Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Ơ Đu ở xứ Nghệ: Nhiều trăn trở trên hành trình hội nhập (Bài 4)

Thanh Hải - 11:55, 30/10/2022

Trên hành trình phát triển tộc người Ơ Đu, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền trong việc chăm lo, hỗ trợ người Ơ Đu bằng nhiều cách, thì người Ơ Đu ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An) cũng đã quyết tâm vươn lên, hòa nhập và phát triển cùng cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Nếp nhà sàn bằng gỗ của người Ơ Đu ở bản Văng Môn
Một ngôi nhà sàn bằng gỗ của người Ơ Đu ở bản Văng Môn

Còn nhiều trăn trở…

Ông Lo Thanh Bình là người Ơ Đu có tuổi Đảng nhiều nhất ở Văng Môn. Bản thân ông cũng là người lưu giữ được ngôn ngữ Ơ Đu. Ông Bình bảo: Ngôn ngữ Ơ Đu khó học, khó nói và viết. Khi giao tiếp với người già trong bản, tôi vẫn thường xuyên nói tiếng Ơ Đu đấy. Nếu không nói thì quên mất.

Ông Lô Thanh Bình là một trong số những người già ở bản biết viết và nói tiếng Ơ Đu
Ông Lô Thanh Bình là một trong số những người già ở bản biết viết và nói tiếng Ơ Đu

Ông Lo Văn Cường cũng là người biết nói và viết tiếng Ơ Đu. Là thầy mo của bản, nên ngày hội đón tiếng sấm đầu năm mới, đích thân ông Cường đã làm chủ lễ, cúng bằng tiếng Ơ Đu. Ông Cường cho biết: Người nói và viết được tiếng Ơ Đu không nhiều. Thực tế thì tiếng Ơ Đu vay mượn tiếng Thái, Khơ Mú cũng nhiều nên khi phát âm, người dân tộc khác cứ tưởng đó là tiếng Thái, tiếng Khơ Mú.

Số người biết viết, biết đọc tiếng Ơ Đu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Lo sợ bị mai một, người dân bản Văng Môn vẫn thường nói và dạy con cháu tiếng Ơ Đu mỗi ngày. Thực tế thì, cũng đã có 4 lớp dạy tiếng Ơ Đu được triển khai cho bà con bản Văng Môn bằng sự nỗ lực của các cấp, ngành. Thậm chí, có bộ phận đã sang tận Lào, tìm hiểu tiếng Ơ Đu của bản làng bên ấy để về giảng dạy cho phù hợp.

Trưởng bản Văng Môn Lương Thị Lan trầm ngâm: Do nhiều nguyên nhân, nên việc học viết và nói tiếng Ơ Đu vẫn không hiệu quả. Số lượng người trẻ biết nói và viết còn ít. Dân bản rất mong muốn được bảo tồn chữ viết và tiếng nói của dân tộc mình.

Ông Lô Thanh Bình và Trưởng bản Văng Môn Lương Thị Lan đau đáu về việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết Ơ Đu
Ông Lô Thanh Bình và Trưởng bản Văng Môn Lương Thị Lan đau đáu về việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết Ơ Đu

Trong quá trình thu thập tài liệu phục vụ nghiên cứu sinh, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương Vi Tân Hợi nhận thấy: Do ở xen kẽ nên bản sắc văn hóa của người Ơ Đu mờ nhạt và chịu ảnh hưởng của người Thái, Khơ Mú; kể cả trang phục cũng vậy.

Cũng vì lo sợ văn hóa bị phai nhạt, phụ nữ Ơ Đu đang “vực lại” nghề dệt của tổ tiên. Chiều chiều, sau những giờ đi nương rẫy, rãnh rỗi, họ đã lại miệt mài bên khung cửi. Già Vi Thị Dung, 75 tuổi nói rằng, bọn trẻ giờ ít người biết dệt vải, thêu váy. Mình phải làm để giữ gìn bản sắc, để con trẻ nhìn vào mà học tập.

Được biết, việc bảo tồn nét văn hóa truyền thống của người Ơ Đu đang được UBND xã Nga My và huyện Tương Dương thực hiện. Ông Lương Xuân Duy, Phó phòng Dân tộc huyện Tương Dương chia sẻ: Huyện đã khuyến khích người dân giữ nghề đan lát, dệt vải, duy trì lễ hội đón tiếng sấm đầu năm mới, duy trì đội văn nghệ…

Với chủ trương này, năm 2018 đã có 20 khung cửi được tặng cho bà con bản Văng Môn, cùng với đó là nhiều loại nhạc cụ như khèn, khắc luống… Những năm gần đây, lễ hội đón tiếng sấm đã được người Ơ Đu khôi phục lại bằng các nghi lễ, bằng các lễ vật, bằng lời cúng.

