Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa: Hiệu quả từ giải pháp tuyên truyền vận động theo phương châm "Mưa dầm thấm lâu"

Quỳnh Trâm - 22:01, 02/10/2023

Với giải pháp thực hiện tuyên truyền, vận động theo phương châm "mưa dầm thấm lâu" nhằm đẩy lùi hủ tục lạc hậu ra khỏi vùng đồng bào DTTS và miền núi; Đặc biệt là quá trình triển khai Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hoá ”, những năm gần đây, việc cưới xin, việc tang ở vùng đồng bào Mông đã được tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm. Bên cạnh đó, ý thức về vệ sinh môi trường của người dân đã được nâng lên rõ rệt, đồng bào đã di dời chuồng trại ra xa nhà; cải tạo, làm mới nhà vệ sinh, nhà tắm...

Quyết tâm xóa bỏ tập tục lạc hậu

Đồng bào dân tộc Mông ở Thanh Hóa sinh sống tập trung ở 44 bản, thuộc 10 xã của 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn. Hiện này đời sống của đồng bào Mông vẫn đang còn nhiều khó khăn.

Điển hình như ở Pù Nhi (Mường Lát ) có 11 bản, trong đó có 7 bản người Mông gồm 1.253 hộ với 5.758 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 65% số hộ dân trên địa bàn xã   (719 hộ nghèo, 95 hộ cận nghèo), nhiều hủ tục lạc hậu vẫn chưa được loại bỏ trong vùng đồng bào, như việc tổ chức tang ma, nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…

Là người con sinh ra từ bản người Mông ở Pù Nhi, ông Lâu Minh Pó hiểu rằng, để xóa bỏ được những phong tục, tập quán lạc hậu cần phải có thời gian, không phải một sớm, một chiều mà làm được. Nguyên là cán bộ Huyện ủy Mường Lát, ông Lâu Minh Pó ý thức  cần phải góp chút công sức nhỏ bé của mình tuyên truyền vận động bà con tuân thủ pháp luật, xóa bỏ hủ tục, thực hiện nếp sống văn hóa mới.

“Để vận động, thay đổi những người xung quanh, mình phải làm trước thì bà con dân bản mới tin tưởng và làm theo. Tôi đã lặn lội đi khắp các bản có đồng bào Mông sinh sống để nói chuyện, khuyên nhủ, thuyết phục bà con, đặc biệt là những người đứng đầu dòng họ, những Người có uy tín, già làng trưởng bản. Dần dà mưa dần thấm lâu, bà con Nhân dân đã thấy được những quan niệm, việc làm của mình lâu nay nó là hủ tục cần phải xoá bỏ”, ông Lầu Minh Pó tâm sự.

 Ông Lâu Minh Pó, Nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Mường Lát phát biều tại hội nghị tuyền nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông
Ông Lâu Minh Pó, Nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Mường Lát phát biều tại hội nghị tuyên truyền nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông

Trải qua quá trình gần 10 năm, ông Lâu Minh Pó đã đi khắp các bản người Mông trên địa bàn huyện Mường Lát để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân thực hiện nếp sống mới, góp phần vào kết quả chung của tỉnh về tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa vùng đồng bào Mông. Đến nay, 100% đám tang của đồng bào Mông tại Pù Nhi, huyện Mường Lát và các xã lân cận được cử hành theo nghi thức mới, đoạn tuyệt hoàn toàn với những hủ tục lạc hậu tồn tại bao đời nay. 

Ngoài ra, với kinh nghiệm, hiểu biết của mình, ông Lâu Minh Pó còn được Ban Dân tộc tỉnh mời tham gia tuyên truyền tại nhiều hội nghị thực hiện nếp sống văn hóa vùng đồng bào Mông ở các huyện  Quan Sơn, Quan Hóa

Tại huyện vùng cao Quan Hóa, Bí thư Chi bộ Giàng A Chu còn trẻ nhưng năng nổ và xông xáo trong mọi việc của bản, đặc biệt là việc tuyên truyền, vận động gia đình, dòng họ và bà con trong bản xóa bỏ các tập quán lạc hậu, thực hiện theo nếp sống văn hóa mới trong tang lễ đồng bào Mông.

