Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đất sản xuất và quyền sinh kế

TS. Hoàng Xuân Lương - 10:40, 16/02/2021

Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những nội dung đổi mới, quan tâm hơn đến việc bảo đảm các quyền và nghĩa vụ cho người nghèo, đồng bào DTTS. Cụ thể, Nhà nước có chính sách về đất ở, đất sản xuất, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào DTTS phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng, qua đó tạo điều kiện cho đồng bào có đất để sản xuất nông nghiệp bền vững.

Người dân huyện Krông Pắk (Đăk Lăk) canh tác trên đất lâm trường.
Người dân huyện Krông Pắk (Đăk Lăk) canh tác trên đất lâm trường.

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất (ĐSX) cho đồng bào DTTS đã có những đóng góp tích cực như, bảo đảm sinh kế, nâng cao đời sống cho người nghèo, đồng bào DTTS, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH); bảo đảm ổn định xã hội, tạo sự công bằng và bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc; Việc thực hiện chính sách hỗ trợ ĐSX cho đồng bào DTTS; xây dựng các khu định canh định cư tập trung nhằm ổn định đời sống cho đồng bào đã hạn chế và ngăn chặn nạn phá rừng để lấy đất canh tác.

Tuy vậy, hiện nay cả nước có khoảng 378.000 hộ DTTS thiếu ĐSX, với tổng diện tích khoảng 211.000ha; trong đó có gần 372.000 hộ có nhu cầu hỗ trợ (trong đó có hơn 291.000 hộ có nhu cầu hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất với diện tích khoảng hơn 177.000ha và gần 80.000 hộ có nhu cầu hỗ trợ bằng tiền; chuyển đổi nghề nghiệp; xuất khẩu lao động, mua sắm máy móc, con giống...).

Nguyên nhân đồng bào thiếu ĐSX, là do nghèo đói nên đã chuyển nhượng, cầm cố đất đai và không có khả năng mua, chuộc lại; do bị thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển KT-XH. Bên cạnh đó, việc rà soát, sắp xếp đất đai do các nông, lâm trường, công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng quản lý, sử dụng còn chậm và không hiệu quả: Các nông, lâm trường, công ty nông, lâm nghiệp quản lý, sử dụng một diện tích đất đai rộng lớn chủ yếu nằm ở khu vực đồng bào DTTS, đặc biệt là các DTTS ít người sinh sống nhưng hoạt động kém hiệu quả; trong khi đó quỹ đất để giao cho đồng bào sử dụng thì còn hạn chế.

Tại nhiều nơi, nhiều địa phương còn diễn ra tình trạng đồng bào DTTS sau khi được Nhà nước giao ĐSX theo các chính sách hỗ trợ, nhưng đã chuyển nhượng lại cho người khác. Bên cạnh đó, một số chính quyền địa phương quản lý đất đai chưa tốt, còn buông lỏng trong quản lý (cho thuê, cho mượn, tranh chấp, đất bị lấn chiếm...). Một bộ phận đồng bào DTTS còn có tập quán du canh, du cư, di cư tự phát; chưa quan tâm đến việc đăng ký, xác lập quyền sử dụng đất nên dễ dẫn đến tình trạng lấn, chiếm, tranh chấp và đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu ĐSX tại chỗ.

Vì thế mà khi phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, Quốc hội đã quyết định xây dựng 10 dự án trọng điểm, trong đó có dự án tập trung giải quyết ĐSX, đất ở và nước sinh hoạt với mục tiêu đến năm 2025, cơ bản giải quyết xong vấn đề thiếu ĐSX, đất ở, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS.

Người dân canh tác nương rẫy trên diện tích đất đã quy hoạch.
Người dân canh tác nương rẫy trên diện tích đất đã quy hoạch.

Có thể thấy, đây là chủ trương rất đúng đắn và kịp thời. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế của Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người vùng DTTS và miền núi tại 10 tỉnh Tây Nam Bộ năm 2018 và tham gia đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện chính sách dân tộc năm 2019 - 2020, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề sau:

Nhiều địa phương không còn quỹ đất, nên không thể giải quyết được mục tiêu ĐSX; một số nơi có thể thu hồi được đất, nhưng giá đất cao hơn nhiều lần tiền đền bù, tiền cấp từ ngân sách và vốn vay từ Ngân hàng Chính sách không đồng bộ, nên không thể thu hồi; nhiều nơi thu hồi được đất từ các nông, lâm trường, nhưng đất cằn cỗi, sỏi đá, người dân không thể sản xuất.

Chủ trương của Chính phủ rà soát, thu hồi đất các nông, lâm trường sử dụng không hiệu quả để giao lại cho dân, nhưng thực tế chỉ có các nông, lâm trường do địa phương quản lý thực hiện việc thu hồi, còn các nông, lâm trường do các bộ, ngành ở Trung ương quản lý thì khó thực hiện, nhất là từ khi giao quyền quản lý về cho Ủy ban quản lý vốn Nhà nước.

