Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cao Bằng: Tín dụng chính sách - Đòn bẩy để đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo

Hoàng Phúc - 14:18, 10/11/2022

Qua 20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP 4/10/2002 của Chính phủ, nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã tạo việc làm, giúp hàng chục nghìn hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững, đời sống vật chất, tinh thần từng bước nâng cao.

 Cán bộ NHCSXH huyện Trùng Khánh trực tiếp đến kiểm tra từng hộ gia đình vay vốn để phát triển sản xuất. Ảnh Mai Hương
Cán bộ NHCSXH huyện Trùng Khánh trực tiếp đến kiểm tra từng hộ gia đình vay vốn để phát triển sản xuất. Ảnh Mai Hương

Trước đây, gia đình anh Ma Thế Giáp, xóm Tổng Phường, xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm thuộc diện hộ nghèo. Kinh tế gia đình chỉ trông vào việc trồng ngô, chăn nuôi nhỏ lẻ nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Năm 2019, anh Giáp mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để phát triển kinh tế, từ đó, cuộc sống dần ổn định vươn lên khá giả.

Anh Giáp chia sẻ, với số vốn vay ban đầu là 130 triệu đồng vay từ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện, anh đã đầu tư xây chuồng trại, mua trâu về nuôi vỗ béo và chuyển đổi diện tích đất trồng ngô kém hiệu quả, sang trồng cỏ voi tạo nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Kiên trì lấy ngắn nuôi dài, đến nay, anh đã mở rộng chuồng trại, quy mô chăn nuôi, thường xuyên nuôi 15 con trâu vỗ béo, cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

“Nếu không có nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện Bảo Lâm, tôi khó có thể thay đổi được cuộc sống và có được kinh tế gia đình như ngày hôm nay”, anh Giáp bày tỏ.

Không riêng gì anh Ma Thế Giáp, những năm qua, hoạt động tín dụng CSXH trên địa bàn huyện Bảo Lâm, đã giúp cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo cải thiện sinh kế. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đã giải ngân cho 2.066 khánh hàng, là các đối tượng chính sách vay trên 102,9 tỷ đồng để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Ghi nhận tại huyện Quảng Hòa cũng cho thấy, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện cũng đang triển khai cho vay 14 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ đến nay đạt 455 tỷ đồng với hơn 7.300 khách hàng đang vay vốn, trong đó, dư nợ cho vay từ nguồn vốn Trung ương hơn 446 tỷ đồng. 

Từ nguồn vốn tín dụng của các chương trình cho vay, người dân đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt. Nhiều mô hình như chăn nuôi trâu vỗ béo, trồng cây ăn quả, nuôi cá lồng, nuôi lợn thịt đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó đã giúp cho 31.883 hộ thoát ngưỡng nghèo; tạo việc làm cho trên 4.148 lao động.

Đồng thời, nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện cũng đã giúp cho 2.415 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; hỗ trợ xây mới và cải tạo 3.926 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 951 ngôi nhà cho hộ nghèo…

 Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Trùng Khánh trực tiếp đến kiểm tra từng hộ gia đình vay vốn để phát triển sản xuất. (Ảnh Mai Hương)
Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Trùng Khánh trực tiếp đến kiểm tra từng hộ gia đình vay vốn để phát triển sản xuất. (Ảnh Mai Hương)

Gia đình anh Phùng Trung Thành, tổ dân phố 4, thị trấn Hòa Thuận là một trong những hộ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện từ năm 2019, với số tiền gần 70 triệu đồng. Từ số tiền trên, cùng với sự giúp đỡ của người thân, anh đã xây dựng được ngôi nhà cấp 4 khang trang, diện tích 60 m2, trị giá trên 300 triệu đồng.