Bí thư chi bộ Giàng A Chu, cho biết: Những năm trước đây, các hủ tục như ma chay thờ cúng dài ngày gây tốn kém, khi ốm còn nhờ thầy mo về cúng bái dẫn đến bệnh không thuyên giảm mà còn chết người; người mất cũng không đưa vào quan tài gây ảnh hưởng đến môi trường; tình trạng tảo hôn vẫn xảy ra ở bản. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên đói nghèo, lạc hậu.

Đặc biệt, trong các buổi sinh hoạt Chi bộ cũng như tổ chức họp thôn, Giàng A Chu đã khéo tuyên truyền lồng ghép đưa vào thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư để cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong thôn ký cam kết thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đến nay, hầu hết các hộ trong bản đã ký cam kết, chấp hành việc đưa người mất vào quan tài.

Hội nghị tuyên truyền nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tại huyện Mường Lát
Hội nghị tuyên truyền nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tại huyện Mường Lát

Thực hiện nếp sống văn hóa mới

Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông, trong đó nòng cốt là các già làng, trưởng bản, Người có uy tín, trưởng các dòng họ làm gương cho các hộ đồng bào Mông làm theo.

Bên cạnh đó, với sự vào cuộc tích cực từ huyện đến xã và cán bộ bản, đến nay đồng bào dân tộc Mông ở các bản trên địa bàn Thanh Hóa, đã từng bước thay đổi về nhận thức, thực hiện đúng theo quy ước, hương ước của bản về xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang.

Trong 2 năm (2021 và 2022), Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn tổ chức được 5 hội nghị tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào dân tộc Mông, cho trên 1.100 người là cán bộ chủ chốt cấp xã và đồng bào dân tộc Mông. 

Từ đầu năm 2023 đến nay, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp tổ chức 3 hội nghị tuyên truyền với 439 đại biểu thuộc các xã vùng đồng bào Mông tại huyện Mường Lát tham gia.

Ông Cầm Bá Tường, Phó trưởng Ban Dân tộc Thanh Hóa phát biều tại Hội nghị tuyên truyền nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông ở Quan Sơn (Thanh Hóa).
Ông Cầm Bá Tường, Phó trưởng Ban Dân tộc Thanh Hóa phát biều tại Hội nghị tuyên truyền nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông ở Quan Sơn (Thanh Hóa).

Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đến nay bà con chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; thực hiện nếp sống văn hóa mới trong ma chay, cưới hỏi. Người ốm đến các trung tâm y tế khám chữa bệnh, không để người mất trong nhà quá 24 tiếng.

Để có được kết quả này, phải nói đến quyết tâm của tỉnh Thanh Hóa, thông qua việc ban hành và quyết liệt chỉ đạo thực hiện hiệu quả Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hoá ”. Đề án đang được nhìn nhận là cuộc “cách mạng” làm thay đổi nhận thức của đại đa số đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Huyện biên giới Mèo Vạc quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội

Huyện biên giới Mèo Vạc quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội

An sinh xã hội là một trong những chính sách cơ bản, hướng đến mục tiêu phát triển con người. Xác định được điều đó, thời gian qua huyện Mèo Vạc (Hà Giang) luôn quan tâm triển khai hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, giúp người nghèo, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội có điều kiện được chăm sóc tốt hơn.
Tin nổi bật trang chủ
Yên Bái đẩy mạnh phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống: Nâng cao trách nhiệm cộng đồng (Bài 2)

Yên Bái đẩy mạnh phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống: Nâng cao trách nhiệm cộng đồng (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 4 giờ trước
Nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS, góp phần giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS, tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thuộc Dự án 9, Chương trình MTQG 1719. Nhờ đó đã nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cộng đồng DTTS, đặc biệt là các cán bộ, tuyên truyền viên pháp luật tại cơ sở.
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai rò trong cộng đồng xã hội: Đồng lòng, chung sức xây dựng nông thôn mới (Bài 3)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai rò trong cộng đồng xã hội: Đồng lòng, chung sức xây dựng nông thôn mới (Bài 3)