Phụ nữ Ơ Đu vẫn giữ thói quen thêu váy
Phụ nữ Ơ Đu vẫn giữ thói quen thêu váy

Những nỗ lực vì người Ơ Đu

Để hỗ trợ phát triển tộc người đặc biệt này, năm 2017, tỉnh Nghệ An đã phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội dân tộc Ơ Đu giai đoạn 2016 - 2025, với kinh phí 120 tỷ đồng, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần một cách bền vững; tăng cường chăm sóc sức khỏe, cải thiện giống nòi và bảo tồn các nét văn hóa truyền thống của họ; bảo tồn và phát huy tiếng nói, nhà ở, phong tục tập quán...

Những nỗ lực ấy, đã đem lại sự thay đổi tích cực đời sống đồng bào Ơ Đu. Đến nay, bản Văng Môn đã được đầu tư 15 giếng khoan; 20 khung cửi phát triển nghề dệt may truyền thống; 77 chuồng bò xây mới kiên cố và 304 con bò giống; 77 máy cắt cỏ, cải tạo 8,5 ha đất trồng cỏ và cung cấp cỏ giống. Nhà văn hóa được xây dựng, với kinh phí 4,5 tỷ đồng, rộng, đẹp cùng các thiết bị loa đài, hỗ trợ đội văn nghệ của bản; mở các khóa học tiếng Ơ Đu...

Cuộc sống của người Ơ Đu ở bản Văng Môn vẫn còn nhiều khó khăn
Cuộc sống của người Ơ Đu ở bản Văng Môn vẫn còn nhiều khó khăn

Theo lãnh đạo huyện Tương Dương, người Ơ Đu tập trung về một bản Văng Môn thuận lợi cho việc đầu tư và bảo tồn các yếu tố văn hóa, nhưng cũng sẽ xuất hiện thách thức, bởi khi về đây, bà con tiếp xúc nhiều và thường xuyên với lối sống ngày càng hiện đại của người Thái, người Kinh lân cận. Trước hết là tiếng nói, đã pha trộn quá nhiều; thứ nữa là, trang phục và trong sinh hoạt hàng ngày cũng chịu ảnh hưởng lớn của các dân tộc sinh sống bên cạnh.

Do đó, vấn đề mà các cấp chính quyền quan tâm là, cần có một sự khảo sát toàn diện, nghiên cứu sâu về ngôn ngữ từ góc độ văn hóa để tìm ra những yếu tố cần bảo tồn; những yếu tố tiếp biến cần phát huy; Đặt việc bảo tồn ngôn ngữ lên hàng đầu, xem đó là cái gốc để bảo tồn các yếu tố văn hóa khác, làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa của người Ơ Đu.

Bên cạnh đó, để bảo tồn, phát văn hóa tộc người Ơ Đu, thì cần phải phát huy sức mạnh cộng đồng người Ơ Đu. Đó là sự liên kết giữa các thành viên trong tộc người, quan hệ họ hàng cũng như các mối liên kết khác, được hình thành từ trong quá trình lịch sử. Đồng thời, nên có hướng, tầm nhìn quy hoạch xây dựng lại bản Văng Môn theo cấu trúc không gian làng, bản truyền thống của người Ơ Đu; tiếp tục hỗ trợ phục dựng và duy trì các lễ hội quan trọng như lễ đón tiếng sấm, lễ ăn cơm mới, rước hồn lúa và mừng nhà mới…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp xã giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Lào

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp xã giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Lào

Sáng 21/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh đã tiếp xã giao Đoàn đại biểu của UBDT Quốc hội Lào do Chủ nhiệm UBDT Quốc hội Lào Khamchanh Sotapaserth làm Trưởng đoàn. Tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông, cùng lãnh đạo một số Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT. Dự buổi tiếp xã giao còn có Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Trần Thị Hoa Ry cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp xã giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Lào

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp xã giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Lào

Sáng 21/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh đã tiếp xã giao Đoàn đại biểu của UBDT Quốc hội Lào do Chủ nhiệm UBDT Quốc hội Lào Khamchanh Sotapaserth làm Trưởng đoàn. Tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông, cùng lãnh đạo một số Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT. Dự buổi tiếp xã giao còn có Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Trần Thị Hoa Ry cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Quảng Ninh: Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn tại huyện vùng cao Ba Chẽ

Quảng Ninh: Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn tại huyện vùng cao Ba Chẽ

Trang địa phương - Mỹ Dung - 16 phút trước
Thực hiện hướng dẫn của Chi cục Dân số – KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh về triển khai nhiệm vụ công tác dân số năm 2023, Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ vừa ban hành Kế hoạch thực thiện đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2023 trên địa bàn huyện.
Kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Tây Bắc

Kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Tây Bắc

Du lịch - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Chiều 21/9, tại Tp. Lào Cai, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch ĐBSCL với các tỉnh Tây Bắc. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch các tỉnh, thành phố ĐBSCL và Tây Bắc; đại diện các doanh nghiệp du lịch, khu du lịch, điểm du lịch của hai vùng…
Đồng bào DTTS ở Trà Tân không tụt lại phía sau!

