Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Lê Vũ - 20:53, 25/09/2023

Tánh Linh là huyện đi đầu của Bình Thuận trong việc thực hiện Dự án 1 về xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn kinh phí xây dựng nhà ở vẫn chưa được giải ngân, hoặc giải ngân chậm do vướng các quy định, thủ tục hành chính..

Để tiếp tục đầu tư thúc đẩy vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển, UBND tỉnh Bình Thuận đã sớm ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719). 

Được biết, tổng kinh phí thực hiện của giai đoạn I là hơn 852 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2021 đến hết năm 2025, với 10 dự án thành phần. Trong 10 dự án đó, Tánh Linh là huyện đi tiên phong trong thực hiện mục tiêu hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào (Dự án 1). Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn kinh phí xây dựng nhà ở vẫn chưa được giải ngân trong khi tiến độ xây dựng đã đạt 80%, thậm chí nhiều căn nhà đã hoàn thiện.

Ngồi trước căn nhà mới, ông K’Chôn (Dân tộc Cơ Ho, ngụ Bản 1, xã La Ngâu, huyện Tánh Linh) xúc động chia sẻ với chúng tôi: “Được cái nhà khang trang, vững chãi mừng lắm. Cảm ơn Nhà nước nhiều lắm. Ngày trước ở nhà tranh, gió bão, mưa to như vầy là sợ lắm.”

Ông K’Chôn (bên trái) chia sẻ niềm vui khi được hỗ trợ chính sách xây nhà mới cùng ông Đặng Công Khanh, Chủ tịch UBND xã La Ngâu, huyện Tánh Linh
Ông K’Chôn (bên trái) chia sẻ niềm vui khi được hỗ trợ chính sách xây nhà mới cùng ông Đặng Công Khanh, Chủ tịch UBND xã La Ngâu, huyện Tánh Linh

Ông Đặng Công Khanh, Chủ tịch UBND xã La Ngâu, huyện Tánh Linh chia sẻ với chúng tôi, La Ngâu là một trong những xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Bình Thuận. Thực hiện Dự án 1 của Chương trình MTQG 1719, riêng trong năm 2022 xã được giải quyết xây mới 24 căn nhà cho bà con đồng bào DTTS, đây là tin vui, phấn khởi vô cùng. Nhà ở là nhu cầu cơ bản, thiết yếu và cốt lõi nhất của mỗi người, đặc biệt là các hộ nghèo. Vì vậy khi có chủ trương, đồng thời vận động được bà con góp thêm vốn đối ứng của gia đình để có thể xây dựng được căn nhà vững chãi hơn, khang trang hơn, là bà con hồ hở bắt tay vào làm ngay. Tuy nhiên do vướng mắc nhiều thủ tục, đến nay hầu hết bà con đã xây nhà gần xong, nhưng vốn Nhà nước thì vẫn chưa được giải ngân, gây ra nhiều khó khăn bất cập. Nhiều hộ dân phải đi vay mượn bên ngoài hoặc của ngân hàng chính sách để xử lý tạm vào khoảng chi phí thiếu hụt trong khi chờ được giải ngân, như trường hợp hộ của ông K’Chôn là một ví dụ. Mùa mưa bão tới rồi, đâu thể không hoàn thiện nhanh căn nhà được.

Tương tự ông Nguyễn Văn Dũng, trưởng Khu phố Trà Cụ, thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh cũng cho biết: Năm 2022 khu phố được hỗ trợ xây mới cho bà con hộ nghèo 5 căn nhà, năm 2023 nhu cầu cũng khoảng 5 căn. Những căn của năm 2022 xây xong phần thô hết rồi, bà con vô ở tạm rồi, nhưng cũng chưa xử lý xong kinh phí. Địa phương cũng xử lý tạm bằng cách hướng dẫn, hộ trợ bà con vay vốn từ ngân hàng chính sách để thanh toán nhân công, vật tư…

Một ngôi nhà được hỗ trợ xây dựng theo chương trình MTQG 1719 tại thôn Trà Cụ, thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh đang trong giai đoạn hoàn thành
Một ngôi nhà được hỗ trợ xây dựng theo chương trình MTQG 1719 tại thôn Trà Cụ, thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh đang trong giai đoạn hoàn thành

