Giai đoạn 2011 - 2020, thực hiện đề án sắp xếp, ổn định dân cư, tỉnh Hà Giang đã hoàn thành việc di chuyển hàng chục ngàn hộ dân sống ở vùng nguy hiểm đến nơi ở mới an toàn. Với việc di dân xen ghép và ổn định tại chỗ, người dân di chuyển đến nơi ở mới an toàn, đồng thời, giảm tối đa kinh phí đầu tư của Nhà nước.
Mặc dù, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở khắp các phum, sóc, bản, làng... đã phát huy tốt vai trò của mình trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự. Tuy nhiên hiện nay, sau khi thực hiện chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính, công việc của Người có uy tín tăng lên gấp đôi, gấp ba lần nhưng chế độ đãi ngộ thì đang ở mức thấp. Bên cạnh đó, một bộ phận Người có uy tín đứng trước nguy cơ bị già hóa mà chưa có người thay thế.
Xác định thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng, nhiều năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã tham mưu, cụ thể hóa, vận dụng linh hoạt các chính sách dân tộc vào thực tiễn, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng đời sống văn hóa trong đồng bào các DTTS.
Nước ta hiện có 16 DTTS rất ít người (có số dân dưới 10.000 người). Các dân tộc này hầu hết cư trú tại những địa bàn khó khăn thuộc lõi nghèo của cả nước. Cùng với những chính sách chung, những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách đặc thù, quan trọng để đầu tư, hỗ trợ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – giáo dục… nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các DTTS rất ít người có điều kiện vươn lên.
Đào tạo nghề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với lực lượng lao động. Đào tạo nghề sẽ tăng cơ hội việc làm, ổn định sinh kế để xóa đói, giảm nghèo. Trong đó, đào tạo nghề truyền thống đang được xem là bài toán tạo sinh kế bền vững, ổn định. Tuy nhiên, hiện nay, loại hình đào tạo nghề truyền thống, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi chưa thực sự được quan tâm, đầu tư...
Việc hỗ trợ cây trồng vật nuôi từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chưa hiệu quả, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Để chính sách hỗ trợ thực sự phát huy hiệu quả đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về phương thức quản lý, điều hành và triển khai thực hiện.
Mục tiêu giảm nghèo bền vững ở Hà Giang trong thời gian tới đang kỳ vọng rất lớn vào quá trình triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, là yếu tố quan trọng để địa phương phát triển bền vững.
Đây là tổng kinh phí được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt để thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn II từ năm 2021-2025”.
Những năm qua, từ các dự án hỗ trợ sản xuất từ các Chương trình 30a, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới… đồng bào các DTTS đã phát triển sinh kế thông qua việc hỗ trợ các loại cây trồng, vật nuôi và tiếp cận khoa học kỹ thuật,.. Tuy nhiên, một số địa phương do xây dựng kế hoạch, khảo sát thực tế chưa hợp lý; đặc biệt có địa phương cung cấp con giống chưa đảm bảo, không phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán sản xuất của bà con, dẫn đến hiệu quả thấp, gây lãng phí nguồn kinh phí hỗ trợ.
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực vươn lên của người dân, tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã giảm từ 43,65% (năm 2016) xuống còn trên 22% (năm 2020). Theo đánh giá, tuy tỉ lệ hộ nghèo có giảm nhưng chưa bền vững, nguyên nhân một phần do nguồn lực đầu tư còn nhỏ lẻ, một phần do công tác xóa đói giảm nghèo còn tồn tại một số bất cập, hạn chế.
Sau 5 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo tiền để cho các xã trên địa bàn Lâm Hà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là đối với đồng bào DTTS trên địa bàn. Nhờ đó, 100% xã, thị trấn trên địa huyện hoàn thành tiêu chí nông thôn mới.
Bằng cách linh hoạt lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách dân tộc như Chương trình 135, Quyết định 2086/QĐ-TTg…, tỉnh Hà Giang đã đầu tư nguồn lực, tạo sinh kế trong vùng đồng bào DTTS. Từ đây, đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh có động lực vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Thời gian gần đây, các mô hình hợp tác xã (HTX) thanh niên khởi nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên địa phương. Tuy nhiên, để các mô hình HTX thanh niên khởi nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững, thì vẫn cần tháo gỡ những vướng mắc và có thêm nhiều giải pháp hỗ trợ khác.
Mặc dù đất đai ở khu tái định cư Vụ Bổn khó canh tác, nhưng lại phù hợp với việc chăn nuôi đại gia súc, ở đây cũng đã có một số hộ khá nên từ chăn nuôi trâu, bò. Do đó, để giải bài toán giảm nghèo cho khu tái định cư, địa phương cần linh hoạt trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế hộ.
Ngành y tế đang đối mặt với thực trạng thiếu hụt và mất cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực ở cơ sở, nhất là vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Để giải quyết thực tế này, việc rà soát cơ chế chính sách đã ban hành để điều chỉnh phù hợp, thì ngành y tế, cũng như các cấp chính quyền địa phương cũng cần chú trọng, tiếp tục nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh chính sách với các giải pháp căn cơ, đồng bộ hơn để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp trong tình hình mới.
Với nhiều lý do, cả khách quan và chủ quan, việc thu hút nguồn nhân lực y tế là các bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên... chất lượng cao vốn dĩ đã khó, để giữ chân họ ở lại lâu dài với tuyến dưới càng khó hơn.
Cuối năm 2020, huyện Lâm Hà được tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc vì có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Từ nguồn vốn Chương trình 135, Lâm Hà đã từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hỗ trợ trong sản xuất, từ đó cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn toàn huyện.
Thời gian qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã đem lại hiệu quả tích cực trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói chung, ở xã Mù Cả, huyện Mường Tè nói riêng. Nhờ chính sách này, người dân có thêm nguồn vốn đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế để thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Cùng với các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã và đang triển khai trên địa bàn, Đề án “Ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đồng bào Mông huyện Mường Lát giai đoạn 2016 - 2020”, đã tăng thêm nguồn lực, qua đó thúc đẩy KT-XH phát triển bền vững,, kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bào Mông.
Ngày 12/3, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 348/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Tuyên Quang trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tại Quyết định số 08/2007/QĐ-TTg ngày 12/1/2007 và Quyết định số 1766/QĐ-TTg ngày 10/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ.