Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện tín dụng chính sách tại vùng khó khăn: Điều chỉnh đối tượng để tạo “cú hích” trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Tùng Nguyên - 16:50, 03/08/2022

Tín dụng chính sách theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg là nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở vùng khó khăn. Nhưng do chưa quy định cụ thể đối tượng thụ hưởng, nên chính sách này chỉ mới bảo đảm mục tiêu giảm nghèo, chưa tạo được “cú hích” vươn lên làm giàu ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

 Đại đa số khách hàng tiếp cận vốn chính sách theo QĐ 31 chủ yếu đầu tư sản xuất nông nghiệp. (Ảnh minh họa)
Đại đa số khách hàng tiếp cận vốn chính sách theo QĐ 31 chủ yếu đầu tư sản xuất nông nghiệp. (Ảnh minh họa)

Đối tượng vay vốn rộng

Trong Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (QĐ 31) và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 8/7/2009 về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (QĐ 92), mức vay tối thiểu được quy định là 30 triệu đồng/hộ (từ năm 2016 được nâng lên tối thiểu 50 triệu đồng/hộ theo Quyết định số 306/QĐ-TTg và Quyết định số 307/QĐ-TTg ngày 26/2/2016), tối đa không quá 100 triệu đồng/hộ. Đây là hạn mức vay thuộc diện khá cao trong 18 chương trình tín dụng chính sách mà Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang triển khai ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tín dụng chính sách theo QĐ 31 và QĐ 92, là một trong các chương trình tín dụng chính sách do NHCSXH quản lý được nhiều khách hàng tiếp cận. Vì vậy, đây là chương trình tín dụng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của NHCSXH.

Đối tượng thụ hưởng QĐ 31 và QĐ 92 rất rộng, bao gồm các hộ gia đình theo quy định của Bộ luật Dân sự (bao gồm cả hộ gia đình làm kinh tế trang trại) không thuộc diện hộ nghèo thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm. (Ảnh minh họa)
Đối tượng thụ hưởng QĐ 31 và QĐ 92 rất rộng, bao gồm các hộ gia đình theo quy định của Bộ luật Dân sự (bao gồm cả hộ gia đình làm kinh tế trang trại) không thuộc diện hộ nghèo thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm. (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo của NHCSXH Việt Nam, tính đến 31/12/2021, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách của toàn hệ thống đạt 247.970 tỷ đồng. Trong khi đó, theo văn bản số 6166/BTC-TCNH ngày 21/6/2022, Bộ Tài chính thống kê, tính đến 31/12/2021, tổng doanh số cho vay theo QĐ 31 đạt trên 84 nghìn tỷ đồng; tổng dư nợ trên 27,5 nghìn tỷ đồng. Còn với QĐ 92, tính đến 31/12/2021, tổng doanh số cho vay đạt 1,6 nghìn tỷ đồng, dư nợ chương trình trên 180 tỷ đồng.

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều hộ/cá nhân tiếp cận được nguồn tín dụng ưu đãi theo QĐ 31 và QĐ 92, là do đối tượng thụ hưởng chính sách này rất rộng. Với QĐ 92, đối tượng thụ hưởng được quy định là “thương nhân hoạt động thương mại thường xuyên ở vùng khó khăn”.

Còn với QĐ 31, đối tượng thụ hưởng là các hộ gia đình theo quy định của Bộ luật Dân sự (bao gồm cả hộ gia đình làm kinh tế trang trại), không thuộc diện hộ nghèo thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Điều này đồng nghĩa, các hộ gia đình ở vùng khó khăn (hộ cận nghèo, hộ vừa thoát nghèo, thậm chí hộ khá giả) đều có thể tiếp cận được chính sách, miễn không phải là hộ nghèo. Đây chính là điểm khác biệt của tín dụng chính sách theo QĐ 31 và QĐ 92 so với các chương trình tín dụng chính sách mà NHCSXH đang triển khai.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, tín dụng chính sách theo QĐ 31 và QĐ 92 đã giúp trên 3 triệu lượt hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, thương nhân vùng khó khăn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Về hiệu quả của chính sách, Bộ Tài chính đánh giá một cách thận trọng là, vốn cho vay ưu đãi đã khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế của vùng, góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao đời sống của Nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trên cả nước.

