Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nỗi niềm “cô nuôi”

Hồng Minh - 14:04, 03/07/2022

Chỉ thực hiện theo hình thức hợp đồng lao động, không bố trí định mức biên chế… đó là cơ chế đặc thù đối với vị trí việc làm nấu ăn trong các cơ sở giáo dục mầm non, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú (gọi tắt là cô nuôi) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Khi soi vào thực tế, chế độ chính sách trên đã bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Cô nuôi tại Trường Mầm non Lục Dạ, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đang phục vụ bữa ăn cho trẻ (Ảnh tư liệu)
Cô nuôi tại trường Mầm non Lục Dạ, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đang phục vụ bữa ăn cho trẻ (Ảnh tư liệu)

Cách trường học khoảng 12 km, đều đặn từ thứ 2 đến thứ 6, chị Nguyễn Thị Lưu, cô nuôi tại trường Mầm non Lục Dạ, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An lại ra khỏi nhà từ 6 giờ sáng và cuối buổi chiều mới về nhà. Tại trường, chị Lưu cùng 2 cô nuôi khác phục vụ 165 cháu ăn bán trú.

“Chỉ phục vụ các cháu 2 bữa, bữa trưa và buổi xế chiều, nhưng từ khi đến trường đến khi về là làm việc liền tay không nghỉ. Sáng sớm đến trường dọn dẹp, chuẩn bị thực phẩm, nấu nướng đến 10h30 phút, là chia thức ăn cho các cháu. Sau đó dọn dẹp để chuẩn bị cho bữa ăn chiều vào 2 giờ rưỡi và rửa dọn, chăm sóc rau trồng phục vụ một phần cho giáo viên, học sinh bán trú”, chị Lưu chia sẻ về công việc của mình.

Chị Lưu cho biết, ở các năm học trước, chế độ hàng tháng được nhà trường hợp đồng chi trả 3 triệu đồng/tháng. Nhưng bước vào năm học 2021 - 2022 này, do thực hiện các quy định mới nên các cô nuôi chỉ được nhận có 1,5 triệu đồng/tháng. Thời gian gần như dành trọn vẹn cho công việc ở trường học, nên không làm thêm gì để tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống gia đình.

Chế độ chính sách với vị trí cô nuôi như hiện nay dễ dẫn tới tình trạng nghỉ làm (Ảnh MH)
Chế độ chính sách với vị trí cô nuôi như hiện nay, dễ dẫn tới tình trạng "cô nuôi" nghỉ làm (Ảnh M.H)

Được biết, trước đây, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, khi chưa có Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, nghĩa là chưa có sự hỗ trợ từ Nhà nước, tối thiểu 2,4 triệu đồng/người/tháng, thì tiền chi trả cho các hợp đồng nấu ăn được huy động 100% từ sự thoả thuận của phụ huynh với mức trả 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng tuỳ theo điểm trường. Và khi có Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, nhà trường chỉ huy động phụ huynh đóng góp thêm phần còn thiếu để đảm bảo mức chi trả cho cô nuôi.

Tuy nhiên, ngày 13/12/2020, HĐND tỉnh Nghệ An ban hành Nghị quyết số 31/2020/NQ-HĐND, không cho phép các trường đã được hưởng theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP được thu tiền từ phụ huynh để thuê khoán người nấu ăn, cho nên trường không có cơ sở để thu thêm từ phụ huynh để trả cho cô nuôi.

Từ chính sách theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP với định mức 5 cô nuôi và mỗi định mức là 2,4 triệu đồng/tháng, mỗi tháng, trường mầm non Lục Dạ được nhà nước hỗ trợ 12 triệu đồng. Số tiền này được chia cho 8 cô nuôi, mỗi cô là 1,5 triệu đồng.

Cũng phản ánh về vấn đề mức hưởng chế độ cô nuôi, cô Nguyễn Thị Hường, trường Mầm non Cao Xá 2, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ chia sẻ, cô đã gắn bó với trường Mầm non Cao Xá 2 gần chục năm, nhưng vẫn chỉ là hợp đồng thời vụ, sau nhiều lần điều chỉnh lương mới lên được 2,5 triệu đồng/tháng, riêng 3 tháng hè cô Hường không được hưởng lương, không được hỗ trợ đóng BHXH.

“Với mức lương như vậy, không đủ để trang trải cuộc sống gia đình, nuôi các con ăn học. Để tăng thêm thu nhập tôi phải nhận may gia công thêm tại nhà vào buổi tối”, cô Hường tâm sự.

Trước đó, thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 3/7/2020 của Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ,về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Nội vụ chỉnh sửa định mức giáo viên/lớp được quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT để bảo đảm phù hợp với việc triển khai đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và điều kiện thực tế của từng vùng, miền.

Vị trí việc làm nấu ăn trong các cơ sở giáo dục mầm non, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú thuộc nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ và được thực hiện theo hình thức hợp đồng lao động, không bố trí định mức biên chế.

Căn cứ vào tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, các cơ sở giáo dục xác định, số lượng lao động hợp đồng đối với từng vị trí, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Từ bất cập về chế độ chính sách đối với cô nuôi ở vùng đặc biệt khó khăn đang diễn ra, rất có thể không ít cô nuôi sẽ nghỉ việc, theo đó, mô hình lớp học bán trú cũng khó có khả năng tồn tại. Thiệt thòi lớn lại rơi vào các em học sinh vùng DTTS, miền núi!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phát triển giáo dục và đào tạo Vùng Tây Nguyên

Phát triển giáo dục và đào tạo Vùng Tây Nguyên

Sáng 24/3, tại Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục Vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Vừa qua, tại tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc, trao hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang. Tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo Báo Dân tộc và Phát triển (UBDT) và lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh Đồng Nai.
Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 20:18, 25/03/2023
Chiều ngày 25/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Media - BDT - 18:30, 25/03/2023
Di sản văn hóa phi vật thể là sự kết tinh của những tập quán, kỹ năng, tri thức dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giống như dòng chảy ngầm kết nối các thế hệ, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được các cộng đồng bảo tồn, gìn giữ mà còn phát huy giá trị và tái sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như nhu cầu của con người trong từng thời kỳ. Trong Chuyên mục tuần này sẽ tìm hiểu về việc giữ mạch nguồn di sản ở nước ta.
Chủ tịch nước dự họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ

Chủ tịch nước dự họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ

Thời sự - PV - 17:58, 25/03/2023
Nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023), sáng 25/3, tại Hà Nội, Ban Liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam tổ chức họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ.
Thủ tướng kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An; thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Thủ tướng kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An; thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Thời sự - PV - 17:56, 25/03/2023
Chiều 25/3, trong chương trình làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng cầu qua cửa biển Thuận An và dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh.
Trà hoa cúc - Công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người

Trà hoa cúc - Công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người

Media - Hoàng Quý - 16:22, 25/03/2023
Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc khô, có thành phần chính từ hoa cúc khô, đây là một thảo mộc quý có rất nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, giảm nhiệt, cảm cúm, hỗ trợ an thần, giúp ngủ ngon, giảm đau đầu mệt mỏi, giảm mỡ máu... Sau đây các bạn hãy cùng tìm hiểu công dụng của trà hoa cúc với sức khỏe của con người nhé.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Di sản văn hóa phi vật thể là sự kết tinh của những tập quán, kỹ năng, tri thức dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giống như dòng chảy ngầm kết nối các thế hệ, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được các cộng đồng bảo tồn, gìn giữ mà còn phát huy giá trị và tái sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như nhu cầu của con người trong từng thời kỳ. Trong Chuyên mục tuần này sẽ tìm hiểu về việc giữ mạch nguồn di sản ở nước ta.
Giờ Trái đất năm 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Giờ Trái đất năm 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Môi trường sống - PV - 15:54, 25/03/2023
Sự kiện tắt đèn trong vòng một giờ hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 diễn ra từ 20h30 đến 21h30, Thứ Bảy, ngày 25/3/2023 với thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen”, nhấn mạnh vào tính cấp bách của hành động.
Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Công tác Dân tộc - Nguyễn Thanh - 14:49, 25/03/2023
Nghệ An có 3 huyện nằm trong danh sách huyện nghèo 30a của cả nước là Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Sau nhiều năm triển khai các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình xây dựng NTM... những bản làng nơi đây hiện ra với vẻ tươi mới, bình yên và no ấm. Những gam màu ấy khác xa so với trí nhớ của nhiều người sau bao năm chưa trở lại vùng đất nghèo bậc nhất cả nước.
Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới

Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới

Thời sự - Lê Vũ - 13:54, 25/03/2023
Đây là chủ đề sự kiện đánh dấu cho sự phát triển của tỉnh Bình Dương trong hơn 25 năm qua, với thành quả đột phá về cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, chính sách thông thoáng, cởi mở, tư duy phát triển không ngừng đổi mới sáng tạo... vừa được UBND tỉnh tổ chức sáng 25/3.
Phát hiện hang động nguyên sơ dài hơn 3,3 km ở Quảng Bình

Phát hiện hang động nguyên sơ dài hơn 3,3 km ở Quảng Bình

Du lịch - Hồng Phúc - 13:33, 25/03/2023
Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh phát hiện hệ thống hang động còn nguyên sơ với tổng chiều dài 3.349 m tại Quảng Bình.
Ngành nghề nào Hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?

Ngành nghề nào Hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?

Nghề nghiệp - Việc làm - P.V - 12:44, 25/03/2023
Lựa chọn ngành nghề nào để có tương lai sau này mà phù hợp với bản thân mình đang là nỗi băn khoăn đối với các em học sinh lớp 12 cũng như phụ huynh. Ông Ngô Minh Tuấn - Người sáng lập Trường huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam Global đã có trao đổi về vấn đề này.