Ngày 1/10 vừa qua, Ủy ban Dân tộc (UBDT) cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 -2025 với nhiều nội dung quan trọng. Chương trình được kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa hai cơ quan trong giai đoạn mới.
Ngày 9/4/2021, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Đây là một chính sách thiết thực, kịp thời, khi mà ngành Du lịch của địa phương đang gặp phải rất nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, cho đến nay các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch vẫn chưa được tiếp cận với những thông tin, hướng dẫn để có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi này...
Triển khai thực hiện Nghị quyết 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ, nguồn nhân lực các DTTS đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế, vẫn còn nhiều hạn chế, đội ngũ lao động DTTS chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ cán bộ DTTS chưa theo kịp sự phát triển và yêu cầu thực tiễn…
Luật Lâm nghiệp được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2017 có hiệu lực từ 1/1/2019, với kỳ vọng giúp người DTTS sống dựa vào rừng được hưởng nhiều lợi ích. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, Luật Lâm nghiệp lại đang có một số vấn đề về khái niệm, nội dung “lệch pha” so với Luật Đất đai 2013. Do đó, cần điều chỉnh hài hòa giữa hai luật này.
Vận dụng các nguồn lực để triển khai các dự án giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135, nhờ đó, từ năm 2015 đến nay, theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ, TP. Hạ Long còn 62 hộ nghèo, 139 hộ cận nghèo.
Cuộc sống mới ở khu tái định cư (TĐC) số 1 thuộc xã Cư Elang, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) hình thành, với niềm tin về một tương lai tốt đẹp đang hiện hữu, song vẫn còn nhiều cái khó không phải một sớm một chiều có thể giải quyết được. Tuy nhiên, từ những bài học về những tồn tại vướng mắc đã được nhìn nhận, thấy rõ ở nhiều khu TĐC trên địa bàn cả tỉnh, cả nước..., thì hiện tại cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nơi đây đang tiếp tục nỗ lực tìm giải pháp khắc phục để người dân yên tâm định canh, định cư.
Chương trình 135 và Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới đã tạo ra những con đường bê tông phẳng lỳ trên đỉnh Trường Sơn. Đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở 12 xã vùng biên giới huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế) đã có thể thong dong trên xe từ nhà ra đến trung tâm huyện lỵ, điều này trước đây, đồng bào có nằm mơ cũng không thể thấy được.
Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo; tăng cường vận động đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo đoàn kết, gìn giữ truyền thống văn hóa, tích cực phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội vùng đồng bào có đạo và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện.
Thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) các dân tộc thiểu số (DTTS) rất ít người giai đoạn 2016 - 2025, đồng bào dân tộc La Ha trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) được tạo điều kiện phát triển sản xuất, giữ gìn bản sắc văn hóa; góp phần vào sự phát triển KT-XH tại địa phương.
Bây giờ, người Arem đã được sinh sống trong những ngôi nhà sàn mái đỏ nổi bật bên kỳ quan Sơn Đoòng thay vì phải sinh sống trong rừng sâu, hang đá. Con đường đến trường của các em học sinh cũng được bê tông phẳng lỳ... Tuy nhiên, cần có thêm những chính sách “đòn bẩy”, những khát khao, động lực tự cường từ người Arem, người Bru Vân Kiều để Tân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) vươn lên mạnh mẽ hơn.
Nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ công tác dân tộc, chính sách dân tộc cho đội ngũ cán bộ các bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn các xã khu vực II, III của tỉnh Sơn La, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác dân tộc năm 2021.
Với số lượng người lao động hồi hương đông chưa từng có, trong đó rất đông là đồng bào DTTS, những ngày tháng qua, các địa phương khu vực Tây Nguyên đã và đang nỗ lực triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trước mắt, ổn định cuộc sống. Đặc biệt, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng triển khai các phương án, kế hoạch về việc làm, thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống lâu dài, đối với cả người hồi hương muốn tiếp tục trở lại nơi làm việc, và cả những người ở lại...
Mới đây, Đoàn Giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã có buổi làm việc với Ban Dân tộc tỉnh về giám sát kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất theo Chương trình 135 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7/11/1981 - 7/11/2021), Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước đã đến thăm, chúc mừng Ban Trị sự Phật giáo huyện Bù Gia Mập và Ban Trị sự Phật giáo huyện Bù Đăng.
Những ngày này, trên địa bàn Tây nguyên không ít người vừa hồi hương lại quyết định xuôi về các tỉnh phía Nam làm việc, với hy vọng có việc làm và thu nhập ổn định, tương lai tươi sáng. Những người ở lại cũng đang tìm được niềm vui trên nương rẫy, bởi Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch cà phê và cà phê năm nay được mùa, được giá nên thị trường lao động thu hái cà phê cũng rộng mở đón chào.
Trong số 10 xã có đồng bào Mông sinh sống tại các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn (Thanh Hóa) thì có đến 7 xã, 14 bản giáp biên, số còn lại ở vùng sâu, vùng xa và thuộc diện đặc biệt khó khăn. Vì vậy đời sống của đồng bào dân tộc Mông ở 3 địa phương nêu trên còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 60%, hộ cận nghèo gần 14%.
Từ tháng 7 đến nay, các tỉnh khu vực Tây Nguyên đón nhận hàng vạn người dân làm việc, sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về quê. Trong đó, đồng bào các DTTS chiếm đa số. Trong muôn vàn khó khăn sau khi hồi hương, họ vẫn ấm lòng vì chính quyền, người dân cùng chung tay giúp đỡ. Mặc dù vậy, người lao động hồi hương vẫn có nhiều băn khoăn chuyện tiếp tục trở lại các tỉnh phía Nam làm việc, hay ở lại quê hương. Dù đi hay ở, họ cũng hy vọng về cuộc sống tương lai lâu dài được ổn định, tốt hơn. Hiện nay, các cấp chính quyền, sở ngành các tỉnh Tây Nguyên đang nỗ lực để hỗ trợ người dân tốt nhất.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức chuỗi hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào vùng DTTS năm 2021. Đây là các hoạt động trong Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS giai đoạn 2017 - 2021” trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Ngày 2/11, Sở Nội vụ tỉnh An Giang đã ban hành quy định về việc thực hiện hoạt động tôn giáo tín ngưỡng bảo đảm phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới. Việc thực hiện các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo sẽ tùy vào cấp độ dịch của từng địa phương trên địa bàn tỉnh.
Đoàn công tác do ông Kha Mạnh Sâm, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Sơn La làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác, nắm tình hình việc thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII tại huyện Mộc Châu. Tham gia Đoàn có ông Lường Văn Toán, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La.