT.

Tuy nhiên, UBDT cũng khẳng định, đến nay, vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn là địa bàn khó khăn nhất, KT – XH chậm phát triển, đời sống của đồng bào các DTTS còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, tình trạng nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn đang là một thách thức lớn, nhất là ở một số cộng đồng DTTS rất ít người.

Giai đoạn 2016 – 2020, các nhóm chính sách theo dân tộc, nhóm dân tộc chủ yếu thực hiện đầu tư, hỗ trợ đối với các DTTS rất ít người. (Trong ảnh: Đường vào làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum – nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Rơ Măm)
Giai đoạn 2016 – 2020, các nhóm chính sách theo dân tộc, nhóm dân tộc chủ yếu thực hiện đầu tư, hỗ trợ đối với các DTTS rất ít người. (Trong ảnh: Đường vào làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum – nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Rơ Măm)

Tờ trình số 1787/TTr-UBDT ngày 21/12/2020 của UBDT nêu rõ, theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 2020, trong 53 DTTS thì có 24 DTTS có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 30%. Trong đó có 22 dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 1,5 lần so với tỷ lệ hộ nghèo bình quân chung của 53 DTTS và 15 dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo cao gấp hơn 2 lần so với tỷ lệ hộ nghèo bình quân chung của các DTTS, trong đó có nhiều DTTS có dân số dưới 10.000 người. Đơn cử như các dân tộc: Mảng (66,3%), Chứt (60,6%), Ơ Đu (56,7%), Cống (54,0%), Pà Thẻn (50,2%), La Ha (48,8%),…

Tỷ lệ nghèo ở nhiều cộng đồng DTTS rất ít người tiếp tục gia tăng sau khi áp dụng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP, ngày 27/1/2021 của Chính phủ. Đơn cử như dân tộc Mảng (dân số 4.650 người), theo kết quả rà soát của tỉnh Lai Châu, hết năm 2021, số hộ nghèo dân tộc Mảng đã tăng lên thành 75,26% (tương ứng với là 785 hộ), chiếm 2,36% tổng số hộ nghèo các DTTS và chiếm 2,34% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh.

Nỗ lực tạo đột phá

Thực trạng nghèo ở các DTTS rất ít người đã và đang là một bài toán đặt ra đối với các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Bởi từ nhiều năm nay, bên cạnh các chính sách chung dành cho vùng thì Trung ương, các địa phương cũng đã ban hành, triển khai thực hiện các chính sách đặc thù để phát triển KT – XH ở địa bàn các DTTS rất ít người, với nguồn lực được bố trí từ ngân sách là không hề nhỏ.

Có thể kể đến Đề án phát triển KT - XH vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đề án được triển khai thực hiện tại 88 thôn, bản trên 27 xã thuộc 9 huyện của 3 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang. Trong 8 năm (2013 – 2020), ngân sách Trung ương đã cấp hơn 503 tỷ đồng cho 3 tỉnh để triển khai đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu như điện, đường giao thông, nước sinh hoạt, nhà sinh hoạt cộng đồng, thuỷ lợi, cầu treo…; hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi; tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về bình đẳng giới; tổ chức thăm quan học tập kinh nghiệm…

Nguồn lực đầu tư của Nhà nước đã giúp đồng bào các DTTS rất ít người bảo tồn văn hóa truyền thống, tuy nhiên, việc giảm nghèo bền vững đang là một thách thức lớn. (Trong ảnh: Phụ nữ dân tộc Mảng với nghề may thêu truyền thống )
Nguồn lực đầu tư của Nhà nước đã giúp đồng bào các DTTS rất ít người bảo tồn văn hóa truyền thống, tuy nhiên, việc giảm nghèo bền vững đang là một thách thức lớn. (Trong ảnh: Phụ nữ dân tộc Mảng với nghề may thêu truyền thống )

Hay với dân tộc Brâu (hiện có 525 khẩu, sinh sống tập trung tại làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) và dân tộc Rơ Măm (hiện có 639 khẩu, sinh sống tập trung tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) cũng được thụ hưởng chính sách riêng từ “Đề án hỗ trợ phát triển KT - XH các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 – 2025” theo Quyết định 2086/QĐ-TTg, ngày 30/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Giai đoạn 2016 – 2020, tổng kinh phí thực hiện Đề án là 159,259 tỷ đồng; trong đó, kinh phí thực hiện đề án hỗ trợ phát triển cho dân tộc Brâu là 68,376 tỷ đồng, dân tộc Rơ Măm là 90,883 tỷ đồng…

Để tạo đột phá trong giảm nghèo cho các DTTS rất ít người, với quyết tâm chính trị “không để ai bị bỏ lại phía sau”, khi xây dựng đề cương Đề án Tổng thể phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (được Quốc hội khóa XIV phê duyệt tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019), Ban soạn thảo đã xây dựng dự án riêng dành cho các DTTS rất ít người. Trong Chương trình MTQG phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg, chính sách dành cho các DTTS rất ít người thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 9.

Mục tiêu của Tiểu dự án 1 là giảm nghèo nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập so với các dân tộc khác trong vùng. Một nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 1 là hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế, với những giải pháp rất cụ thể. Bởi năng lực sản xuất còn hạn chế là một trong những khó khăn đặc thù của các DTTS rất ít người.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong bài tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 6 giờ trước
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 7 giờ trước
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 10 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 10 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 10 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 13 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.