Từ đó, để giải quyết vấn đề thiếu ĐSX, bảo đảm sinh kế cho đồng bào DTTS, chúng ta cần quan tâm giải quyết một số vướng mắc, tồn tại đó là, xác định rõ hơn mục tiêu giải quyết ĐSX cho đồng bào DTTS không phải chỉ là có đất, mà là tạo sinh kế bền vững, nơi còn quỹ đất thì có chính sách đủ nguồn lực để thu hồi cấp cho đồng bào, ở những nơi không còn quỹ đất thì tập trung chuyển đổi nghề, miễn sao có thu nhập ổn định, tạo sinh kế bền vững.

Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến quyền tiếp cận đất đai của đồng bào DTTS: Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Đất đai về việc giao đất rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất cho đồng bào, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với quy định của Luật Lâm nghiệp; quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS như, về mặt bằng sản xuất, kinh doanh; được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; được quỹ hỗ trợ đầu tư xem xét cho vay tín dụng trung, dài hạn.

Thực hiện hiệu quả việc tạo quỹ đất phục vụ việc hỗ trợ ĐSX cho đồng bào DTTS: Rà soát lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp theo quy định, trong đó quan tâm việc bố trí ổn định các khu dân cư, khu sản xuất cho đồng bào, bảo đảm phát triển toàn diện cả về KT-XH, quốc phòng, an ninh; đẩy nhanh tiến độ rà soát thu hồi diện tích đất đai của các nông, lâm trường, công ty nông, lâm nghiệp trả lại cho địa phương; bố trí đủ vốn để tổ chức đo đạc, xác định cụ thể ranh giới, diện tích đất để giao ĐSX, cấp Giấy chứng nhận cho các hộ đồng bào DTTS thiếu ĐSX; hỗ trợ khai hoang tạo quỹ ĐSX gồm: Khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang, nương rẫy cho hộ đồng bào các DTTS chưa có hoặc thiếu ĐSX.

Song song là đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS; hỗ trợ để đồng bào quản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ ĐSX đã giao, có các giải pháp quản lý theo cộng đồng, không cho chuyển nhượng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Sa Thầy trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản

Thời sự - PV - 18:05, 05/12/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 5/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu.
Thanh Hóa: Người có uy tín huyện biên giới Quan Sơn khẳng định vai trò tiêu biểu ở cơ sở

Thanh Hóa: Người có uy tín huyện biên giới Quan Sơn khẳng định vai trò tiêu biểu ở cơ sở

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 16:22, 05/12/2024
Người có uy tín đóng vai trò quan trọng làm cầu nối giữa đồng bào DTTS và các cơ quan, góp phần thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc tại huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Họ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vận động Nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ hủ tục tại các bản làng vùng DTTS.
Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Đầu tư phát huy hiệu quả các dự án dân sinh

Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Đầu tư phát huy hiệu quả các dự án dân sinh

Công tác Dân tộc - An Yên - 15:53, 05/12/2024
Với những nội dung đầu tư, hỗ trợ từ chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 liên quan trực tiếp đến người dân như dự án về an cư, tạo sinh kế, nâng cao dân trí, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc…sau thời gian triển khai đang mang lại những hiệu quả tích cực.
Lạng Sơn: Cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

Trang địa phương - Minh Nhật - 14:46, 05/12/2024
Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung (Lạng Sơn 2024) là hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024 và Chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 14:40, 05/12/2024
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho rằng, việc Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh, là minh chứng cho nền văn hóa đa dạng, lâu đời, đậm đà bản sắc của Việt Nam.
Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen

Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa 2024 . Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen . Nữ trưởng bản nơi đại ngàn Trường Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Phóng sự - Ngọc Chí - 14:38, 05/12/2024
Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Sa Thầy trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Hơn 50.000 lon bò húc có dấu hiệu giả nhãn hiệu chuẩn bị đưa ra thị trường tết 2025

Hơn 50.000 lon bò húc có dấu hiệu giả nhãn hiệu chuẩn bị đưa ra thị trường tết 2025

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 14:28, 05/12/2024
Lực lượng chức năng nhận định hơn 50.000 lon nước tăng lực, gần 114.000 vỏ lon... có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.
Chư Pưh (Gia Lai): Nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Chư Pưh (Gia Lai): Nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Tin tức - Ngọc Thu - 14:23, 05/12/2024
Từ ngày 4 -10/12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai tổ chức 03 hội nghị tập huấn, hướng dẫn thành lập và vận hành Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” năm 2024 tại các trường Trung học cơ sở (THCS) thuộc các làng, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.
Hà Giang: Khánh thành ngôi nhà đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quản Bạ

Hà Giang: Khánh thành ngôi nhà đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quản Bạ

Xã hội - Hoàng Chính - 14:18, 05/12/2024
Ngày 5/12/2024, Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình nhà ở đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.
Đổi mới tư duy, đánh thức tiềm năng đất và người Ninh Thuận

Đổi mới tư duy, đánh thức tiềm năng đất và người Ninh Thuận

Thời sự - PV - 13:25, 05/12/2024
Sáng 5/12, tại Ninh Thuận, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, nghe báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tình hình thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, quá trình triển khai đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.