Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lâm Bình (Tuyên Quang): Giảm nghèo bền vững bắt đầu từ trẻ em

Vân Khánh - 08:32, 03/11/2022

Từ nguồn vốn của các chương trình, dự án, trong đó có Chương trình “Không còn nạn đói”, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) đang nỗ lực cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Đây là một trong những giải pháp của huyện để hướng tới mục tiêu giảm nghèo một cách bền vững.

Đoàn công tác của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đã có chuyến khảo sát tại Lâm Bình cuối tháng 10/2022. (Ảnh: lambinh.gov.vn)
Đoàn công tác của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đã có chuyến khảo sát tại Lâm Bình cuối tháng 10/2022. (Ảnh: lambinh.gov.vn)

Mô hình phù hợp với đặc thù địa bàn

Năm 2011, huyện Lâm Bình được thành lập trên cơ sở nhập các xã nghèo nhất của huyện Na Hang và huyện Chiêm Hóa. Bởi vậy, khi vừa "khai sinh", Lâm Bình đã vào danh sách các huyện nghèo của cả nước, đời sống Nhân dân rất khó khăn.

Như chia sẻ của ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình, lúc mới thành lập, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của huyện chiếm tới 71,16%, thu nhập chỉ khoảng 8,5 triệu đồng/người/năm. Cũng bởi vậy, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (SDD) ở Lâm Bình rất cao. Một thống kê cho thấy, năm 2020, toàn huyện có trên 2.970 trẻ dưới 5 tuổi, chủ yếu là con em đồng bào DTTS, trong đó, tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi ở mức 23,72%.

Để hỗ trợ Lâm Bình trên hành trình giảm nghèo, thời gian qua, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã đưa Lâm Bình vào diện thụ hưởng mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng, trong khuôn khổ Chương trình “Không còn nạn đói ở Việt Nam” đến năm 2025. Mục tiêu không chỉ tạo sinh kế cho một bộ phận hộ nghèo ở Lâm Bình mà quan trọng hơn là tác động, thay đổi hành vi về dinh dưỡng của người dân, góp phần giảm thiểu tình trạng trẻ em bị SDD ở địa phương này.

Mô hình dê sinh sản ở Lâm Bình sinh sản thuộc Chương trình “Không còn nạn đói ở Việt Nam” được triển khai ở Lâm Bình tháng 12/2021. (Ảnh: lambinh.gov.vn)
Mô hình dê sinh sản thuộc Chương trình “Không còn nạn đói ở Việt Nam” được triển khai tại huyện Lâm Bình tháng 12/2021. (Ảnh: lambinh.gov.vn)

Theo đó, tháng 12/2021, huyện Lâm Bình đã tổ chức triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi dê sinh sản cho 20 hộ tham gia, trong đó có 10 hộ nghèo và 10 hộ cận nghèo có trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ mang thai; tổng số dê được hỗ trợ 80 con (70 con dê sinh sản và 10 con dê đực giống lai). Mô hình dê sinh sản ở Lâm Bình sinh sản và phát triển rất tốt, đồng thời đang được nhân rộng.

Cuối tháng 10/2022 vừa qua, Đoàn công tác của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đã có chuyến khảo sát tại Lâm Bình. Qua khảo sát cho thấy, triển khai mô hình nuôi dê hữu cơ, UBND huyện đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây tổ chức 2 buổi tập huấn quy trình sản xuất, chăn nuôi dê thảo dược hữu cơ; hoàn thành việc làm 32 chuồng nuôi dê đạt tiêu chuẩn tại 2 HTX chăn nuôi dê Thổ Bình, Bình An. Huyện cũng đã thành lập 13 nhóm sở thích chăn nuôi dê tại 8 xã với 59 thành viên…

Hướng đến giảm nghèo dinh dưỡng

Thực tế cho thấy, nuôi dê với ưu điểm ít vốn, dễ mua, dễ bán, mô hình nuôi dê lấy thịt đang dần xóa nghèo cho nhiều hộ nghèo ở Lâm Bình. Kỹ thuật chăn nuôi dê hữu cơ từ mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng cũng đang dần lan tỏa, làm thay đổi tập quán chăn nuôi trước đây của bà con.

Gia đình ông Triệu Văn C ở thôn Tân Hoa, xã Bình An trước đây cũng nuôi vài con dê lấy thịt. Nhưng học tập từ mô hình nuôi dê sinh sản hữu cơ, gia đình ông đã mở rộng đàn dê. Sau gần một năm nuôi 10 con dê giống, đến nay gia đình ông đã có 25 con dê lớn nhỏ; trong đó có 15 dê cái sinh sản. Trung bình mỗi năm, dê đẻ 2 lứa, trừ chi phí, gia đình ông có thu nhập khoảng 50 triệu đồng.

Đoàn công tác của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đã có chuyến khảo sát mô hình Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống tại Lâm Bình cuối tháng 10/2022. 9Ảnh: lambinh.gov.vn)
Đoàn công tác của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đã có chuyến khảo sát mô hình Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống tại Lâm Bình cuối tháng 10/2022. Ảnh: lambinh.gov.vn)

Cũng như ông Triệu Văn C, nhiều gia đình ở xã Bình An nói riêng, toàn huyện Lâm Bình nói chung đang góp sức nhân rộng mô hình nuôi dê sinh sản hữu cơ. Qua đó, đến cuối năm 2021, riêng xã Bình An đã phát triển đàn dê sinh sản lên 665 con sinh với 85 hộ dân DTTS tham gia rất thành công, nâng tổng đàn dê trên địa bàn huyện Lâm Bình lên 3.692 con.

