Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ quá trình thực hiện các Chương trình MTQG ở Trà Cú (Trà Vinh)

Như Tâm - 19:09, 18/09/2023

Trà Cú là huyện khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (đồng bào Khmer chiếm trên 63% dân số toàn huyện). Từ một huyện nghèo, được đầu tư, hỗ trợ các chính sách dân tộc như, Chương trình 135, Chương trình 134 và các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), nhờ đó đến đầu năm 2023, huyện đã có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Hiện nay, huyện đang tập trung nâng chất và giữ vững các tiêu chí đã đạt, trong đó ưu tiên hỗ trợ lĩnh vực sinh kế nhằm đảm bảo tiêu chí việc làm, giảm nghèo bền vững cho đồng bào.

Cán bộ Ngân hàng Chính sách huyện Trà Cú ( Trà Vinh) đến giải ngân tại xã cho những hộ được xét vay tiền tính dụng ưu đãi từ Nghị định 28.
Cán bộ Ngân hàng Chính sách huyện Trà Cú (Trà Vinh) đến giải ngân tại xã cho những hộ được xét vay tiền tính dụng ưu đãi từ Nghị định 28.

Động lực mới từ Chương trình MTQG 1719

Huyện Trà Cú có 15 xã và 2 thị trấn, với dân số 147.419 người, trong đó 93.152 người dân tộc Khmer, chiếm 63,19% dân số; là huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer cao nhất của tỉnh. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, là một trong 7 huyện của cả nước được hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng.

Báo cáo của UBND huyện Trà Cú cho biết, trong năm 2022-2023, tổng nguồn vốn bố trí thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là 285.447 tỷ đồng. Tỉnh phân bổ cho huyện Trà Cú là 215.647 tỷ đồng. Trong đó, năm 2022 là 88.686 tỷ đồng; năm 2023 là 126.961 tỷ đồng. Trong đó vốn dành cho Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), là hơn 126.806 tỷ đồng.

Từ các nguồn lực, tỉnh đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng ở các xã ĐBKK; đối với Chương trình MTQG 1719, có nhiều nội dung thành phần, tiểu dự án, đã được triển khai,  bước đầu phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao mức sống cho đồng bào.

Cụ thể như, thực hiện Nghị định 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719, đã  giúp hàng trăm hộ đồng bào Khmer ở Trà Cú xây dựng nhà để an cư, chuyển đổi nghề, có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, thêm cơ hội thoát nghèo bền vững.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hưng cho biết: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, trên địa bàn xã được phân bổ tổng số tiền là 1.374.000.000 đồng, tính đến cuối tháng 8/2023 đã giải ngân đạt gần 70%, tương ứng với 138 hộ được thụ hưởng; phấn đấu đến cuối năm giải ngân đạt 100% kế hoạch đề ra. "Bà con rất phấn khởi về sự quan tâm của Nhà nước liên tục và kịp thời, nên rất đồng thuận hưởng ứng tích cực các chủ trương, mục tiêu đặt ra", ông Hiền chia sẻ.

Ông Thạch Sa đang chăm sóc ruộng bắp chuẩn bị thu hoạch
Từ diện tích đất trồng lúa, đậu kém năng suất, ông Thạch Sa chuyển đổi sang trồng bắp Mỹ, trừ chi phí, thu nhập đạt 10 triệu/công

Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả cao

Trà Cú là vùng đất thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất theo truyề thống của địa phương.Từ việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG trên điạ bàn, đồng bào Khmer huyện Trà Cú đã từng bước tìm ra  các giải pháp phù hợp để khắc phục. 

Theo đó, người dân đã tranh thủ phát huy công năng sử dụng các công trình phúc lợi, các nguồn chính sách hỗ trợ sinh kế..., thay đổi hình thức sản xuất; đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi trồng, liên kết phát triển sản xuất, thích ứng với điều kiện về thời tiết, môi trường, nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.

Theo thông tin của lãnh đạo huyện, hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều mô hình sản xuất thành công, kéo theo nhiều ngành dịch vụ đi kèm cũng phát triển và cùng hưởng lợi. 