Người có uy tín - Văn Hoa - 4 giờ trước
Bằng uy tín của mình, Người có uy tín huyện Văn Lãng không chỉ tiên phong trong phát triển kinh tế, họ còn là những tấm gương sáng, những tuyên truyền viên tích cực, nỗ lực vận động gia đình, người thân, cộng đồng cùng chung sức xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng huyện vùng biên giới Văn Lãng văn minh, giàu mạnh.
Kiên Giang: Hơn 10.000 thành viên tổ tự quản tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo

Kiên Giang: Hơn 10.000 thành viên tổ tự quản tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo

Theo thông tin từ Đảng ủy Quân sự tỉnh Kiên Giang, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 25-7-2018 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Đảng ủy Quân sự tỉnh Kiên Giang đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai các giải pháp an toàn thông tin, an ninh mạng, giám sát hệ thống mạng 24/24 giờ, cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc, phần mềm diệt virus. Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ các máy kết nối mạng internet, tham gia các trang mạng xã hội bảo đảm an toàn cho hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Trạm Tấu (Yên Bái): Triển khai hiệu quả nhiều chính sách để xóa đói giảm nghèo

Trạm Tấu (Yên Bái): Triển khai hiệu quả nhiều chính sách để xóa đói giảm nghèo

Là huyện vùng cao với gần 80% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, Trạm Tấu đã có nhiều cách làm sáng tạo, sát dân, bám cơ sở để đưa Nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống. Trên cơ sở đó, huyện Trạm Tấu đã từng bước cụ thể hóa, đồng bộ các chương trình kế hoạch, đề án để triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách dân tộc đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi một cách hiệu quả.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc tại tỉnh Bến Tre. Mừng Lễ Khai đạo và Hạ ngươn Hội thánh Cao đài Toà thánh Tây Ninh. Vị Giáo cả sống tốt đời, đẹp đạo. Cùng các tin tức thời sự khác.
Huyện biên giới Mèo Vạc quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội

Huyện biên giới Mèo Vạc quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội

An sinh xã hội là một trong những chính sách cơ bản, hướng đến mục tiêu phát triển con người. Xác định được điều đó, thời gian qua huyện Mèo Vạc (Hà Giang) luôn quan tâm triển khai hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, giúp người nghèo, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội có điều kiện được chăm sóc tốt hơn.
Người Hoa ở TP. Cần Thơ chung tay xây dựng Đô thị đáng sống

Người Hoa ở TP. Cần Thơ chung tay xây dựng Đô thị đáng sống

Công tác Dân tộc - Minh Triết - 5 giờ trước
Những năm qua, đời sống của người Hoa ở TP. Cần Thơ đang từng bước được nâng lên, tỷ lệ khá giàu tăng, hộ nghèo giảm sâu. Đặc biệt, thực hiện cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội, người Hoa TP. Cần Thơ đã và đang vận dụng cơ hội để vươn lên; đồng thời luôn ý thức trách nhiệm tích cực đóng góp sức người,sức của cùng chính quyền địa phương trên nhiều phương diện phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trật tự cơ sở, xây dựng TP. Cần Thơ trở thành vùng đất thật sự đáng sống.
Truyền thông nâng cao xây dựng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý

Truyền thông nâng cao xây dựng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý

Ngày 29/11, tại Trung tâm huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo tập huấn chia sẻ kinh nghiệm truyền thông nâng cao xây dựng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý. Chương trình được triển khai thực hiện theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).
Chợ Đồn (Bắc Kạn): Nhiều kết quả nổi bật trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá

Chợ Đồn (Bắc Kạn): Nhiều kết quả nổi bật trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá

Sức khỏe - Công Minh - 5 giờ trước
Qua 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tác hại (PCTH) của thuốc lá, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, bước đầu thu về những kết quả tích cực.
Lào Cai: Bộ đội Biên phòng đồng hành cùng thôn, bản nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Lào Cai: Bộ đội Biên phòng đồng hành cùng thôn, bản nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Dân tộc- Tôn giáo - Thiên An - 5 giờ trước
Sau hơn một năm triển khai mô hình: Bộ đội Biên phòng đồng hành cùng thôn, bản nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tại Lào Cai, Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lào Cai được chọn làm mô hình điểm đầu tiên của Bộ đội biên phòng cả nước bước đầu cho thấy hiệu quả mang lại rất tích cực