Bộ Tài chính đề xuất, đối tượng thụ hưởng QĐ 31 và QĐ 92 phải là những hộ không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và chưa được vay vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH. (Ảnh minh họa)
Bộ Tài chính đề xuất, đối tượng thụ hưởng QĐ 31 và QĐ 92 phải là những hộ không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và chưa được vay vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH. (Ảnh minh họa)

“Gom” đối tượng để tránh trùng lắp

Theo Điều 1 - QĐ 31 và Điều 1 - QĐ 92, tín dụng chính sách được quy định tại 02 Quyết định này, là nhằm “thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở vùng khó khăn”. Như vậy, đại đa số khách hành tiếp cận đươc vốn chính sách này chủ yếu đầu tư sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, với mức vay chỉ từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, thì cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất để thoát nghèo, chưa tạo được “cú hích” thực sự để khách hàng vay vốn vươn lên làm giàu.

Đơn cử như gia đình ông ông Đinh Lương, dân tộc H’rê, ở thôn Cà Xen, xã Long Môn (Minh Long, Quảng Ngãi) có 2ha đất. Năm 2019, ông vay 50 triệu đồng theo QĐ 31 để trồng keo và mua trâu về nuôi. Đến năm 2021, gia đình ông trả được 10 triệu đồng tiền gốc đã vay.

Đó là gia đình ông Đinh Lương còn có 2ha đất để sản xuất, lại chăm chỉ làm ăn. Trong khi hiện vẫn chưa có một thống kê cụ thể nào về hiệu quả trực tiếp của tín dụng chính sách theo QĐ 31 và QĐ 92, trong việc thực hiện mục tiêu “cho vay phát triển thương mại ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc góp phần thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng trong cả nước” được quy định tại Điều 1 của 02 Quyết định này.

Theo báo cáo của NHCSXH, tính đến 31/12/2021, toàn hệ thống có gần 6,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Dư nợ tập trung vào một số chương trình tín dụng: Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt 44.398 tỷ đồng; hộ mới thoát nghèo đạt 43.612 tỷ đồng; hộ cận nghèo đạt 36.062 tỷ đồng; hộ nghèo đạt 27.479 tỷ đồng; giải quyết việc làm đạt 39.946 tỷ đồng; hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn đạt 27.550 tỷ đồng; học sinh, sinh viên đạt 10.243 tỷ đồng;...

Trong văn bản số 6166/BTC-TCNH ngày 21/6/2021 của Bộ Tài chính có một số liệu rất đáng chú ý. Theo đó, Bộ Tài chính thống kê, tính đến 31/12/2021, tỷ lệ nợ quá hạn của gói cho vay theo QĐ 31 là 0,21%; còn theo QĐ 92 là 1,08%.

Như vậy, nợ quá hạn của tín dụng chính sách theo QĐ 31 và QĐ 92, cao hơn bình quân chung của toàn hệ thống NHCSXH. Theo báo cáo của NHCSXH, tính đến 31/12/2021, nợ quá hạn toàn hệ thống chiếm khoảng 0,2% tổng dư nợ.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, chiếu theo quy định về đối tượng thụ hưởng QĐ 31 và QĐ 92 thì đang có sự trùng lắp với nhiều chương trình tín dụng khác do NHCSXH quản lý. Bởi hiện vùng khó khăn cũng đang có các chương trình tín dụng cho hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vay ưu đãi, như chương trình tín dụng cho hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, chương trình cho vay giải quyết việc làm.

Cũng vì thế mà ở vùng khó khăn có tình trạng, một hộ gia đình nhưng được tiếp cận hai, thậm chí ba chương trình tín dụng chính sách. Đây là nguy cơ đối với công tác bảo đảm an toàn nguồn vốn cho hệ thống NHCSXH, đồng thời cũng gây khó khăn cho công tác quản lý, giám sát hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi.

Để hạn chế bất cập này, trong dự thảo sửa đổi QĐ 31 và QĐ 92, Bộ Tài chính cho rằng, cần quy định cụ thể đối tượng thụ hưởng. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất, thời gian tới, đối tượng thụ hưởng QĐ 31 và QĐ 92 phải là những hộ không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và chưa được vay vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH. Việc “gom” đối tượng thụ hưởng chính sách theo hướng này là để hộ sản xuất kinh doanh, thương nhân hoạt động thương mại ở vùng khó khăn có bước đột phá trong phát triển kinh tế.

Cùng với đề xuất xác định cụ thể đối tượng thụ hưởng, Bộ Tài chính cũng cho rằng, QĐ 31 và QĐ 92 cần nâng hạn mức vay, trong đó nâng mức vay cho thương nhận hoạt động thương mại lên 1 tỷ đồng/trường hợp để tạo “cú hích” thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn. 

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV năm 2024. 246 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 70 vạn đồng bào các DTTS của tỉnh về dự Đại hội.
Tin nổi bật trang chủ
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 8 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 10 phút trước
Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV năm 2024. 246 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 70 vạn đồng bào các DTTS của tỉnh về dự Đại hội.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Công nhận Bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các Bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.