Anh Thành chia sẻ: Nhờ được vay vốn ưu đãi theo Nghị định 100 của Ngân hàng CSXH nên gia đình tôi mới có điều kiện xây dựng được ngôi nhà khang trang, kiên cố. An cư rồi mới tập trung tăng gia phát triển kinh tế  kiếm tiền để trả nợ và ổn định cuộc sống tốt hơn được…

Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/1/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của tỉnh Cao Bằng cho thấy, đến ngày 30/6/2022, tổng dư nợ cho vay các chương trình là hơn 3.200 tỷ đồng, với 56.424 khách hàng dư nợ, bình quân dư nợ 57 triệu đồng/khách hàng, tỷ lệ nợ xấu 0,1%.

Hiện nay, mạng lưới của Ngân hàng Chính sách tỉnh Cao Bằng trải rộng khắp các địa bàn, với 161 điểm giao dịch xã, phường, thị trấn; 2.162 tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động hiệu quả tại 1.462 thôn, tổ dân phố, thuộc quản lý của 4 tổ chức chính trị - xã hội. 

Nguồn vốn vay đã được sử dụng đúng mục đích để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đồng bào các dân tộc địa phương. Lũy kế trong 20 năm, Ngân hàng CSXH Việt Nam chi nhánh tỉnh Cao Bằng đã cho trên 421.000 lượt hộ vay vốn, với tổng doanh số cho vay 9.750 tỷ đồng, doanh số thu nợ 6.518 tỷ đồng.

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Hòa làm thủ tục vay vốn cho khách hàng. Ảnh Lâm Anh
Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Hòa làm thủ tục vay vốn cho khách hàng. Ảnh Lâm Anh

Bà Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH Việt Nam tỉnh Cao Bằng cho biết: Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp trên 421.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phát triển sản xuất; giải quyết việc làm cho trên 25.000 lao động; hỗ trợ trên 2.000 người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ xây dựng trên 8.100 căn nhà cho hộ nghèo, xây dựng trên 200 căn nhà cho hộ gia đình có thu nhập thấp... Từ đó, hàng nghìn hộ dân đã thoát nghèo, trở nên khá giả. Đây là minh chứng rõ rệt cho hiệu quả của các chương trình chính sách tín dụng ưu đãi.

Phát huy những kết quả đạt được, từ nay đến năm 2030, tỉnh Cao Bằng xác định, tập trung các nguồn lực cho hoạt động tín dụng chính sách thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Theo đó, thực hiện hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù của Ngân hàng CSXH. Bảo đảm hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi theo đúng quy định. Từ đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả nguồn vốn tín dụng CSXH, góp phần quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát triển rừng. Tại Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI ngày 22/8/2024 đã thông qua Nghị quyết số 14/2024/NQ-HĐND (NQ14) về mức cấp kinh phí, đầu tư, hỗ trợ đầu tư, khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong đó, ban hành mức cấp kinh phí khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh đối với các loại rừng với mức hỗ trợ đều tăng so với trước đây.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Sáng nay, 24/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.
Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 24/11, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở một số điểm trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Nam Trà My và Bắc Trà My khiến cho việc đi lại của người dân gặp khó khăn.
Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Sáng 24/11, ông Đỗ Văn Biểu – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Lão cho biết, do mưa lớn từ đêm 23 đến trưa 24/11, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to. Mưa lớn khiến một số tuyến đường bị ngập, sạt lở.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai ứng phó mưa, lũ và khắc phục các thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.
Bắc Giang quyết định Thanh tra dự án sân golf và nghỉ dưỡng tại huyện Lục Nam

Bắc Giang quyết định Thanh tra dự án sân golf và nghỉ dưỡng tại huyện Lục Nam

Thời sự - Minh Thu - 2 giờ trước
Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định về việc Thanh tra toàn diện Dự án sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang tại huyện Lục Nam. Thời gian làm việc là 45 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định Thanh tra.
Hiểm họa từ rác thải điện tử

Hiểm họa từ rác thải điện tử

Sức khỏe - Minh Thu - 5 giờ trước
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang đến những tiện ích vượt bậc cho đời sống và sinh hoạt của con người, đồng thời cũng kéo theo hệ lụy về rác thải điện tử. Rác thải điện tử đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người, có nguy cơ cao gây ra những hậu quả khôn lường nếu không có các giải pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý rác thải điện tử.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.