Thiếu điều kiện thực hiện, địa bàn triển khai xa trung tâm, thậm chí người dân không có nhu cầu… là những nguyên nhân, lí do dẫn đến nhiều hạng mục công trình thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại huyện Con Cuông (Nghệ An) buộc phải điều chỉnh nguồn vốn. Lãnh đạo huyện Con Cuông nhấn mạnh rằng, việc điều chỉnh là để các dự án triển khai có hiệu quả hơn, sát thực tế nhu cầu sử dụng hơn và quan trọng nhất là để Chương trình MTQG 1719 sớm hoàn thành theo đúng tiến độ của giai đoạn.
Đánh giá những kết quả đạt được, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum cũng đã nhìn nhận những hạn chế trong quá trình thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Qua đó, tiếp tục triển khai các giải pháp, khắc phục hạn chế, đưa cuộc vận động phải đi vào thực chất, tránh hình thức và xác định, đây là việc làm thường xuyên và lâu dài để giúp đồng bào DTTS có cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn.
Với giải pháp thực hiện tuyên truyền, vận động theo phương châm "mưa dầm thấm lâu" nhằm đẩy lùi hủ tục lạc hậu ra khỏi vùng đồng bào DTTS và miền núi; Đặc biệt là quá trình triển khai Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hoá ”, những năm gần đây, việc cưới xin, việc tang ở vùng đồng bào Mông đã được tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm. Bên cạnh đó, ý thức về vệ sinh môi trường của người dân đã được nâng lên rõ rệt, đồng bào đã di dời chuồng trại ra xa nhà; cải tạo, làm mới nhà vệ sinh, nhà tắm...
Trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, Người có uy tín ở Hòa Bình luôn phát huy vai trò tiên phong; họ không chỉ tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng sản xuất, kinh doanh, làm giàu chính đáng mà còn tuyên truyền, vận động giúp đỡ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, hiến đất xây dựng các công trình, góp phần làm thay đổi diện mạo bản làng và nâng cao đời sống.
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã tồn tại từ lâu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để lại những hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội. Những năm qua, với sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương, tỉnh Điện Biên đã thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn chưa có hồi kết.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị có dân số khoảng 0,65 triệu người (2021) trong đó, DTTS chiếm 13,3% dân số toàn tỉnh. Do đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Để hiểu hơn về những kết quả bước đầu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hồ Thị Lệ Hà, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị.
Tánh Linh là huyện đi đầu của Bình Thuận trong việc thực hiện Dự án 1 về xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn kinh phí xây dựng nhà ở vẫn chưa được giải ngân, hoặc giải ngân chậm do vướng các quy định, thủ tục hành chính..
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý (TGPL), là một mục tiêu của Tiểu dự án 1, Dự án 10 trong Chương trình MTQG 1719. Theo đó, từ nguồn kinh phí của Chương trình, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai được nhiều hoạt động, với nhiều hình thức, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của các tầng lớp Nhân dân ở các địa bàn vùng DTTS và miền núi.
UBND huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vừa ban hành văn bản phê duyệt mức hỗ trợ đất ở, chuyển đổi nghề và nước sinh hoạt phân tán. Đây là nội dung thuộc Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Trà Cú là huyện khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (đồng bào Khmer chiếm trên 63% dân số toàn huyện). Từ một huyện nghèo, được đầu tư, hỗ trợ các chính sách dân tộc như, Chương trình 135, Chương trình 134 và các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), nhờ đó đến đầu năm 2023, huyện đã có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Hiện nay, huyện đang tập trung nâng chất và giữ vững các tiêu chí đã đạt, trong đó ưu tiên hỗ trợ lĩnh vực sinh kế nhằm đảm bảo tiêu chí việc làm, giảm nghèo bền vững cho đồng bào.
Từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có 10.596 lượt Người có uy tín trong đồng bào DTTS được công nhận. Phát huy vai trò của mình, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh đã trở thành những “đầu tàu” trong các phong trào của địa phương, góp phần quan trọng giúp địa phương thực hiện hiệu quả lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc, từ đó thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi của tỉnh.
Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”, được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 2181/QĐ-UBND, ngày 25/6/2013, được đánh giá là cuộc “cách mạng” thay đổi nhận thức của đại đa số đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh. Đến nay, Đề án đang tiếp tục được thực hiện, với quyết tâm đưa nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông thành nền nếp, tập quán bền vững...
Đó là khẳng định của đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận cũng như đại diện lãnh đạo UBND của 2 xã Mỹ Thạnh, xã Hàm Cần (2 địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống và có phần đất rừng nằm trong phạm vi dự án), tại buổi họp báo cung cấp thông tin về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận diễn ra vào chiều ngày 7/9/2023.
BHXH Việt Nam cho biết, nhằm quản lý hiệu quả người hưởng các chế độ BHXH, đảm bảo thống nhất với dữ liệu dân cư quốc gia và giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người thụ hưởng chính sách, BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 2754/BHXH-CSXH gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cấp thẻ BHYT đối với người đang hưởng BHXH hằng tháng đề nghị cập nhật thông tin nhân thân theo căn cước công dân (CCCD).
Qua 2 năm quyết liệt triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Chi Lăng được triển khai 4 nội dung chính và đã đạt kết quả tích cực.
Ngày 28-8, tại huyện biên giới Quan Sơn, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội LHPN tỉnh, Công an tỉnh và UBND huyện Quan Sơn tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các thôn, bản đặc biệt khó khăn huyện Quan Sơn năm 2023.
Nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật cho Nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, thời gian qua, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động đồng bào DTTS, qua đó, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng xấu dẫn đến phát sinh hành vi vi phạm pháp luật, người dân an tâm phát triển sản xuất, đoàn kết xây dựng thôn, bản ngày càng phát triển.
Mặc dù được đầu tư nhiều chương trình, chính sách dân tộc, nhưng với xuất phát điểm là xã đặc biệt khó khăn nên việc triên khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ở xã Bắc Thủy, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) có ý nghĩa rất quan trọng. Theo đó, Đảng bộ, chính quyền xã đã nhanh chóng nắm bắt nội dung Chương trình, thông tin đến người dân, qua đó phát huy vai trò, tính chủ động của chủ thể thụ hưởng nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình.
Sáng 25/8, tại Hội trường Khách sạn TTC Cần Thơ, UBND TP. Cần Thơ tổ chức họp mặt truyền thống Cách mạng người Hoa Cần Thơ lần thứ X, năm 2023. Đến dự họp mặt có ông Tào Việt Thắng - Phó Vụ Trưởng Vụ Công tác địa phương - Ủy ban Dân tộc (UBDT), ông Sơn Phước Hoan - nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT. Về phía lãnh đạo TP. Cần Thơ có ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, cùng đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc, lãnh đạo các sở, ban ngành có liên quan trên địa bàn TP. Cần Thơ. Đặc biệt, sự có mặt của 90 đại biểu là Người có uy tín, cán bộ hưu trí, doanh nghiệp, cán bộ công chức, viên chức là dân tộc Hoa trên địa bàn TP. Cần Thơ.
Từ ngày 8 - 29/8, Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên phối hợp với UBND 12 xã thuộc các huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân tổ chức 12 hội nghị tập huấn, tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.