Việc thực hiện Đề án 79 đã cơ bản sắp xếp ổn định dân cư cho đồng bào nơi đây. Nhưng cuối giai đoạn nước rút thực hiện đề án, việc ổn định cuộc sống của các hộ dân tại nhiều bản tái định cư vẫn bộn bề khó khăn; đặc biệt khi triển khai các chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân .
Sau trận lũ lịch sử năm 2018, hàng trăm hộ dân của huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã chịu thiệt hại nặng nề về người, mất nhà cửa, tài sản. Thời gian qua, chính quyền các cấp đã nhanh chóng vào cuộc, xây dựng các khu tái định cư để người dân ổn định cuộc sống. Đến nay, về cơ bản, bà con đã có nhà cửa kiên cố, song lại thiếu kế sinh nhai do không có đất sản xuất.
Để triển khai cấp điện cho nông thôn, miền núi, hải đảo, Chính phủ đã phê duyệt thực hiện Chương trình theo Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 và Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 13/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ với tổng nhu cầu vốn đầu tư là 30.116 tỷ đồng. Chương trình được triển khai tại 48 tỉnh thành phố với mục tiêu đến hết năm 2020 hầu hết các số hộ dân có điện. Tuy nhiên vì thiếu nguồn lực đầu tư nên chương trình không hoàn thành được đúng thời hạn.
Ngày 12/1/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 79/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (gọi tắt là Ðề án 79). Mục tiêu là bố trí, sắp xếp ổn định đời sống cho 12.2005 hộ, với hơn 68.000 nhân khẩu. Sau 8 năm triển khai Đề án, người dân đã không còn du canh du cư, cuộc sống đã dần ổn định. Tuy nhiên để người dân "lập nghiệp" trên vùng đất mới, vẫn cần có sự nỗ lực hơn nữa của các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể và của chính người dân...
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, hàng trăm người Mông từ Cao Bằng lặn lội tìm đến “hạ sơn” ở xóm Lân Vai, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên sinh cơ lập nghiệp. Hơn 30 năm sau, cùng với nỗ lực của người dân và sự quan tâm sát sao của chính quyền các cấp, Lân Vai đã khoác lên mình màu áo mới, tự tin về đích nông thôn mới (NTM).