Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xa dần thời “đốt đuốc tìm trò”

Hà Minh Hưng - 12:25, 22/03/2022

Từ khi thực hiện mô hình bán trú, các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) yên tâm đến lớp, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên. Một số học sinh không còn bỏ học giữa chừng.

Học sinh bán trú học nhóm, chia sẻ kiến thức sau giờ học chính khóa.
Học sinh bán trú học nhóm, chia sẻ kiến thức sau giờ học chính khóa.

Tấm lòng những giáo viên cắm bản

Xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có 7 bản, với 750 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông và Dao. Trước đây người dân Nậm Cha sinh sống quây quần hai bên bờ suối Nậm Mạ. Theo chương trình Tái định cư (TĐC) thủy điện Sơn La, giờ suối Nậm Mạ thành lòng hồ mênh mông. Nậm Cha nay giáp vùng hồ sông Đà, ngoài đường bộ, vùng này có bến xuồng tấp nập ngược xuôi thuyền bè. Nhờ có đường thủy nên bà con các bản, các xã trong vùng, thậm chí người thân ở tận Quỳnh Nhai (Sơn La) cũng thường xuyên ghé thăm. Tuy là xã được thụ hưởng một phần từ chương trình TĐC, đời sống người dân có nhiều đổi mới nhưng Nậm Cha vẫn là xã vùng III khó khăn, cách trung tâm huyện biên giới Sìn Hồ hơn 80km.

Thầy Vũ Văn Dương - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS xã Nậm Cha đón chúng tôi tại bến xuồng Pa Há. Chiếc xuồng máy của ngư dân Lý Văn Hạc lắp động cơ máy nổ, gắn chân vịt quay tít, đạp nước đẩy thuyền rẽ sóng chạy êm ru trên mặt hồ xanh biếc. Đoàn chúng tôi say sưa chụp hình check in, Lý Văn Hạc chỉ tay xuống mặt hồ giới thiệu: “Xưa kia làng bản ở hết dưới này, sau TĐC, di dân lên vùng mới, giờ thì thành lòng hồ cả”. Hạc có con trai đang học bán trú tại trường thầy Dương nên là chỗ quen, vốn thạo sông nước, nhiệt tình, hễ nhà trường có công việc chỉ cần gọi là anh có mặt ngay.

 Đường về Nậm Cha nay phần lớn đã bê tông hóa, nên việc vận động học sinh ra lớp với các thầy cô giáo ở đây cũng được thuận lợi hơn.
Đường về Nậm Cha nay phần lớn đã bê tông hóa, nên việc vận động học sinh ra lớp với các thầy cô giáo ở đây cũng được thuận lợi hơn.

Mỗi khi có dịp cùng đồng nghiệp hàn huyên, chưa khi nào thầy Dương quên được thời điểm sau tết, lúc giáp hạt hay mùa làm nương mà các anh vẫn đùa là “mùa vận động”, bởi thời gian này, phần lớn giáo viên về bản vận động học sinh ra lớp. Câu nói của bà con vùng này “cái chữ không làm ra ngô, ra gạo” đã thành câu cửa miệng mỗi khi có thầy, cô đến nhà. Có hôm lên lớp vắng tanh, thế là thầy cô lại liềm hái lên nương cùng bà con, khi nào gặt xong thì mới đón được học sinh ra lớp.

Được biết thầy Dương quê Hưng Yên, thời còn sinh viên khoa ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên có một lần anh theo bạn lên Tây Bắc chơi, ấn tượng chuyến đi là hình ảnh những đứa trẻ miền rừng chỉ mỗi manh áo mỏng giữa tiết trời lạnh giá. Năm 2001, tốt nghiệp sư phạm, anh tình nguyện lên Lai Châu công tác. 20 năm gắn bó với giáo dục vùng cao có biết bao kỷ niệm buồn vui của người giáo viên xa nhà, giờ anh là con em của bản từ lâu rồi.

Mô hình bán trú phát huy hiệu quả

Năm 2013, Nậm Cha bắt đầu thực hiện mô hình trường bán trú, “vạn sự khởi đầu nan” với bộn bề khó khăn, từ phòng ở, bếp ăn và đặc biệt là nếp sống xa nhà chưa quen với các em. Nậm Cha có nhiều bản xa, đi lại khó khăn, có bản cách trường hai chục cây số như Nậm Pẻ, Ngài Chồ, Nậm Chăng… nên chỉ chuyện đến trường về nhà hằng ngày với các em cũng là cả một vấn đề. Trưởng bản Nậm Pẻ - Chang A Quang, người đồng hành với các thầy cô hàng chục năm nay trong sự nghiệp đưa chữ về bản nhớ lại: Ngày đầu thực hiện trường bán trú, tâm lý học sinh về học tập trung còn bỡ ngỡ, nhiều đêm trưởng bản Quang cùng các thầy cô “đốt đuốc tìm trò”, có khi thông đêm, phải khi nào thấy các em mới an tâm.

Ngày cuối tuần thầy Nguyễn Thanh Luận (giữa) lại về bản nói chuyện, trao đổi với gia đình về việc học của con em.
Ngày cuối tuần thầy Nguyễn Thanh Luận (giữa) lại về bản nói chuyện, trao đổi với gia đình về việc học của con em.

Còn với thầy Nguyễn Thanh Luận - Phó Hiệu trưởng, phụ trách công tác bán trú, mỗi khi nhắc chuyện về bản dạy chữ, thì bao kỷ niệm trong anh lại ùa về. Đó là kỷ niệm những ngày mới lên công tác, lớp học ngày ấy là những gầm nhà sàn của bà con người Thái. Rồi cảnh chèo thuyền vượt suối Nậm Cha, Nậm Mạ đón học sinh đi thi, cảnh vượt suối trong mùa lũ đón giáo viên mới… Thầy Luận cho biết: Từ khi triển khai mô hình trường học bán trú, tỷ lệ học sinh chuyên cần đến lớp của nhà trường đạt trên 95%; không còn cảnh giáo viên phải đến nhà vận động học sinh ra lớp như trước. Tỷ lệ học sinh nữ học hết lớp 9 và học lên THPT cũng tăng lên.

Rồi thầy Luận đưa chúng tôi “mục sở thị” mô hình tăng gia của học sinh bán trú phía sau trường, có chuồng nuôi lợn thương phẩm, ao thả cá, và vịt đẻ trứng. Sau giờ lên lớp, thời gian còn lại các tổ, nhóm thay phiên nhau tăng gia. Cũng từ mô hình này, các em được thực hành trang bị những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Nhóm chăn nuôi của em Phàn Thị Nụ, lớp 8A mỗi người một việc, người thái chuối, nấu cám, người trộn thức ăn cho cá, vịt... Từ bãi đất trống um tùm cỏ dại, nay dưới bàn tay các em được cải tạo thành những luống rau xanh tốt, với đủ các loại rau, củ quả theo mùa như: bí đỏ, đậu cô ve, đậu đũa, cải thìa, cải ngọt, cải canh, rau muống… Em Nụ cho biết, ngoài tổ chăn nuôi, trồng trọt, chúng em có tổ chuyên làm giá đỗ vừa cung cấp cho nhà trường, vừa bán ra thị trường gây quỹ lớp.

Năm học 2021 - 2022, Trường PTDTBT THCS xã Nậm Cha có 314 học sinh, trong đó hơn 200 học sinh bán trú. Hiện nay, nhà trường có 10 phòng ở nội trú và 1 nhà ăn, như vậy bình quân gần 20 em/phòng. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhà trường giành 2 lớp học làm phòng ở cho học sinh. Các phòng học được trang bị hệ thống giường tầng, tuy chất chội, nhưng khá ngăn nắp. Em Chang A Mạn, dân tộc Dao, bản Nậm Pẻ, nhà cách trường 20km tâm sự: “Về ở nội trú, em được nhà trường, các thầy, cô chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ cho đến việc học hành. Phòng ở được xây dựng khang trang, sạch sẽ. Bởi vậy, chúng em rất vui khi được sống và học tập ở đây”.

Mô hình chăn nuôi vị của các em học sinh Trường PTDTBT THCS xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ.
Mô hình chăn nuôi vị của các em học sinh Trường PTDTBT THCS xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ.

Phía kế bên nhà ăn bán trú là phòng ở của vợ chồng thầy giáo trẻ Phạm Văn Pháo. Năm 2014, tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Hưng Yên, Pháo tình nguyện lên huyện Sìn Hồ công tác. Mới đầu cũng bỡ ngỡ, nhưng nhìn các anh, chị thế hệ trước xây dựng gia đình, sinh con lập nghiệp Pháo thấy vui. Sau những đêm về bản vận động học sinh, những ngày cùng bà con gặt lúa, kéo vó, quăng chài và rồi anh đã bén duyên với cô sơn nữ người Dao nơi đây. Ngôi nhà hạnh phúc, là căn phòng tập thể dành cho đôi vợ chồng trẻ. Chính căn phòng này là minh chứng biết bao thế hệ, bao cặp đôi đã nên duyên. Tuổi thanh xuân của họ đã dâng hiến cho miền đất này, cho những chuyến đò thầm lặng…

Chiều hồ sông Đà sóng vỗ mênh mang, chia tay thầy cô và các em học sinh Nậm Cha, trong lòng mỗi chúng tôi đều dâng lên niềm cảm phục. Vẫn biết, giáo dục vùng cao còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng bằng tinh thần trách nhiệm nghề giáo, các thầy cô luôn cháy hết mình cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Nếu như ở thành phố, thị xã có biết bao ngôi trường khang trang, hiện đại, đầy đủ phương tiện dạy học thì nơi bản làng xa xôi, vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đặc biệt nhiều thầy cô ngày ngày vẫn thầm lặng  kiên trì bám bản, không chỉ dạy kiến thức mà trang bị cả những  kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy trò nơi rẻo cao biên giới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị ICAPP 12

Chủ tịch Quốc hội kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị ICAPP 12

Chiều 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11).
Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:57, 24/11/2024
Tối 24/11, thông tin từ UBND xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho hay, chiều cùng ngày, một vụ sạt lở đất xảy ra tại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1).
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:58, 24/11/2024
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:55, 24/11/2024
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:46, 24/11/2024
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.
Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:39, 24/11/2024
Ngày 24/11, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở một số điểm trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Nam Trà My và Bắc Trà My khiến cho việc đi lại của người dân gặp khó khăn.
Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:35, 24/11/2024
Sáng 24/11, ông Đỗ Văn Biểu – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Lão cho biết, do mưa lớn từ đêm 23 đến trưa 24/11, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to. Mưa lớn khiến một số tuyến đường bị ngập, sạt lở.
Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:31, 24/11/2024
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai ứng phó mưa, lũ và khắc phục các thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.