Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhìn lại công tác di dân khỏi vùng sạt lở ở Hà Giang: Thành công từ sắp xếp xen ghép và ổn định tại chỗ (Bài 1)

Minh Thu - CĐ - 18:10, 10/05/2021

Giai đoạn 2011 - 2020, thực hiện đề án sắp xếp, ổn định dân cư, tỉnh Hà Giang đã hoàn thành việc di chuyển hàng chục ngàn hộ dân sống ở vùng nguy hiểm đến nơi ở mới an toàn. Với việc di dân xen ghép và ổn định tại chỗ, người dân di chuyển đến nơi ở mới an toàn, đồng thời, giảm tối đa kinh phí đầu tư của Nhà nước.

Một góc khu tái định cư Khuổi Pụt, thôn Bản Ngàn, xã Kim Linh, huyện Vị Xuyên
Một góc khu tái định cư Khuổi Pụt, thôn Bản Ngàn, xã Kim Linh, huyện Vị Xuyên

Nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ

Năm 2015, cùng 21 hộ dân khác trong vùng có nguy cơ sạt lở, gia đình chị Thào Thị Sào, thôn Xín Cái, xã Nghĩa Thuận (huyện Quản Bạ) được chính quyền hỗ trợ kinh phí di dời đến nơi ở mới an toàn. Với gần 50 triệu đồng tiền hỗ trợ của đề án quy tụ dân cư, gia đình chị Sào được bà con trong thôn, anh em họ hàng giúp đỡ, xây dựng được căn nhà khang trang, vững chãi trên diện tích hơn 100 m2. 

Chỗ đất còn lại đủ rộng để chị trồng các loại rau theo mùa, quây chuồng nuôi thêm gia súc, gia cầm. Từ đó, chị Sào yên tâm sinh sống, phát triển kinh tế, từng bước vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

“Về nơi ở mới ngay trong thôn cho nên gia đình tôi không thấy có sự thay đổi lớn nào, không còn nỗi lo sợ mỗi khi mưa bão. Nhà mới gần đường lớn, nên ngoài việc làm nương, vợ chồng chạy đi chạy lại, mua bán rau củ quả nên cuộc sống ổn định”, chị Sào chia sẻ.

Đến nơi ở mới, Nhân dân không còn phải lo về sạt lở đất, lũ quét, cuộc sống ổn định, an toàn hơn trước đây nhiều.

Ông Vàng Kháy ChỉTrưởng thôn Đán Khao, xã Bản Ngò, huyện Xín Mần

Tương tự, trước đây, 32 hộ dân thôn Đán Khao, xã Bản Ngò (huyện Xín Mần) sinh sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cao mỗi khi mùa mưa bão đến. Năm 2011, được huyện vận động, hỗ trợ kinh phí, 32 hộ dân với 381 nhân khẩu trong thôn đã di chuyển đến nơi ở mới, an toàn hơn.

Hiện, cả 32 hộ dân ở Đán Khao ổn định tại nơi ở mới theo quy hoạch nông thôn mới với đủ các công trình phụ trợ như: Bể nước, nhà tắm, nhà vệ sinh, chuồng trại. Thôn đã có đường bê tông, trường học, nước sạch và cả trụ sở, sân chơi xanh, sạch, đẹp hơn trước.

Còn tại khu tái định cư Khuổi Pụt, thôn Bản Ngàn, xã Kim Linh (huyện Vị Xuyên), sau 8 năm ổn định cuộc sống từ Dự án sắp xếp, ổn định dân cư của tỉnh Hà Giang, đời sống của đa phần người dân đã có những chuyển biến tích cực. Những khó khăn, vất vả ban đầu đã qua; hiện người dân nơi đây có điện, có nước sinh hoạt, 17 hộ dân được cấp 25ha đất canh tác.

Anh Ly Mí Sâu, người dân khu tái định cư Khuổi Pụt, cho biết: "Như gia đình tôi, chịu khó chuyển đổi đất trồng xen canh lúa, ngô, rau màu, trồng cỏ voi làm thức ăn chăn nuôi nên hiện đã thoát nghèo”.

Giảm chi phí và thời gian thực hiện

Khuổi Pụt, Đán Khao, Xín Cái là ba trong số hàng chục dự án di dân khỏi vùng sạt lở do chính quyền tỉnh Hà Giang thực hiện trong thời gian qua. Báo cáo của Chi cục Kinh tế Hợp tác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hà Giang cho thấy: Từ năm 2011 đến 2020, tỉnh Hà Giang thực hiện đề án về quy tụ dân cư theo hình thức xen ghép và ổn định tại chỗ, với tổng nguồn vốn hơn 300 tỷ đồng. 

Nhờ đó, đã quy tụ được hơn 9.000 hộ dân sống rải rác ở các sườn núi cao, vùng có nguy cơ thiên tai, đặc biệt khó khăn về sống tập trung tại các thôn, bản. Không chỉ đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão, nơi ở mới cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, thuận tiện cho đời sống dân sinh, cho việc phát triển kinh tế, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Các hộ về nơi ở mới được hỗ trợ kinh phí di chuyển và làm nhà mới (thấp nhất: 10 triệu đồng/hộ, cao nhất: 50 triệu đồng/hộ). Ngoài ra, dự án cũng xây dựng một số công trình hỗ trợ cộng đồng, các mô hình tạo sinh kế, phát triển sản xuất, như chăn nuôi bò, dê, trồng cỏ voi, xen canh ngô, lúa để đảm bảo lương thực.

Người dân sống ở các điểm nguy cơ cao về sạt lở trên địa bàn tỉnh Hà Giang cơ bản được chuyển đến nơi ở mới an toàn
Người dân sống ở các điểm nguy cơ cao về sạt lở trên địa bàn tỉnh Hà Giang cơ bản được chuyển đến nơi ở mới an toàn

Một trong những điểm thuận lợi của dự án sắp xếp, ổn định dân cư tại tỉnh Hà Giang trong thời gian qua là tỉnh đã linh hoạt, bố trí xen ghép các hộ dân tại chỗ. Nhờ hình thức xen ghép tại chỗ cho nên các địa phương không phải điều chỉnh, bố trí đất ở, đất sản xuất mà do người dân tự thỏa thuận, trao đổi với nhau. 

Mặt khác, đất sản xuất tại nơi ở cũ cơ bản vẫn được các hộ canh tác hoặc trao đổi với nhau để có đất sản xuất gần nơi ở mới hơn. Các hộ di chuyển về nơi ở mới được thụ hưởng các công trình phúc lợi của cộng đồng, vừa tốt hơn nơi ở cũ, vừa giúp thay đổi bộ mặt nông thôn; chi phí đầu tư giảm đáng kể so với các dự án bố trí dân cư tập trung.

Theo Vũ Đình Mạnh, Chi cục Kinh tế Hợp tác - Sở NN&PTNT Hà Giang, cho biết: Đề án di dân theo hình thức xen ghép và ổn định tại chỗ giúp giảm chi phí và thời gian thực hiện. Kết quả triển khai đã giúp hàng chục nghìn hộ dân sống ở vùng có nguy cơ cao về thiên tai được di chuyển đến nơi ở mới an toàn, yên tâm ổn định cuộc sống, đóng góp lớn vào kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh trong 10 năm qua, với gần 40 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc di dân đến nơi ở mới trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn còn nhiều khó khăn: Ðịa hình đồi núi dốc, chia cắt mạnh, dân cư thưa thớt. Phong tục, tập quán sinh sống, lao động, sản xuất của đại bộ phận đồng bào DTTS có nhiều nét đặc thù. Tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai lũ ống, lũ quét, mưa đá, giông lốc xảy ra với tần suất và mức độ gây thiệt hại lớn, khó lường cũng là những thách thức trong việc thực hiện các dự án di dân khỏi vùng sạt lở ở Hà Giang, trong khi nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế, chưa kịp thời. 

Hiện, toàn tỉnh Hà Giang còn hàng chục ngàn hộ dân sống trong vùng nguy cơ cao về sạt lở, cần bố trí nơi ở mới an toàn. Để giải bài toán này không phải chuyện một sớm một chiều.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Tin nổi bật trang chủ
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Lễ hội

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 6 phút trước
Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 12 phút trước
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 26 phút trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 31 phút trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 35 phút trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 38 phút trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định giao chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 cho các địa phương trong tỉnh.
Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

Tin tức - Ngọc Thu - 41 phút trước
Ngày 27/3, tại làng Plei Hlốp (xã Chư Don, huyện Chư Pưh, Gia Lai), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pưh đã tổ chức ra mắt mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”. Mô hình là một trong những nội dung thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I từ 2021 - 2025.
Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Kinh tế - An Yên - 1 giờ trước
Vị trí đất được cấp ở xa, địa hình giao đất giao rừng đi lại khó khăn, sai lệch diện tích giữa hồ sơ và thực địa, nhu cầu người dân lớn nhưng quỹ đất ít… là những khó khăn, vướng mắc đang gây ảnh hưởng lớn đến việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Nghệ An.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.