Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ban Dân tộc Bình Thuận: Tổ chức tuyên truyền về Chương trình MTQG 1719

L.Phương-L.Vũ - 20:31, 21/09/2023

Ngày 21/9, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) cho 40 đại biểu đại diện cho các hộ dân, là đồng bào dân tộc Gia Rai và Cơ Ho đang sinh sống tại thôn Dân Hiệp, xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc.

Ông Nguyễn Minh Tân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận chia sẻ với bà con thôn Dân Hiệp về việc triển khai Chương trình MTQG 1719
Ông Nguyễn Minh Tân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận thông tin đến người dân thôn Dân Hiệp về việc triển khai Chương trình MTQG 1719

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe ông Nguyễn Minh Tân, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận thông tin về một số chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS. Đồng thời, giới thiệu tổng quan về Chương trình MTQG 1719. Những nội dung dự án cụ thể đã, đang và sẽ triển khai hỗ trợ bà con trên địa bàn.

Được biết, thôn Dân Hiệp là thôn thuần nông, chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống, với 365 hộ, 1438 nhân khẩu. Trong đó, có 69 hộ nghèo, 106 hộ cận nghèo và được xếp vào thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh Bình Thuận.

Chia sẻ với phóng viên tại Hội nghị, ông Hoàng Văn Điền, người dân ở thôn chia sẻ: Những năm trước đây, đời sống của bà con trong thôn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, hệ thống thủy lợi chưa hoàn thiện nên rất khó khăn cho sản xuất. Từ đầu năm đến nay, được Nhà nước quan tâm đầu tư hệ thống kênh nội đồng, dẫn nước từ hồ Sông Khán, tưới tiêu cho đồng ruộng nên năng xuất cây trồng cũng được nâng lên, đời sống người dân dần được cải thiện.

 “Hy vọng rằng, từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719 sẽ tạo động lực để người dân chúng tôi có thể vươn lên thoát nghèo bền vững”, ông Điền chia sẻ thêm.

Cán bộ Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận phát tài liệu tuyên truyền cho bà con thôn Dân Hiệp
Cán bộ Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận phát tài liệu tuyên truyền cho bà con thôn Dân Hiệp

Ông Võ Ngọc Bách, Bí thư Đảng ủy xã Thuận Hòa thông tin: Tuy Chương trình MTQG 1719 mới được triển khai tại địa phương 2 năm trở lại đây, nhưng đã có những tín hiệu tích cực, góp phần tạo nên diện mạo mới cho thôn Dân Hiệp. Các công trình nhà văn hóa, đường giao thông, hệ thống kênh mương thủy lợi được đầu tư, góp phần làm thay đổi đời sống của người dân. 

“Tôi mong muốn bà con trong thôn tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, tự lực vươn lên thoát nghèo. Tuy Nhà nước quan tâm hỗ trợ, nhưng muốn cuộc sống tốt hơn thì tự bản thân bà con phải thay đổi nhận thức, thay đổi tập quán sản xuất, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước thì mới thoát nghèo bền vững được”, ông Bách nhấn mạnh.

Ông Hoàng Văn Điền, người dân thôn Dân hiệp phát biểu ý kiến tại hội nghị
Ông Hoàng Văn Điền, người dân thôn Dân Hiệp phát biểu ý kiến tại Hội nghị tuyên truyền

Lắng nghe, trao đổi thông tin với các đại biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Minh Tân, Trưởng ban Dân tộc cũng đã giải đáp những vướng mắc, tồn đọng khi triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương. 

Ông Tân cũng nhấn mạnh, những chính sách hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719, sẽ tạo điều kiện tốt hơn để bà con yên tâm, chí thú làm ăn, tăng gia sản xuất, thoát nghèo bền vững. Ông Tân cũng động viên bà con phải giữ đất sản xuất, những vùng nào khó khăn thì chuyển đổi cây trồng phù hợp để cải thiện thu nhập, không nên bỏ hoang đất”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều hoạt động ý nghĩa cho Nhân dân hai bên biên giới Việt Nam - Lào

Nhiều hoạt động ý nghĩa cho Nhân dân hai bên biên giới Việt Nam - Lào

Nằm trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ nhất, sáng 6/12, tại xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), thừa ủy quyền của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Việt Nam, Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương hai bên biên giới tổ chức trao tặng học bổng "Nâng bước em tới trường" cho các em học sinh và trao tặng bò giống cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở địa bàn khu vực biên giới tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Attapư (Lào).
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 12 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 12 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 12 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.