Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cao Bằng: Chương trình 135 nâng cao năng lực cán bộ cơ sở

Mạnh Cường - 15:34, 31/12/2020

Thực hiện Chương trình 135, trong năm 2020, tỉnh Cao Bằng đã mở 51 lớp tập huấn, nâng cao năng lực cho 3.735 lượt học viên là cán bộ, công chức cấp xã, đoàn thể, Người có uy tín, người DTTS... Qua đào tạo, cán bộ cơ sở ở Cao Bằng đã được trang bị nhiều kiến thức bổ ích, từ đó áp dụng vào thực tiễn quản lý, điều hành, triển khai thực hiện các chính sách dân tộc.

Phó Chủ tịch UBND xã Trường Hà, anh Đàm Ích Tụ trao đổi kinh nghiệm sản xuất với người dân
Phó Chủ tịch UBND xã Trường Hà, anh Đàm Ích Tụ trao đổi kinh nghiệm sản xuất với người dân

Đầu năm 2020, anh Đàm Ích Tụ, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Hà, huyện Hà Quảng cùng 3 cán bộ xã được tham gia lớp tập huấn 5 ngày về kỹ năng lập hồ sơ, thủ tục thanh quyết toán các hạng mục xây dựng cơ bản. Cùng đó, là lớp tập huấn về chuyển giao ứng dụng KHCN (giống lúa mới) vào sản xuất, kỹ thuật chăm sóc gia súc, gia cầm.

Sau khóa học, anh Đàm Ích Tụ đã áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn quản lý, điều hành tại cơ sở. Anh Tụ chia sẻ: "Mặc dù trước đây tốt nghiệp đại học và học qua các lớp quản lý hành chính, quản lý nhà nước, nhưng chỉ là những kiến thức chung, mang tầm vĩ mô. Được tham gia các lớp tập huấn về từng mô hình cụ thể, chúng tôi có kiến thức, có kỹ năng trong việc tham gia, chỉ đạo, giám sát các công trình hạ tầng, các mô hình sản xuất, nuôi trồng, từ đó, điều hành, triển khai các công việc được thuận lợi hơn".

Tại xóm Nà Sác, xã Trường Hà, anh Lý Văn Châư, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín của xóm Nà Sác cũng là một trong những cán bộ được chọn cử tham gia tập huấn, nâng cao năng lực theo Chương trình 135 (năm 2020). Sau tập huấn, các kỹ năng quản lý, giám sát xây dựng cơ bản, kỹ thuật chăm sóc vật nuôi, cây trồng được anh Châư lĩnh hội, phổ biến đến bà con.

Anh Châư chia sẻ, Nà Sác là xóm mới được sáp nhập vào xã Trường Hà, đa phần là đồng bào nghèo, những kiến thức về chăm sóc cây trồng, vật nuôi còn nhiều hạn chế. Với những kiến thức đã được tập huấn, phổ biến, cán bộ thôn có thể áp dụng và góp phần thực hiện tốt các chính sách dân tộc, từng bước xóa đói giảm nghèo cho người dân tại địa phương.

Được tập huấn, nâng cao năng lực, áp dụng vào thực tế công việc, đã giúp cho việc chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ ở cơ sở của các cán bộ cấp xã ở Trường Hà đạt được nhiều kết quả tích cực. “Các mô hình hỗ trợ sản xuất về giống lúa, máy tẽ ngô, giống bò; giám sát công trình xây dựng… đã được cán bộ áp dụng vào thực tiễn, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã Trường Hà giảm từ 144 hộ (năm 2019) xuống còn 117 hộ (cuối năm 2020). UBND xã đặt mục tiêu phấn đấu, đến hết năm 2021 về đích nông thôn mới”, anh Đàm Ích Tụ khẳng định.

Anh Lý Văn Châư hướng dẫn người dân xóm Nà Sác sửa chữa nhà đón Tết.
Anh Lý Văn Châư hướng dẫn người dân xóm Nà Sác sửa chữa nhà đón Tết.

Ngay trong những ngày cuối tháng 12/2020, trên địa bàn xóm Nà Sác, xã Trường Hà, 14 căn nhà lắp ghép (50 triệu đồng/nhà); 20 nhà xây mới (40 triệu đồng/nhà) và 21 nhà sửa chữa (30 triệu đồng/nhà) do Bộ Công an hỗ trợ kinh phí (50 triệu đồng/nhà) đã và đang được khẩn trương hoàn thiện.

Trên công trình luôn thấy bóng dáng cán bộ xã, cán bộ công an huyện đồng hành với người dân hoàn thiện các hạng mục. Anh Phàn Văn Sinh chia sẻ: "Được hỗ trợ kinh phí làm nhà, lại được cán bộ xã, xóm tận tình hướng dẫn, căn nhà mới của tôi sắp được hoàn thiện, tôi rất xúc động và biết ơn chính quyền địa phương".

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, thực hiện Dự án Nâng cao năng lực cán bộ (Chương trình 135) trong năm 2020, tỉnh Cao Bằng đã mở 51 lớp cho 3.735 lượt học viên là cán bộ, công chức cấp xã; đoàn thể, cộng đồng. Các lớp tập huấn với nội dung: Quy trình triển khai dự án phát triển sản xuất; Hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng máy nông nghiệp; Tập huấn công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Tập huấn nghiệp vụ duy tu bảo dưỡng công trình sau đầu tư; Tập huấn công tác quản lý tài chính và thủ tục thành quyết toán; Tập huấn công tác thẩm định, phê duyệt giá vật liệu xây dựng và thiết kế dự toán xây dựng; Tập huấn công tác đấu thầu qua mạng.

“Qua đào tạo, cán bộ cơ sở ở Cao Bằng đã được trang bị nhiều kiến thức bổ ích, từ đó áp dụng vào thực tiễn quản lý, điều hành, triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là thực hiện Chương trình 135. Đây cũng là những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để tỉnh triển khai các hợp phần của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030”, ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng khẳng định.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 1 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 3 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 4 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 9 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 11 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 12 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 23 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.