 Đơn cử như xã Long Hiệp, đã thành lập Hợp tác xã (HTX) trồng bắp ( ngô) Mỹ, với hơn 60 hộ thành viên, với tổng diện tích canh tác quản lý khoảng 100 ha. Sản lượng hàng trăm tấn mỗi năm, được bảo đảm thông qua hợp đồng giá cố định với các công ty thu mua ký trước. Để có đầu ra với lượng sản phẩm như thế, thì đầu vào cho tư liệu sản xuất cũng không nhỏ, trong đó giải quyết được hàng trăm lao động tại địa phương

Ông Thạch Sa, hội viên của HTX trồng bắp Mỹ chia sẻ, gia đình ông chuyển đổi từ trồng lúa và đậu sang trồng bắp Mỹ cứ trên một công đất (1 công = 1.000m2), thu hoạch gần 1 tấn bắp, bán với giá 13.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, ông Sa vẫn còn lãi gần 10 triệu đồng/công, tăng gấp đôi so với thu nhập trước kia. Hay như hộ ông Dương Văn Tạo ở xã Phước Hưng, thu nhập 1,5 tỷ đồng/năm từ mô hình sản xuất lúa giống, trồng cây ăn trái và dịch vụ nông nghiệp; 

Một điển hình khác là chị Phan Thị Diễu, ở ấp Xoài Lơ, xã Lưu Nghiệp Anh. Chị Diễu là một trong những gương phụ nữ sản xuất giỏi của huyện. Khởi đầu, vợ chồng chị ra ở riêng với căn nhà lá khoảng 40m và 02 công đất trồng mía do vậy thu nhập kinh tế gặp rất nhiều khó khăn.

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi mô hình sinh kế, chị Phan Thị Diễn ở ấp Xoài Lơ đã có cuộc sống đầy đủ. Ảnh CTV
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi mô hình sinh kế, chị Phan Thị Diễn ở ấp Xoài Lơ đã có cuộc sống đầy đủ. Ảnh CTV

Để thay đổi cuộc sống, chị mạnh dạn chuyển đổi từ mảnh đất trồng mía kém hiệu quả sang đầu tư đào ao nuôi 02 đìa tôm thẻ chân trắng và cá lóc. Khi bắt đầu thực hiện mô hình nuôi tôm, chị tích cực học hỏi kinh nghiệm nuôi thủy sản hiệu quả kết hợp với tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện triển khai để áp dụng vào thực tế.

Chỉ qua 03 năm chuyển đổi mô hình, cộng với sử dụng đồng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, hiện nay gia đình chị đã có nguồn thu nhập ổn định, vừa qua chị đã tích lũy nguồn vốn xây dựng được căn nhà khang trang, với tổng kinh phí 900.000.000 đồng, nuôi con học Đại học. Hiện tại gia đình chị đang thuê ao mở rộng đầu tư thêm 02 đìa tôm thẻ với hy vọng mang lại nguồn thu nhập khá.

Chúng tôi mang câu chuyện chuyển đổi hiệu quả các mô hình cây trồng, vật nuôi tại huyện Trà Cú trao đổi với ông Nguyễn Trung Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, ông cho biết: Trà Cú là huyện còn nhiều khó khăn và đông đồng Khmer của tỉnh. Do vậy tỉnh rất quan tâm và tập trung chỉ đạo, yêu cầu các Sở, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ nắm bắt tình hình về đời sống, tập quán canh tác của bà con. Qua đó nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cũng như nhân rộng mô hình chuyển đổi cây trồng trên cánh đồng lúa, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường. 

Nhờ chủ trương đa dạng các mô hình sinh kế, cùng các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho đồng bào Khmer huyện Trà Cú tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào qui trình sản xuất tăng năng xuất, chất lượng cây trồng vật nuôi, bà con có thu nhập đáng kể, nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo năm 2022, giảm hơn 6,8%, vượt 3,32% so với chỉ tiêu. Tỷ lệ hộ nghèo dự kiến cuối năm 2023 còn 1.191 hộ nghèo (trong số này, có 736 hộ nghèo không có khả năng lao động, chiếm 61,8% so với tổng số hộ nghèo). "Thành quả lớn nhất, là bà con đã thay đổi tư duy kinh tế, thích ứng, linh hoạt với môi trường biến đổi khí hậu, không còn trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước"

