Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc Tày qua tục ngữ, thành ngữ

PV - 15:13, 22/08/2022

Cũng như nhiều dân tộc khác, dân tộc Tày có đời sống văn hóa phong phú với những câu tục ngữ, thành ngữ phản ánh nhận thức và quan niệm của nhân dân về lao động, về các hiện tượng thiên nhiên, về ứng xử, đạo đức… bằng ngôn ngữ hiện thực, súc tích, sinh động, giàu tính hình tượng. Kho tàng đó tiêu biểu cho lời ăn tiếng nói và là tài sản tinh thần chung của dân tộc Tày.

Bản sắc dân tộc Tày được phát huy thông qua trang phục truyền thống
Bản sắc dân tộc Tày được phát huy thông qua trang phục truyền thống

Tục ngữ về lao động sản xuất nảy sinh trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên của người dân lao động. Đó là những kinh nghiệm lâu đời và có tính chất tập thể rút ra trong quá trình quan sát các hiện tượng thiên nhiên, quá trình dùng sức người biến cải thiên nhiên, quá trình xây dựng kỹ thuật sản xuất. Những kinh nghiệm này được đúc kết, dần dần được phổ biến rộng rãi và trở thành tri thức về khoa học tự nhiên của người dân lao động.

Lao động nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Trong lao động sản xuất, người dân luôn chú ý nhận xét, theo dõi các hiện tượng thời tiết, do vậy tục ngữ nói về các hiện tượng thời tiết thể hiện óc nhận xét tinh tế của người dân: Quằng lếch le noòng, quằng thoòng le lẹng (vòng vầng trăng màu xám sắt là mưa, vòng vầng trăng màu sáng đồng là nắng). Hay quan sát thiên nhiên: Phầy mẩy khiềng le đét, phầy mẩy héc le pjân (khi thấy lửa cháy lẹm phần muội đen bám ở kiềng là trời sẽ nắng, khi thấy lửa cháy lẹm ở trôn chảo là trời mưa); Thoong Phung khước le lẹng, Thoong Cánh khước le noòng (khi thác Thoong Phung gào réo thì trời sẽ khô hạn, khi nghe thác Thoong Cánh gào réo thì sẽ có mưa lũ. Hai thác này đều nằm trên sông Quây Sơn); Mật thay xáy chuyên rằng, noòng thuốm khằn nặm qua (khi thấy kiến chuyển tổ thì trời sắp mưa to).

Trong quá trình sản xuất từ đời nọ sang đời kia, người dân tích lũy được nhiều kinh nghiệm về quy luật diễn biến của thời tiết, tổng hợp được tương đối chính xác tình hình khí hậu trong cả năm. Những kinh nghiệm này có nhiều điểm phù hợp với lý luận khoa học, có tác dụng nhất định trong việc đấu tranh với thiên tai để đảm bảo sản xuất có hiệu quả. Slíp co lả bấu tấng hả co thua (mười cây trồng muộn không bằng năm cây trồng sớm, vì trồng sớm kịp thời vụ năng suất sẽ cao hơn). Hay nói về kinh nghiệm và kỹ thuật trồng trọt: Nặm dú cốc lưu niên bấu tấng nặm thượng thiên lồng áp (nước là cần thiết nhất trong sản xuất, nhưng nước mưa là tốt nhất cho sản xuất); Mác phầy út rù đăng lồng chả (quả dâu da đút lọt lỗ mũi thì gieo mạ). Hoặc câu: Nựa bươn chiêng bấu phảy/Khẩy bươn hả bấu nòn (thịt tháng Giêng không tiết kiệm/Ốm đau trong tháng Năm không nằm), ý nói tháng Giêng là tháng đã thu hoạch xong mùa vụ sản xuất trong năm, thời gian nhàn rỗi hơn và cũng là dịp Tết, các món ăn được chuẩn bị nhiều và tốt hơn; tháng Năm là tháng tập trung sản xuất vụ mùa, thời gian không rảnh rỗi, khi ốm đau phải liệu tính đi làm kẻo chậm mùa vụ. Quai chướng chả/vả chướng nà (khôn chăm mạ/dại chăm lúa).

