Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lân Vai ngày ấy, bây giờ

Hiếu Anh - 19:08, 10/01/2021

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, hàng trăm người Mông từ Cao Bằng lặn lội tìm đến “hạ sơn” ở xóm Lân Vai, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên sinh cơ lập nghiệp. Hơn 30 năm sau, cùng với nỗ lực của người dân và sự quan tâm sát sao của chính quyền các cấp, Lân Vai đã khoác lên mình màu áo mới, tự tin về đích nông thôn mới (NTM).

Cùng trải bước trên con đường bê tông kiên cố, ông Lý Xồng Tu, Người có uy tín bản Lân Vai tự hào cho biết, cách đây hơn 30 năm trước, vì cái bụng đói quá nên cái chân của người Mông cứ đi miết. Khi tới thung lũng Lân Vai , lúc ấy vẫn là những khoảng đất mênh mông ít người đi lại, người dân quyết định dừng chân sinh cơ lập nghiệp.

Ngày ấy, chưa có đường vào Lân Vai nên muốn ra trung tâm, người dân chỉ có một cách duy nhất là leo bộ qua 2 ngọn núi. Chưa có đường nên bản cũng không có điện, không có trạm xá. Vì vậy, mỗi khi trong bản có người ốm đau, thanh niên trai tráng phải thay nhau cáng bệnh nhân băng qua những ngọn đồi với khoảng 1 ngày đường.

Từ năm 2003, được sự động viên của chính quyền địa phương, nhiều hộ đã hiến gần 10.000 m2 đất do chính gia đình khai hoang hàng chục năm mới có để mở đường vào bản. Những con đường đất khi xưa giờ đã phủ bê tông vững chãi. Đường từ trung tâm xã vào Lân Vai dài hơn 1,8 km, rộng 3m được hoàn thành năm 2004 trong niềm vui của dân bản.

Có đường, điện cũng theo về từng ngõ xóm, rồi vào từng nhà hộ dân. Có điện, người dân có điều kiện mua thiết bị sinh hoạt, từ bóng điện thắp sáng mỗi đêm cho trẻ con học bài đến ti vi cho người già xem lúc rảnh rỗi.

Chỉ tay lên ngọn đồi phía xa, ông Lý Xồng Tu bảo, trước kia, chưa có đường, điểm trường lại dột nát, các thầy cô vào cắm bản rất gian nan. Từ khi có điểm trường mới, thầy cô có thể đi thẳng xe máy vào điểm trường.

Giờ đây, nghe tiếng ê a học bài của trẻ, người già trong bản phấn khởi lắm. Bởi, họ hiểu được rằng, chỉ có cái chữ mới giúp con cháu họ thực sự thoát khỏi đói nghèo.


Đường vào Lân Vai đã được đổ bê tông kiên cố
Đường vào Lân Vai đã được đổ bê tông kiên cố

Gieo mầm sung túc

Ông Hầu A Thành, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng bản Lân Vai thông tin, Không chỉ được đầu tư cơ sở vật chất, người dân Lân Vai còn được chính quyền quan tâm phát triển sinh kế. như hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, cử cán bộ về tận xóm hướng dẫn bà con sản xuất, gieo trồng. Mới đây nhất là trong năm 2020, Lân Vai được Nhà nước hỗ trợ 5 máy phát cỏ, 3 máy cày, 3 máy làm đất. Nhờ máy móc mà năng suất lao động của người dân đã tăng gấp 3, 4 lần so với trước kia.

Điều phấn khởi là, trong phát triển kinh tế gia đình, người dân ở Lân Vai đã biết phát huy thế mạnh về thổ nhưỡng, khí hậu để tìm cây trồng thích hợp. Trong đó, điển hình 3 năm nay, người dân đã đăng ký trồng na trên đất dốc. Do đó, chính quyền đã chú trọng hỗ trợ bà con gần 2000 giống na trên 12 mẫu đất. Ông Thành cho biết, mặc dù hướng đi mới này còn nhiều khó khăn, nhưng người dân hoàn toàn tin tưởng rằng, cây na sẽ là cây làm giàu cho người dân bản Mông nơi thung lũng này.

Ông Trần Lê Dũng, Chủ tịch UBND xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai cũng cho biết, Lân Vai là một trong những bản khó khăn nhất của xã.  Từ chủ trương không để ai bị bỏ lại phía sau, bản Lân Vai đã được sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền nên được đầu tư nhiều chương trình dự án như Chương trình 135, Quyết định 2085, 2086...

Đặc biệt, do đặc thù nên Lân Vai đã được hưởng lợi từ Đề án “Phát triển kinh tế-xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào Mông sinh sống tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” (Đề án 2037). Nhờ vậy, đời sống của người dân nâng lên rõ rệt. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của người dân đạt hơn 33 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,58%. Bản Lân Vai cùng xã Dân Tiến đã được công nhận xã NTM vào ngày 8/12/2020 vừa qua.

Lân Vai là 1 trong 26 bản được hưởng lợi từ Đề án 2037. Theo đó, 6 năm qua, Đề án này đã hỗ trợ giống, phân bón trồng ngô lai cho 3130 ha , kinh phí hỗ trợ gần 15 tỷ đồng, hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng để đồng bào trồng cây ăn quả trên diện tích 40 ha. Về xây dựng cơ sở hạ tầng: tỉnh đã đầu tư hơn 64,5 tỷ đồng làm 15 tuyến đường với chiều dài 42,7 km; xây 15 trường học, 3 nhà văn hóa, 11 công trình điện lưới quốc gia và 2 công trình nước sạch.

                             Ông Nguyễn Thái Nam, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lào Cai: Nhiều giải pháp đưa thông tin đến vùng đồng bào DTTS

Lào Cai: Nhiều giải pháp đưa thông tin đến vùng đồng bào DTTS

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt thông tin, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi (theo quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025), tỉnh Lào Cai xác định, việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số... có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay.
Quảng Bình: Trao Dê giống hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS

Quảng Bình: Trao Dê giống hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Ngày 22/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã tổ chức trao 12 con dê giống sinh sản để hỗ trợ sinh kế cho 5 hộ gia đình người Bru-Vân Kiều ở bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình).
Có một “Bệnh viện” nghèo phương tiện nhưng giàu tình người ở miền biên viễn

Có một “Bệnh viện” nghèo phương tiện nhưng giàu tình người ở miền biên viễn

Sức khỏe - Tiêu Dao - 21:43, 22/09/2023
Không chỉ làm tốt công tác đảm bảo chủ quyền an ninh biên giới, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cán bộ chiến sỹ và quân y Đồn Biên phòng A Vao (BĐBP Quảng Trị) còn đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn và cả Nhân dân nước bạn Lào.
Cảnh báo sự lây lan của virus gây chết người Nipah

Cảnh báo sự lây lan của virus gây chết người Nipah

Sức khỏe - Khoa Trịnh - 21:31, 22/09/2023
Ấn Độ đang thực hiện các bước khẩn cấp để ngăn chặn sự lây truyền của virus Nipah hiếm gặp nhưng gây chết người lây từ dơi sang người. Nipah được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là căn bệnh được ưu tiên cao với khả năng gây ra một đại dịch toàn cầu khác, khiến bất kỳ đợt bùng phát nào cũng trở thành một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.
“Sắc màu Trung thu xưa” tại phố cổ Hà Nội

“Sắc màu Trung thu xưa” tại phố cổ Hà Nội

Sắc màu 54 - Thanh Nguyên - 21:30, 22/09/2023
Ngày 22/9, tại Hà Nội, nhân dịp Tết Trung thu truyền thống, Ban quản lý phố cổ Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức trưng bày tài liệu và hiện vật với chủ đề “Sắc màu Trung thu xưa”.
Sơn La: Ra mắt mô hình

Sơn La: Ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà”

Xã hội - Mùi Len - 21:26, 22/09/2023
Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, phối hợp với Hội LHPN xã Tân Phong tổ chức Lễ ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà" tại bản Mùng.
Tin trong ngày - 22/9/2023

Tin trong ngày - 22/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 22/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc. Lễ hội trà Shan tuyết lớn nhất miền Bắc. Hủy hoại cây rừng bằng thuốc độc ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sa Pa, hành trình từ Trạm nghỉ dưỡng đến khu du lịch Quốc gia

Sa Pa, hành trình từ Trạm nghỉ dưỡng đến khu du lịch Quốc gia

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 20:50, 22/09/2023
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa và chào mừng 65 năm Bác Hồ lên thăm Lào Cai; chiều 22/9, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội thảo khoa học “Sa Pa- hành trình từ Trạm nghỉ dưỡng đến khu du lịch Quốc gia”. Tham dự Hội thảo có đại biểu Cục Du lịch Việt Nam, Hội quy hoạch phát triển Việt Nam, các nhà khoa học; lãnh đạo thị xã Sa Pa (trước đây là huyện Sa Pa) qua các thời kỳ.
Công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2024

Công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 20:46, 22/09/2023
Sáng ngày 22/9, Đại học Bách khoa Hà Nội đã chính thức công bố lịch thi đánh giá tư duy (TSA) năm 2024. Theo đó, năm nay sẽ có 6 đợt thi TSA tạo điều kiện cho thí sinh được lựa chọn kết quả tốt nhất trong công tác xét tuyển.
PC Ninh Bình: Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, độ tin cậy cung cấp điện

PC Ninh Bình: Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, độ tin cậy cung cấp điện

Kinh tế - PV - 20:44, 22/09/2023
Độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối, là khả năng của hệ thống cung cấp đầy đủ và liên tục điện năng cho hộ tiêu thụ, với chất lượng điện năng đảm bảo, được thể hiện qua các chỉ số SAIDI, SAIFI, MAIFI.. Những năm gần đây, được sự quan tâm và đầu tư đúng hướng của Công ty Điện lực Ninh Bình (PC Ninh Bình), lưới điện trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Thất bại trước Iran, cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam chưa hết

Thất bại trước Iran, cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam chưa hết

Thể thao - L.Minh - 20:41, 22/09/2023
Thất bại 0-4 trước Iran khiến cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam rất hẹp. Tuy nhiên HLV Hoàng Anh Tuấn cho rằng cuộc phiêu lưu ở Asiad 19 chưa kết thúc. Đội bóng của ông sẽ chơi hết mình trong trận đấu cuối với Saudi Arabia.
Gia Lai: Ra mắt sản phẩm “Rượu ghè mẹ Dung” của đồng bào Ba Na làng Kon Pơ Nang

Gia Lai: Ra mắt sản phẩm “Rượu ghè mẹ Dung” của đồng bào Ba Na làng Kon Pơ Nang

Sản phẩm - Thị trường - Ngọc Thu - 20:36, 22/09/2023
Ngày 22/9, xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung” với mô hình sản xuất rượu cần từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.