Tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XV, chiều ngày 18/5, tại Nhà Quốc hội, các đại biểu cho ý kiến vào dự thảo báo cáo hoạt động của Hội đồng Dân tộc từ Kỳ họp thứ hai đến Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV; kết quả giám sát chuyên đề “Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác dân tộc giai đoạn 2016 - 2021” của Hội đồng Dân tộc; kết quả khảo sát tác động của việc phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển đến việc thực hiện chính sách dân tộc.
Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình MTQG, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Với vai trò cơ quan Thường trực Chương trình MTQG, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ với quyết tâm chính trị cao nhất để thực hiện có hiệu quả Chương trình, tạo động lực góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người có uy tín trong đồng bào DTTS có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc ban hành chính sách đối với Người có uy tín là chủ trương đúng đắn, là sự cụ thể hoá đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc; thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS nói chung và Người có uy tín nói riêng.
Pháp luật hiện hành đã có quy định về việc bố trí đội ngũ cán bộ y tế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, chỉ những doanh nghiệp lớn mới thực hiện các quy định này.
Những năm qua, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) nói chung, lao động là người DTTS nói riêng đã mang lại nhiều kết quả tích cực, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo chuyển biến tích cực về việc làm, thu nhập cho người lao động, góp phần xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, nhìn lại công tác đào tạo nghề cũng còn không ít những khó khăn, bất cập cần tháo gỡ để phù hợp với thực tiễn phát triển hiện nay...
Với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cùng tinh thần đoàn kết, nỗ lực, vươn lên của người dân, các làng tái định cư (TĐC) tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai đã từng bước chuyển mình. Giờ đây, dân làng đã bắt nhịp với sự thay đổi, góp sức xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc, trong đó có chính sách định canh, định cư (ĐCĐC) cho đồng bào DTTS. Nhờ vậy mà 9 khu ĐCĐC cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh lần lượt được xây dựng. Trải qua năm tháng, đồng bào các dân tộc ở khu ĐCĐC đã “bám rễ sâu” phát triển bền vững trên vùng đất mới .
Việc cắt giảm địa bàn đặc biệt khó khăn là một trong những yêu cầu để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, theo nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho vùng “lõi nghèo”. Tuy nhiên, việc cắt giảm đột ngột nhiều chính sách an sinh xã hội đã tác động trực tiếp tới vùng đồng bào DTTS.
Trong những năm qua, hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến công tác dân tộc được ban hành nhiều, phủ kín các lĩnh vực, nhưng nhiều văn bản chồng chéo do nhiều chủ thể ban hành, chủ yếu là văn bản dưới luật, hiệu lực pháp lý thấp, kết quả thực hiện còn hạn chế… Do đó, trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện luật về lĩnh vực dân tộc nhằm điều chỉnh toàn diện, đầy đủ các chính sách dân tộc, tạo hành lang pháp lý là điều quan trọng, nhằm tiếp tục phát triển vùng DTTS và miền núi.
Tỉnh Lào Cai có 2 dân tộc là Bố Y và Phù Lá thuộc diện được hỗ trợ theo Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 theo Quyết định số 2086 của Thủ tướng Chính phủ. Từ nguồn lực hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện các nội dung, hạng mục của Đề án một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, qua đó, từng bước khôi phục phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của hai dân tộc Bố Y và Phù Lá.
Chiều 5/4, sau khi dự Hội thảo “Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2011 - 2025 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” tại Sóc Trăng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã về Hậu Giang thăm hỏi, tặng quà, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đồng bào dân tộc Khmer tại tỉnh này. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh tham gia cùng Đoàn.
Có thể nói, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi, là mong muốn, tâm huyết của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, nhằm đưa miền núi tiến kịp miền xuôi. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, Tỉnh ủy Khánh Hòa xác định ưu tiên bố trí ngân sách tăng ít nhất 1,5 lần so với giai đoạn 2016 - 2020, để đầu tư thực hiện các chương trình, mục tiêu, giải quyết những tồn tại, khó khăn và tiếp tục thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các DTTS.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa tổ chức buổi tọa đàm về xây dựng chính sách hỗ trợ, đãi ngộ nghệ nhân, câu lạc bộ trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể TP. Hà Nội. Tọa đàm thu hút nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, những người thực hành di sản.
Đến các địa phương miền núi ở Khánh Hòa bây giờ, thay đổi dễ nhận thấy nhất là nhà ở của người dân ngày càng khang trang hơn. Giữa bạt ngàn những vùng cây ăn trái nơi miền non cao, là những căn nhà bề thế, trong đó có không ít nhà của các hộ đồng bào DTTS đã được xây dựng sau những vụ mùa bội thu. Có được điều này là nhờ người dân đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để đạt kết quả cao.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 159/KH-SVHTT về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội đến năm 2025, nhằm mục đích tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Thời gian qua dịch Covid-19 bùng phát, tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế, đời sống của Nhân dân, khiến cho nhiều xã đạt nông thôn mới (NTM) hoặc đang trên đà phấn đấu, nhất là ở các địa bàn vùng DTTS và miền núi đang sụt giảm tiêu chí, trở thành nỗi lo mới của các cấp ủy, chính quyền địa phương và cả bà con đồng bào DTTS.
Ngày 23/8/2014, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Chỉ thị số 40-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh. Sau 7 năm triển khai Chỉ thị, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh thôn bản vùng DTTS đã có những chuyển biến tích cực.
Huyện miền núi Phú Lương (Thái Nguyên) có dân số khoảng 103.490 người, gồm 8 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm trên 50% dân số. Năm 2022, đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện thêm phấn khởi khi nhiều địa bàn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, về đích nông thôn mới; việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong năm mới 2022 có thêm cơ hội mới.
Thanh Hóa là 1 trong 8 tỉnh được Chính phủ chọn để thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2020. Với mục tiêu thoát nghèo nhanh và bền vững, công tác giảm nghèo đã được cả hệ thống chính trị ở tỉnh đặc biệt quan tâm vào cuộc, tạo điều kiện cho các hộ đồng bào DTTS có động lực vươn lên thoát nghèo.
Là một trong những loại nông sản xuất khẩu lớn của Việt Nam và là cây trồng chủ lực của các tỉnh khu vực Tây Nguyên, tuy nhiên, giá trị xuất khẩu mà cà phê mang lại thuộc top thấp nhất so với các nước xuất khẩu cà phê khác trong khu vực và trên thế giới. Vấn đề đặt ra là, cần tích cực thực hiện các giải pháp nâng tầm giá trị cà phê Việt...