Mô hình nuôi dê sinh sản hữu cơ trên địa bàn huyện Lâm Bình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con nông dân, nhất là những hộ nghèo có sinh kế ổn định, từng bước vươn lên, cùng với chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo. Nhưng quan trọng hơn, mô hình đã và đang làm thay đổi hành vi của người dân thực hành dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, góp phần giảm nghèo về dinh dưỡng, nhất là cho trẻ em. Theo tính toán, 1 con dê cái sinh sản có thể cho thu nhập từ 8-10 triệu đồng/năm, đồng thời cung cấp lượng sữa tươi để cải thiện vi chất dinh dưỡng.

Theo ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), triển khai Chương trình “Không còn nạn đói ở Việt Nam”, từ năm 2019, Cục đã thí điểm thực hiện 3 mô hình điểm nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tại Lào Cai, Quảng Ngãi, Trà Vinh; sau đó nhân rộng ra nhiều địa phương khác trong năm 2020, 2021. Đây đều là những địa bàn khó khăn nhất, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, nhận thức về vi chất dinh dưỡng của người dân còn hạn chế.

“Từ các mô hình ban đầu và thành tựu lớn về giảm nghèo, chúng tôi cho rằng, việc giảm nghèo ở Việt Nam đã đến giai đoạn đẩy lên thành an ninh dinh dưỡng. Rõ ràng chúng ta đã làm giảm nghèo tốt rồi, lại là một nước có tiềm năng về nông nghiệp rất đa dạng, không có cớ gì chúng ta không đẩy nó lên một bước nữa về nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, nhất là cho trẻ em từ lúc có thai cho đến dưới 2 năm tuổi. Mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng đang hướng đến thực hiện mục tiêu đó”, ông Thịnh khẳng định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Với đặc thù là vùng đất biên giới, địa hình phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế... nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, các hoạt động tà đạo, tệ nạn xâm nhập. Do vậy, việc kiên quyết đấu tranh với tội phạm, các hoạt động sinh hoạt đạo trái pháp luật...luôn được hệ thống chính trị, nòng cốt là lực lượng công an chú trọng ngăn chặn bằng nhiều giải pháp. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS hiểu rõ cái xấu, không theo đạo lạ, chung tay giữ gìn bản làng bình yên.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy 2 trong 4 nạn nhân vụ lật thuyền

Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy 2 trong 4 nạn nhân vụ lật thuyền

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Chiều 25/4, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy 2 trong 4 nạn nhân trong vụ tai nạn chìm thuyền trên sông Chanh, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh).
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Sơn Tùng - 12 giờ trước
Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…
Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 12 giờ trước
Tỉnh đoàn Thanh Hóa vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024, tại Tp. Sầm Sơn. Tham dự Hội nghị có 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Tin tức - Trọng Bảo - 12 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng - nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra làm rõ.
Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 12 giờ trước
Tối 23/4, tại Quảng trường Hậu phương hướng về tiền tuyến huyện Tân Kỳ đã diễn ra Lễ bế mạc các hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn tỉnh Nghệ An.
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư ruột - còn gọi là ung thư đại trực tràng - là loại ung thư phổ biến thứ ba trên toàn thế giới, chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư. Bên cạnh đó, nó là nguyên nhân gây tử vong do ung thư xếp hàng thứ hai. Mới đây, một nghiên cứu quốc tế công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports đã chỉ ra tác dụng bất ngờ của quả xoài đối với bệnh ung thư ruột
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trang địa phương - Như Tâm - 12 giờ trước
Với chủ đề: “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”, sáng 24/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng khai mạc Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại biểu phía Trung ương có ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Huỳnh Đảm - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; cùng các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Thiếu tướng Huỳnh Văn Ngon - Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Quân Khu 9.
Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Minh Đức - 12 giờ trước
Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2024 đang cận kề. Cùng với sự chuẩn bị của Ban Tổ chức, những ngày qua, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cũng đang tập trung chuẩn bị các điều kiện để đón du khách đến tham dự sự kiện quan trọng này.
Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Sống khỏe - Như Ý - 13 giờ trước
Ngộ độc thực phẩm là một loại bệnh hay gặp trong mùa hè, bạn có thể nhiễm bệnh do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc biến chất, chứa chất phụ gia hay chất bảo quản quá liều lượng, bị ôi thiu... Vậy phải làm thế nào để thải độc cho cơ thể khi chẳng may nạp chất độc vào người? Bạn hãy tham khảo cách trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà sau đây nhé.
Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Pháp luật - Ngọc Chí - 13 giờ trước
Đường ĐH22, nối từ thị trấn Đăk Rờ Ve đến xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) được khởi công từ tháng 9/2022 trong niềm vui mừng, phấn khởi của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Đăk Pne. Thế nhưng, với sự chậm trễ của nhà thầu thi công, đến nay đường ĐH22 vẫn chưa hoàn thành dù đã hết thời hạn hợp đồng. Điều này làm cho người dân lo lắng khi mùa mưa sắp đến.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Phóng sự - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 13 giờ trước
Với đặc thù là vùng đất biên giới, địa hình phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế... nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, các hoạt động tà đạo, tệ nạn xâm nhập. Do vậy, việc kiên quyết đấu tranh với tội phạm, các hoạt động sinh hoạt đạo trái pháp luật...luôn được hệ thống chính trị, nòng cốt là lực lượng công an chú trọng ngăn chặn bằng nhiều giải pháp. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS hiểu rõ cái xấu, không theo đạo lạ, chung tay giữ gìn bản làng bình yên.