Tuy nhiên, theo lãnh đạo huyện Trà Cú, trong quá trình thực hiện các chính sách, Chương trình MTQG, địa phương còn khó khăn, bỡ ngỡ. Thời gian tới huyện Trà Cú sẽ nỗ lực, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện tốt hơn nữa để người dân thụ hưởng đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước

Từ sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền cùng đồng bào trong việc thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG, hy vọng vùng đồng bào DTTS ở huyện Trà Cú tiếp tục có sự thay đổi, phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Bạc Liêu: Đồng bào dân tộc Khmer được nghỉ 3 ngày đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Bạc Liêu: Đồng bào dân tộc Khmer được nghỉ 3 ngày đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Ngày 4/4, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu ký ban hành về việc triển khai thực hiện một số nội dung mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động là người dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh được nghỉ Tết 3 ngày (từ ngày 14 - 16/4/2025 Dương lịch).
Tin nổi bật trang chủ
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản sắc và hội nhập - PV - 4 phút trước
Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca ấy bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ, con dân đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về Đền Hùng (Phú Thọ), một lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên.
Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 41 phút trước
Ngày 7/4 (nhằm mùng 10/3 âm lịch), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025 với chủ đề “Nhớ ơn Quốc Tổ Hùng Vương”, tại Khu tưởng niệm Vua Hùng thuộc Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).
Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, đặc biệt là tình cảm, nỗi nhớ cội nguồn của người dân phương Nam chưa có điều kiện được về thăm “đất Tổ”, đã mang sản vật, hương, quả dâng lên bàn thờ các Vua Hùng tại Cây Đa Hồn Việt – Bình Dương.
Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Sáng 07/4/2025 (mùng 10/3 âm lịch), lãnh đạo và Nhân dân tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã dâng hương, dâng hoa để tưởng nhớ, tri ân công ơn của các Vua Hùng và những bậc tiền nhân đã đặt nền móng cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam mãi trường tồn, rạng danh và thịnh vượng.
Đặc sắc Lễ hội Then Kin Pang Lai Châu năm 2025

Đặc sắc Lễ hội Then Kin Pang Lai Châu năm 2025

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sáng 7/4, tại xã Khổng Lào (huyện Phong Thổ), UBND tỉnh Lai Châu long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Then Kin Pang năm 2025 với chủ đề “Lời Then vọng mãi”.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà vừa thông tin về các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động khi tổ chức chính quyền địa phương theo 2 cấp.
Đồng bào DTTS Gia Lai hướng về ngày Giỗ Tổ

Đồng bào DTTS Gia Lai hướng về ngày Giỗ Tổ

Trang địa phương - Hòa Bình - 2 giờ trước
“Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng BaKhắp miền truyền mãi câu ca,Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.Câu ca dao mãi vang vọng trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhắc nhớ tri ân công lao của các vị Vua Hùng đã có công dựng nước. Cùng với người dân cả nước, đồng bào Ba Na, Gia Rai ở tỉnh Gia Lai đoàn kết một lòng hướng về ngày Giỗ Tổ với niềm tự hào, thành kính.
Triệu tấm lòng Nhân dân hướng đến Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Triệu tấm lòng Nhân dân hướng đến Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trang địa phương - Bảo Ngân - Lê Hường - 2 giờ trước
Hàng triệu tấm lòng Nhân dân hòa cùng những giai điệu hào hùng hướng đến Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Chương trình "Bản trường ca hòa bình". Đặc biệt, màn trình diễn 3D Mapping trước Hội trường Thống nhất (tức Di tích lịch sử Dinh Độc Lập tại TP. Hồ Chí Minh) nức lòng đồng bào khi tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc.
Chủ tịch nước Lương Cường thăm cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Phú Thọ

Chủ tịch nước Lương Cường thăm cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Phú Thọ

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 7/4, nhân dịp về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm và động viên cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Phú Thọ tại Trung tâm Thông tin chỉ huy, đặt tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Cần Thơ: Khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2025

Cần Thơ: Khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2025

Ẩm thực - Tào Đạt - 22:49, 06/04/2025
Tối 6/4, tại Quảng trường quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) đã diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII, năm 2025, với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ”.