Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: Hiệu quả từ đề án xây dựng nếp sống văn hóa trong vùng đồng bào Mông

Quỳnh Trâm - 21:14, 15/09/2023

Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”, được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 2181/QĐ-UBND, ngày 25/6/2013, được đánh giá là cuộc “cách mạng” thay đổi nhận thức của đại đa số đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh. Đến nay, Đề án đang tiếp tục được thực hiện, với quyết tâm đưa nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông thành nền nếp, tập quán bền vững...

Tính đến hết năm 2020, Đề án với những nội dung nhiệm vụ triển khai đã đạt các mục tiêu như: Có 44/44 bản Mông có hương ước và thực hiện tốt quy ước nếp sống văn hóa trong tang lễ gắn với hương ước (đạt mục tiêu của Đề án). 100% đám tang thực hiện không bắn súng thông báo có người chết. Đã có 380/409 đám tang người dân tộc Mông (đạt 92.9%) thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ theo quy định tại Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL. Có 63/101 người là các trưởng dòng họ, trưởng bản, Người có uy tín của đồng bào Mông có văn bản cam kết, thực hiện theo đúng nội dung Đề án được duyệt (đạt 62,3% mục tiêu của Đề án đặt ra).

Công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, góp phần xóa bỏ hủ tục trong đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa
Công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, góp phần xóa bỏ hủ tục trong đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa

Để nếp sống văn hóa trong tang lễ trở thành nền nếp, tập quán bền vững, ngày 19/3/2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 60/KH-UBND triển khai công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Công tác tuyên truyền được tiếp tục thực hiện ở các bản có đồng bào dân tộc Mông sinh sống thuộc các huyện Quan Sơn, Quan Hóa và Mường Lát.

Theo đó, từ năm 2021-2022, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các huyện Quan Sơn, Quan Hóa và Mường Lát, mở được 5 hội nghị tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào dân tộc Mông, với  trên 1.100 người là cán bộ chủ chốt cấp xã và đồng bào dân tộc Mông tham gia.

Năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 51/KH-BDT, ngày 17/1/2023, tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông. Đến nay, Ban Dân tộc đã phối hợp, tổ chức được 3 hội nghị tuyên truyền cho 439 đại biểu thuộc các xã vùng đồng bào Mông ở huyện Mường Lát.

Thông qua các hội nghị tuyên truyền, tiếp tục tạo sự thay đổi về nhận thức, niềm tin của đồng bào Mông trong thực hiện nếp sống văn hóa tang lễ; từ đó tự giác xóa bỏ những tập tục lạc hậu, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh.

Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động,đến nay đã có 100% đám tang của đồng bào Mông đã thực hiện theo nếp sống văn hóa mới
Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, đến nay đã có 100% đám tang của đồng bào Mông đã thực hiện theo nếp sống văn hóa mới

Từ nhận thức đó, đội ngũ Người có uy tín, trưởng dòng họ đã có nhiều đóng góp tích cực trong công tác vận động xây dựng nếp sống văn hóa mới trong tang lễ. Điển hình như ông Thao Văn Sinh, Người có uy tín tại bản Ché Lầu, huyện Quan Sơn, là người có nhiều đóng góp trong cuộc “cách mạng” đưa người mất vào quan tài. 

Ông Sinh đã tích cực phối hợp với cấp ủy, chi bộ, ban quản lý bản thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động gia đình, dòng họ và bà con bản Ché Lầu xóa bỏ các tập quán lạc hậu, xóa đói, giảm nghèo bền vững, xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện các quy ước, hương ước của bản. Đến nay, bản Ché Lầu đã thực hiện thành công việc đưa người mất vào quan tài, không tổ chức tang lễ linh đình, gây tốn kém trong gia đình. Bên cạnh đó, bản Ché Lầu đã và đang phấn đấu có nhiều hộ thoát nghèo, xây dựng thành công bản nông thôn mới vào năm 2025.

Ông Ngân Văn Hòa, Trưởng phòng Dân tộc huyện Quan Sơn cho biết. Tại huyện Quan Sơn, đồng bào dân tộc Mông sinh sống tại 3 bản: Ché Lầu (Na Mèo); Xía Nọi, Mùa Xuân (Sơn Thủy), với tổng số 216 hộ, 1.041 khẩu. Trước đây, theo tục lệ, người mất để lâu ngày trong nhà và treo trên chiếc cáng được đặt giữa gian nhà. Khi gia đình có người mất, những người con phải có trách nhiệm góp trâu, bò để tổ chức ăn uống, báo hiếu với người mất, để rồi tổ chức tang lễ xong thì gia đình cũng rơi vào kiệt quệ, nghèo thêm nghèo. Thời điểm đó, việc tuyên truyền để bà con hiểu và thay đổi phong tục từ lâu đời là rất khó khăn, nhưng đến nay việc đưa người mất vào quan tài đã được bà con đồng thuận cao, và hiện nay đã có 100% đám tang đã thực hiện theo nếp sống văn hóa mới.

Tuyên truyền nếp sống văn hóa trong cưới xin, tang lễ với người dân vùng đồng bào dân tộc Mông
Một buổi tuyên truyền nếp sống văn hóa trong cưới xin, tang lễ trong vùng đồng bào Mông

Ông Cầm Bá Tường, Phó trưởng Ban Dân tộc Thanh Hóa cho biết. Để việc thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông, trên địa bàn Thanh Hóa trở thành nền nếp, tập quán bền vững, Ban Dân tộc tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS, phân tích rõ tác hại của các hủ tục, luật tục. Vận động Nhân dân từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu không còn phù hợp với đời sống hiện tại, gây lãng phí, tốn kém.

"Việc loại trừ các hủ tục, tập tục lạc hậu sẽ gắn liền với xây dựng môi trường văn hóa tiến bộ, lành mạnh, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, bổ ích và thiết thực giúp bà con nâng cao nhận thức về pháp luật, xóa đói giảm nghèo, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc", ông Cầm Bá Tường thông tin thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 1 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 1 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 1 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 1 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.