Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đổi đời trên quê hương mới Hai Căn

Thanh Liêm - Lê Thuận - 20:51, 24/04/2021

Khu Hai Căn, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập (Bình Phước), là nơi định cư mới của 364 hộ dân, chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số. Từ chỗ sống du canh, du cư, rày đây mai đó, khi chuyển về Hai Căn, đồng bào đã được cấp đất, cấp nhà, hỗ trợ sinh kế. Đến nay cuộc sống của bà con đã ổn định, trong đó có nhiều hộ đã vươn lên khá giả.

Ông Trần Đại Lợi (đầu tiên bên phải), Phó chủ tịch xã Phú Nghĩa trao đổi với cán bộ thôn Hai Căn
Ông Trần Đại Lợi (đầu tiên bên phải), Phó chủ tịch xã Phú Nghĩa trao đổi với cán bộ thôn Hai Căn

Đất lành chim đậu

Năm 2013, tỉnh Bình Phước giao xuống cho huyện Bù Gia Mập 279 lô đất làm dự án di dời, tái định cư cho người dân di cư tự phát. Có đất, huyện phối hợp với Đoàn Kinh tế - quốc phòng 778, thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 7 xây dựng khu dân cư mới cho đồng bào dân tộc S’tiêng tại Tiểu khu 119, thôn Hai Căn. Dù là khu tái định cư, nhưng người dân trong vùng quen gọi là “Khu Hai Căn”. 

Ông Trần Đại Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa, người phụ trách trực tiếp khu Hai Căn, cho biết, sau khi điểm định cư hoàn thành, UBND xã Phú Nghĩa vận động 42 hộ đồng bào S’tiêng, với 200 nhân khẩu tại Đội 6, thôn Tân Lập, xã Phú Nghĩa lên Hai Căn định cư. 

Theo ông Lợi, đây là những hộ trước kia di cư từ xã Long Hà, thị xã Phước Long lên Đội 6, thôn Tân Lập. Khi ở Đội 6, cuộc sống của các hộ đặc biệt khó khăn, nhà cửa chủ yếu tạm bợ bằng tranh tre vách nứa, dột nát. Nước uống thì lấy dưới sông hồ và hầu như không có đất sản xuất...

"Hầu hết họ không có nghề, thu nhập bằng đánh bắt cá dưới sông hồ và làm thuê nên bữa đói, bữa no. Người già thì mù chữ, còn lại thì thất học hoặc hoặc hết cấp 1. Trước thực trạng đó, địa phương đã tính toán đưa các hộ về khu dân cư mới", ông Lợi cho biết. 

Sau một năm vận động, 42 hộ đồng bào S’tiêng đã đồng ý rời bỏ nơi ở cũ, đến với quê hương thứ hai-khu Hai Căn. Các hộ được sống trong những căn nhà tình thương xây dựng khá khang trang, vững chắc, với kinh phí từ 50 - 70 triệu đồng/căn do Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 778 hỗ trợ. Kèm theo căn nhà được cấp, các hộ dân còn được các mạnh thường quân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tặng bò, tivi, quạt máy, bếp ga…phục vụ cho sinh hoạt.

Chị Thị Đúp tươi cười bên hai con bò được nhà nước trao tặng
Chị Thị Đúp đang chăm sóc hai con bò được nhà nước trao tặng

Sau đó, huyện Bù Gia Mập tiếp tục mở rộng xây dựng khu Hai Căn. Cán bộ lại tiếp tục vận động những hộ dân khó khăn, đói nghèo, và cả Việt kiều Campuchia về, đến với khu Hai Căn. Trước sự quan tâm của chính quyền địa phương và cuộc sống nơi ở mới tốt hơn nên nhiều hộ đồng bào đã nghe, hiểu và đồng ý ra khu tái định cư mới sinh sống. 

“Đổi đời” trên quê hương thứ hai!

Gia đình chị Thị Đúp trước đây thuộc diện hộ nghèo, không có vườn rẫy, không nghề nghiệp nhưng lại có tới 4 miệng ăn. Chị thường xuyên phải đi vay tiền về cố gắng nuôi cho con cái ăn học, nên cứ thiếu trước, hụt sau. 

“Gia đình đã nghèo, ông xã tôi còn bị bệnh nặng, nhà có gì phải bán hết để đi chữa cho ổng. Nhà cửa đã bán hết, tiền không còn, nhưng rồi ổng cũng không qua khỏi. Từ khi được cán bộ vận động lên đây cho nhà, cho đất rồi cho thêm 2 con bò, nên tôi mừng lắm. Tôi vừa nuôi bò vừa đi làm thuê nuôi 2 đứa con học. Lúc nào không học, chúng nó đi làm thêm kiếm tiền phụ gia đình. May mà có nhà nước giúp nên ba mẹ con tôi giờ cũng sống được rồi”, chị Thị Đúp tâm sự.

Tương tự, gia đình bà Huỳnh Thị Vân từ Campuchia trở về Việt Nam không có nhà cửa, đất đai, cuộc sống nay đây mai đó. Về khu Hai Căn, bà đã được cấp nhà tái định cư ổn định cuộc sống.

“Vì già không đi làm công ty được, nên tôi lấy điều về bóc vỏ lụa. Con tôi đi phụ hồ, thu nhập cũng đủ trang trải cuộc sống, không lang thang, đói khát triền miên như trước”, bà Vân nói.

Diện mạo khu Hai Căn hôm nay nhiều thay đổi
Diện mạo khu Hai Căn hôm nay đã có nhiều thay đổi

Một gia đình khác là vợ chồng anh Nguyễn Chí Linh và chị Nguyễn Thị Thi. Đây là một điển hình trong thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống ở khu Hai Căn. 

Sau khi được cấp nhà, đất, từ tiền tích cóp và đi vay, anh chị đã mở cửa hàng bán tạp hóa tại nhà phục vụ cho bà con trong thôn. Mặt khác, anh chị liên hệ với các doanh nghiệp lấy hạt điều về, giao cho những lao động nhàn rỗi ở thôn bóc vỏ lụa tại nhà. Công việc không chỉ tạo thu nhập cao cho gia đình, mà còn giúp hàng chục lao động nhàn rỗi có việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Một trong những hộ khá giả nhất ở khu Hai Căn phải kể đến gia đình anh Điểu Tứ, 52 tuổi. Siêng năng chí thú làm ăn, nay anh đã xây dựng được cơ ngơi khá bề thế. Sau khi chia tài sản cho 4 người con ra ở riêng, hiện gia đình anh còn 6ha cao su và điều. 

Ngoài ra, anh còn có 0,5ha đất trồng hoa màu như: bầu bí, các loại rau xanh, đậu… vừa phục vụ cho gia đình, vừa để bán và để biếu bà con khó khăn trong thôn xóm. Thu nhập của gia đình anh Điểu Tứ mỗi năm hàng trăm triệu đồng. 

“Có tiền, tôi không xài phung phí mà dành dụm để mua đất, mua vườn mới có được như hôm nay đó”, anh Điểu Tứ nói…

Từ những nỗ lực, quan tâm của chính quyền địa phương, thôn Hai Căn hiện có tổng số 364 hộ dân, gồm các thành phần dân tộc sinh sống như: S’tiêng, Tày, Nùng, Mường, Kinh...; Hiện thôn chỉ còn 4 hộ nghèo, 21 hộ cận nghèo. 

Ông Điểu Đé, người có 24 năm làm Trưởng thôn, hiện là Bí thư Chi bộ thôn Hai Căn phấn khởi: "Hai Căn nay tốt hơn xưa nhiều lắm rồi. Đường đẹp, điện sáng, nước sạch, trường cho con em học tập cũng gần nơi ở… người dân Hai Căn đã đổi đời và biết ơn chính quyền nhiều lắm".

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tín dụng chính sách làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS huyện Đăk Glei

Tín dụng chính sách làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS huyện Đăk Glei

Từ chỗ không dám vay vốn vì sợ không có điều kiện để trả nợ, giờ đây, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã thay đổi nếp nghĩ, mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. Từ đó, xây dựng được nhiều mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, nâng cao thu nhập và vươn lên có cuộc sống ổn định.
Tin nổi bật trang chủ
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 1 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 1 giờ trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Thời sự - PV - 22:44, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng-Tuyết Mai - 19:41, 01/04/2025
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 19:38, 01/04/2025
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.
Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Sự kiện - Bình luận - Hà Anh - 19:36, 01/04/2025
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dư địa, động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Chủ trương trên được cụ thể hóa bằng các Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính, được Nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 19:35, 01/04/2025
UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.