Theo báo cáo mới nhất của UBND huyện Tánh Linh đến cuối tháng 8/2023 cho thấy, riêng về “Dự án 1: giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, ngân sách giao năm 2022 là 3 tỷ 622 triệu đồng; UBND huyện đã ban hành Quyết định phân khai vốn và Quyết định phê duyệt danh sách cho 74 hộ xây dựng nhà ở và 44 hộ chuyển đổi nghề nghiệp của 7/7 xã, thị trấn vùng đồng bào DTTS. Đến nay các hộ đồng bào DTTS đã triển khai xây dựng nhà ở (tiến độ 80%); tuy nhiên nguồn kinh phí xây dựng nhà ở 2 tỷ 966 triệu đồng chưa giải ngân được (lý do: đang chờ Sở Tài chính hướng dẫn các xã, thị trấn lập hồ sơ để Sở tài chính cấp mã số).

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Tân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận cho biết: “Khi phát sinh những vấn đề trong quá trình triển khai dự án, thông tin từ cơ sở báo lên, Ban Dân tộc tỉnh đã kịp thời nắm bắt, tham mưu ngay cho Ủy ban tỉnh để có đề xuất, kiến nghị lên Trung ương. Hiện nay trong quá trình chờ hướng dẫn xử lý triệt để, Ban Dân tộc cũng đã hỗ trợ các địa phương nhiều giải pháp xử lý tạm thời đề đảm bảo ít ảnh hưởng đến đời sống của bà con nhất.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, hầu hết các chương trình, chính sách về dân tộc đã được triển khai hiệu quả, đồng bộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói chung và huyện Tánh Linh nói riêng. Qua đó góp phần từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 hy vọng sẽ sớm được tháo gỡ để giúp cho vùng DTTS ở Bình Thuận phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), bảo đảm 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; tổ chức triển khai thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, hoàn thành trong năm 2025.
Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Giải trí - ANh Trúc - 1 giờ trước
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quyết định tước bỏ danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021 với Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Tin tức - N.Tâm - 2 giờ trước
Sáng 23/5, tại TP. Cần Thơ, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang đã có buổi làm việc nhằm thống nhất các nội dung trong Đề án hợp nhất 3 đơn vị. Tham dự buổi làm việc có: Ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ; ông Lâm Hoàng Mẫu - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng; ông Trần Thanh Liêm - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang. Cùng dự Hội nghị còn có lãnh đạo văn phòng, chuyên viên thuộc 3 đơn vị.
Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Tin tức - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Sáng 23/5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia được tìm kiếm, quy tập trong mùa khô 2024 - 2025.
Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái xá lợi Phật được miễn phí cáp treo

Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái xá lợi Phật được miễn phí cáp treo

Tin tức - Anh Trúc - 2 giờ trước
Du khách chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở Cung Trúc Lâm Yên Tử sẽ được tặng vé cáp treo tại khu di tích Ngọa Vân Yên Tử.
Quảng Ninh họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Quảng Ninh họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Sáng 23/5, tại Tp. Uông Bí (Quảng Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thông tin về sự kiện tôn trí, chiêm bái Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm, Khu di tích danh thắng Yên Tử.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi

Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 23/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa. Thánh đường Hồi giáo Al-Noor Hà Nội. Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Chính sách Dân tộc - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Ngày 23/5, tại thị trấn Bắc Hà, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719); đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030. Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở ban, ngành, đại biểu các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương và Bảo Yên.
Lễ cầu mưa của dân tộc Hrê

Lễ cầu mưa của dân tộc Hrê

Media - BDT - 2 giờ trước
Người Hrê là một trong những DTTS sinh sống lâu đời ở vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Ngãi, như các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây. Trong đời sống thường ngày, cũng như trong các nghi lễ truyền thống, người Hrê luôn gìn giữ mối quan hệ gắn bó sâu sắc với thiên nhiên. Họ sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, trồng lúa, trồng bắp, nuôi gia súc và gắn bó với núi rừng như một phần máu thịt.
Việt Nam được xếp vào nhóm

Việt Nam được xếp vào nhóm "rủi ro thấp" trong Quy định chống phá rừng của EU là bước tiến quan trọng cho hoạt động thương mại và xuất khẩu.

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Theo đánh giá của Ủy ban châu Âu, các quốc gia thuộc nhóm “rủi ro thấp” sẽ được áp dụng quy trình kiểm soát đơn giản hơn, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và xuất khẩu.