Tục ngữ, thành ngữ phản ánh một số nét chính điều kiện, phương thức lao động và một số đặc điểm của đời sống, bên cạnh đó còn phản ánh những đặc điểm sinh hoạt xã hội và gia đình, sinh hoạt vật chất và tinh thần của người Tày. Có nhiều câu phản ánh những tập tục sinh hoạt hằng ngày về mọi mặt (ăn, ở, mặc, cưới xin, ma chay, hội hè…): Nà bười đuổi chả/Lục mả đuổi nồm (Lúa tốt vì mạ/Con lớn vì sữa mẹ); Khửn đông thắc phjạ, dương nà thư bai (lên rẫy thì mang dao, đi ruộng thì mang cuốc. Đáng chú ý, có nhiều câu mang lối nói ẩn dụ, có tác dụng truyền cảm và thuyết phục mạnh mẽ để nói lên những tư tưởng thâm trầm, những khái quát rộng rãi: phjạ khồm bấu lau đẳm đảy (dao sắc không gọt được chuôi); hăn mò phằng mạ cụng phằng (thấy bò hứng ngựa cũng hứng), câu này có ý chê bai người thiếu chín chắn, thấy người khác làm mình cũng làm theo bất kể việc đó đúng hay sai và có hợp với mình hay không.

Nếu người trí thức thời xưa thường dùng các lời lẽ của thánh hiền để làm chỗ dựa cho ý kiến của mình thì nhân dân lao động dùng những câu tục ngữ, thành ngữ để khẳng định những điều nhận xét, giải thích hoặc khuyên răn theo thế giới quan và nhân sinh quan của mình: Phạ bấu slống ngần, bân bấu slống cúa (trời đất không cho tiền bạc, của cải); Ngần sèn dú tẩư tôm vô sổ, cần rầư mì công khỏ đảy kin (tiền nong của cải ở dưới đất thì nhiều vô kể, ai chăm chỉ chịu khó làm thì được ăn); Pỏ hẩư nà tẩư rườn, đây hơn pỏ hẩư hóm ngần pẻng (bố mẹ cho đám ruộng tốt hơn việc bố mẹ cho một hòm tiền bạc); Cúa tin mừng nặm bó, cúa pỏ mẻ nặm noòng (của cải mình tự làm ra thì có mãi như nước mỏ thường xuyên chảy ra, của cải của bố mẹ thì như nước lũ ập về rồi cạn hết); Tua cáy tốp pích slam pày dắng khăn (con gà vỗ cánh ba lần mới gáy), ý nói trước khi nói ra phải suy nghĩ kỹ; Hết ngày kin bấu lẹo, khột khẻo kin bấu đo (thật thà ăn không hết, gian giảo ăn đâu no).

Đặc biệt, có những câu mới xuất hiện khẳng định tư tưởng tốt đẹp, trong đó nổi bật lên mối quan hệ (biết ơn) giữa lãnh tụ và quần chúng: Kin mác nhằng chứ cốc chứ co/Nhân dân chứ Bảc Hồ mại mại (ăn quả còn nhớ gốc nhớ cây, nhân dân nhớ Bác Hồ mãi mãi).

Tục ngữ, thành ngữ của dân tộc Tày phản ánh khá đầy đủ những đức tính của nhân dân lao động như cần cù, kiên trì, tinh thần lạc quan, óc thực tế, ý thức cao về cái đẹp của tâm hồn, về danh dự, nết thật thà…, vừa tổng kết những kinh nghiệm sống vừa thể hiện lý tưởng sống, có giá trị giáo dục sâu sắc, bao hàm những phần tinh hoa nhất của tính cách dân tộc, truyền thống dân tộc Tày./.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng: Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Thủ tướng: Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Thủ tướng: Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Đẩy mạnh kết nối hành trình du lịch xanh Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An

Đẩy mạnh kết nối hành trình du lịch xanh Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An

Du lịch - Minh Nhật - 18:06, 10/04/2025
Ba địa phương Nghệ An, Thanh Hóa và Ninh Bình phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch với chủ đề “Hành trình Du lịch Xanh” nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh điểm đến, thị trường, sản phẩm du lịch, dịch vụ mới và các sự kiện du lịch tiêu biểu năm 2025, nhằm thu hút khách du lịch.
Bàn giao chức trách, nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang

Bàn giao chức trách, nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang

Tin tức - T.Vinh - M.Triết - 17:45, 10/04/2025
Ngày 10/4, tại TP. Rạch Giá, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh. Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh - Đảng ủy viên, Phó Tư lệnh BĐBP chủ trì Hội nghị. Cùng dự Hội nghị có Thiếu tướng Văn Ngọc Quế - Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh BĐBP, cùng các cơ quan chức năng thuộc Bộ Tư lệnh.
Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Xã hội - Minh Nhật - 16:57, 10/04/2025
Tại bản Chồi, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã diễn ra Lễ khởi công xây dựng Nhà tránh trú cộng đồng. Công trình thể hiện sự nỗ lực nhằm ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực dễ bị tổn thương.
Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez

Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez

Thời sự - PV - 16:35, 10/04/2025
Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
Những cái tên nào sẽ góp mặt trong đội hình “siêu sao Đông Nam Á” đấu Manchester United

Những cái tên nào sẽ góp mặt trong đội hình “siêu sao Đông Nam Á” đấu Manchester United

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:14, 10/04/2025
Liên đoàn bóng đá châu Á (AFF) vừa thông báo tổ chức trận đấu giữa đội tuyển các ngôi sao Đông Nam Á và “Quỷ đỏ” thành Manchester sẽ diễn ra vào ngày 28/5 tới đây tại sân vận động Quốc gia Bukit Jalil (Malaysia). Trận đấu này nằm trong tour du đấu mùa hè của Manchester United sau khi mùa giải 2024-2025 khép lại.
Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 10/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Rừng mai cổ thụ trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông. Người giữ lửa văn hóa Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Truyền niềm đam mê tiếng Tày cho học sinh vùng cao

Truyền niềm đam mê tiếng Tày cho học sinh vùng cao

Giáo dục - Mỹ Dung - CTV - 16:12, 10/04/2025
Gần 20 năm qua, cô giáo người Tày Dương Thị Bền, giáo viên Lịch sử - Địa lí, Trường THCS Vân Sơn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) luôn nỗ lực, say mê nghiên cứu giảng dạy và có nhiều sáng kiến trong các hoạt động của nhà trường. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, cô miệt mài truyền dạy tiếng Tày với mong muốn thế hệ trẻ tiếp tục giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc mình.
Hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi dông trên cát

Hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi dông trên cát

Kinh tế - Thái Sơn Ngọc - 16:04, 10/04/2025
Thôn Hòa Thủy, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước là khu dân cư đi đầu của tỉnh Ninh Thuận trong việc triển khai thành công mô hình nuôi dông trên cát. Nông dân nơi đây đã chủ động đầu tư xây dựng chuồng trại phù hợp với điều kiện tự nhiên, tạo môi trường thuận lợi cho dông sinh sản và phát triển đàn. Mô hình nuôi dông trên cát trắng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định, cải thiện đời sống, góp phần cùng địa phương phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2025.
Tạo sự thay đổi căn bản cho vùng DTTS, miền núi từ Chương trình MTQG 1719

Tạo sự thay đổi căn bản cho vùng DTTS, miền núi từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 16:00, 10/04/2025
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi gần cuối của chặng đường. Với nỗ lực của các cấp, ngành, các địa phương, có thể khẳng định, Chương trình MTQG 1719 đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong cộng cuộc xóa đói, giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục thực hiện Chương trình trong những năm tiếp theo.
Đằm thắm hoa ban

Đằm thắm hoa ban

Sắc màu 54 - Trương Hữu Thiêm - 15:56, 10/04/2025
Tây Bắc, nơi được biết đến với Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, với các địa danh lịch sử như Nhà ngục Sơn La, di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ... Đây là địa bàn cư trú lâu đời của hơn 30 DTTS anh em với những phong tục tập quán tốt đẹp với nhiều sản vật của núi rừng hùng vĩ, trong đó có hoa ban. Tháng Ba, du lịch lên Tây Bắc, nhất định sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng sự độc đáo và vẻ đẹp kỳ diệu của hoa ban...
Độc đáo hội voi của đại ngàn

Độc đáo hội voi của đại ngàn

Sắc màu 54 - Lê Hường - 15:53, 10/04/2025
Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk là vùng đất nổi tiếng với nghề thuần dưỡng voi rừng; lễ hội voi cùng các nghi lễ liên quan đến voi cũng ra đời từ đó. Hội voi Buôn Đôn trở thành nét đẹp văn hóa mang đặc trưng riêng của vùng đất biên thùy nắng, gió của đại ngàn.