Đồng bào DTTS ở Trà Tân không tụt lại phía sau!

Kinh tế - Hà Thanh Tú - 2 giờ trước
“Bình quân mỗi nhân khẩu ở thôn 4 có thu nhập 36 triệu đồng/năm; 100% số hộ có điện thắp sáng, nước sạch, đất sản xuất; đường thôn, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp; thôn không có tệ nạn xã hội; 100% trẻ em trong độ tuổi đều đến trường …”, ông Thổ Đệ, dân tộc Chơ Ro, Trưởng ban công tác Mặt trận kiêm Trưởng thôn 4, xã Trà Tân (huyện Đức Linh, Bình Thuận) chia sẻ.
Tín dụng chính sách xã hội đồng hành cùng học sinh, sinh viên nghèo theo đuổi ước mơ

Tín dụng chính sách xã hội đồng hành cùng học sinh, sinh viên nghèo theo đuổi ước mơ

Xã hội - Mai Hương - 3 giờ trước
Trong những năm qua, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã trở thành người bạn đồng hành, tiếp sức cho học sinh, sinh viên (HSSV ) có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) theo đuổi ước mơ học đại học, cao đẳng và học nghề. Nguồn vốn vay của Chương trình cho vay vốn ưu đãi HSSV của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp cho nhiều hộ gia đình bớt đi một phần khó khăn, góp sức nuôi dưỡng ước mơ của các em được đến trường.
Thái Nguyên: Nhiều hộ nghèo thiếu hoặc không có đất sản xuất

Thái Nguyên: Nhiều hộ nghèo thiếu hoặc không có đất sản xuất

Công tác Dân tộc - Thiên An - 3 giờ trước
Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên còn 8.238 hộ nghèo (chiếm 66,33%) và 5.932 hộ cận nghèo (chiếm 48,44%) là người DTTS trong tổng số hộ nghèo và cận nghèo toàn tỉnh. Trong đó, nhiều hộ đang rơi vào tình cảnh thiếu hoặc không có đất sản xuất. Đây là một trong những "điểm nghẽn" khiến công tác giảm nghèo trở thành bài toán khó ở địa phương.
Tin trong ngày - 18/9/2023

Tin trong ngày - 18/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ. Lễ hội quảng diễn Lân Sư Rồng thành phố Huế. Những đứa con dân tộc Chứt của đồn Biên phòng Bản Giàng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai cộng đồng

Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai cộng đồng

Xã hội - Phạm Tiến - 3 giờ trước
Miền Trung là khu vực chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu với thiệt hại không nhỏ về người và tài sản do thiên tai gây ra hằng năm. Do đó, việc đưa ra các giải pháp để hạn chế thiệt hại do biến đổi khí hậu giúp người nông dân giảm thiểu rủi ro là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, việc tạo ra các sinh kế thích ứng để người nông dân phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất lớn. Mới đây, trong khuôn khổ Diễn đàn “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu thiên tai tại cộng đồng” diễn ra tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, nhiều chuyên gia đã có ý kiến tâm huyết bàn về 2 vấn đề trọng tâm: sinh kế và giảm thiểu rủi ro thiên tai.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, xóa tình trạng hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, xóa tình trạng hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Với những nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị bằng nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, đến nay, các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa cơ bản đã xóa tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Tình trạng tảo hôn giảm dần qua từng năm.
Bình Thuận: Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh

Bình Thuận: Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 4 giờ trước
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình năm 2023. Các tiêu chí rà soát phải bảo đảm trung thực, công khai, minh bạch.
Bình Thuận: Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức đối tượng 3

Bình Thuận: Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức đối tượng 3

Công tác Dân tộc - Lê Vũ - Lê Phương - 4 giờ trước
Từ ngày 18-20/9/2023 , tại thành phố Phan Thiết, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận phối hợp với Học viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 47 cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng 3, là Trưởng, Phó Trưởng phòng các sở, ban, ngành của tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND cấp xã; Chủ tịch Mặt trận xã; Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ xã.
Khai mạc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Khai mạc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Tin tức - L.Phương - 4 giờ trước
Sáng 21/9, tại Tp. Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ Tư Pháp đã tổ chức Khai mạc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV, khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tham dự và điều hành khai mạc có ông Nguyễn Thanh Tịnh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương, Trưởng ban Tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV.